Bộ trưởng Y tế lý giải vì sao nhiều mức giá xét nghiệm
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, giá xét nghiệm vẫn có nhiều mức khác nhau là do áp dụng thanh toán chi phí xét nghiệm theo phương thức thực chi, gồm chi phí lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm, nhân công…
Báo cáo giải trình gửi đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, để đảm bảo nguồn cung trang thiết bị y tế và quản lý giá trang thiết bị, giá xét nghiệm đơn vị này đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cơ bản.
Với các giải pháp đưa ra, đến nay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về trang thiết bị y tế và sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch. Số lượng test xét nghiệm được cấp phép từ 41 test (8 test sản xuất trong nước, 33 test nhập khẩu) vào tháng 6/2021 lên đến 131 test (14 test sản xuất trong nước, 117 test nhập khẩu) tháng 10/2021.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Video đang HOT
Đối với test kháng nguyên SARS-CoV-2, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, số lượng cấp tăng nhanh từ 8 test (một test sản xuất trong nước, 7 test nhập khẩu) tháng 6/2021 lên 60 test (3 test sản xuất trong nước, 57 test nhập khẩu) tháng 10/2021.
Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện tại, trên Cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế đã có trên 1.600 doanh nghiệp thực hiện công khai giá bán (giá niêm yết theo quy định của Luật Giá).
“Cùng với sự gia tăng của các loại sinh phẩm xét nghiệm trên thị trường Việt Nam, giá test trung bình do các công ty công bố cũng đã giảm nhiều. Tuy nhiên, giá xét nghiệm vẫn còn nhiều mức”, báo cáo của Bộ Y tế nêu.
Theo Bộ Y tế, giá xét nghiệm ở cơ sở y tế công lập có mức khác nhau là do áp dụng thanh toán chi phí xét nghiệm theo phương thức thực chi. Theo đó, giá xét nghiệm gồm chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm, vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công cộng chi phí test xét nghiệm từ 1/7/2021.
“Trong đó, chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm, vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công sẽ được thanh toán theo cùng một mức; giá chi phí xét nghiệm được thanh toán theo kết quả đấu thầu mua sinh phẩm”, báo cáo của Bộ Y tế nêu.
Đối với cơ sở y tế tư nhân, Bộ Y tế cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ sở được quyết định giá dịch vụ xét nghiệm nhưng phải kê khai, công khai giá.
Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Y tế cho biết, trên cơ sở quy định của pháp luật về giá sẽ bổ sung các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế. Cụ thể, đưa trang thiết bị y tế vào mặt hàng phải kê khai giá; Quy định cụ thể nội dung kê khai giá gồm giá vốn nhập khẩu hoặc giá vốn sản xuất, chi phí quản lý…
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng nêu giải pháp cho phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (không chỉ Bộ Y tế) được quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình về các yếu tố cấu thành giá khi cần thiết; Bổ sung quy định về bình ổn giá trang thiết bị y tế.
Tăng cường quản lý mua vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch
Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan tiếp tục chủ động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine phòng chống dịch, tránh lãng phí, tiêu cực.
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đà Nẵng) tiếp nhận trang thiết bị điều trị COVID-19. (Ảnh: TTXVN phát)
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 7668/CĐ-VPCP ngày 20/10/2021 gửi các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế , nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Công điện nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định về mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine... phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực.
Đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước.
Để tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định, góp phần kiểm soát tốt, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng, vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chủ động, tích cực huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể để kịp thời mua sắm vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm , vaccine, thuốc điều trị... phục vụ kịp thời, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch COVID-19 có thể xảy ra trên địa bàn.
Việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine... phòng, chống dịch COVID-19 phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 08/10/2021 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Chín trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021; Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"; Thông báo số 241/TB-VPCP ngày 12/9/2021; Công điện số 7036/CĐ-VPCP ngày 30/9/2021; Công điện số 6741 /CĐ-VPCP ngày 22/9/2021... và các quy định pháp luật liên quan, quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Bộ Y tế: Sẽ đề nghị đưa kit test vào mặt hàng bình ổn giá Bộ Y tế khẳng định chưa mua kit test nhanh. Các địa phương hiện chủ yếu sử dụng kit test do các đơn vị tài trợ, kể cả Bộ Y tế. Trước các ý kiến phản ánh về giá kit xét nghiệm COVID-19 (kit test) ở mức cao, bất thường, từ khuya 28-9 và trong sáng 29-9, Bộ Y tế đã ra liên...