Bộ trưởng Y tế Italy cảnh báo cần sớm áp đặt hạn chế chống dịch mới
Bộ trưởng Speranza nhấn mạnh cần nhanh chóng thông qua những hạn chế mới sau khi Italy ghi nhận gần 32.000 ca mới mắc COVID-19 trong ngày 31/10, con số trong ngày cao kỷ lục kể từ đầu dịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 1/11, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza cảnh báo số liệu mới về tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là “kinh khủng” và quốc gia châu Âu này chỉ có 48 giờ đồng hồ để thông qua những hạn chế mới ngăn chặn dịch bệnh lây lan đáng ngại hơn.
Trong ngày 31/10, Italy ghi nhận gần 32.000 ca mới mắc COVID-19, con số trong ngày cao kỷ lục kể từ đầu dịch trong khi số ca tử vong mới là gần 300 ca. Tổng số ca tử vong tại Italy vì COVID-19 hiện là 38.618 ca.
Trước diễn biến này, Bộ trưởng Speranza nhấn mạnh cần nhanh chóng thông qua những hạn chế mới khi đường cong dịch bệnh vẫn rất cao.
Video đang HOT
Theo ông, một lệnh phong tỏa mới, dù không mở rộng như lệnh phong tỏa áp đặt hồi tháng Ba, dường như là lựa chọn duy nhất để kiềm chế số ca nhiễm mới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến các trường học hay cải thiện điều kiện dịch tễ trên giao thông công cộng.
Tuần trước, ngày 24/10, Thủ tướng Italy Giuseppe đã công bố sắc lệnh về các biện pháp hạn chế mới trên toàn quốc bất chấp sự phản đối của một số người đứng đầu các địa phương cũng như một số cuộc biểu tình đường phố.
Các rạp chiếu phim, nhà hát, phòng tập thể dục thể hình và bể bơi đều bị đóng cửa. Nhà hàng, quán bar phải ngừng phục vụ khách vào lúc 18 giờ. Hiện đã có bảy vùng trên tổng số 20 vùng của Italy áp đặt các lệnh giới nghiêm về ban đêm.
Thủ tướng Conte luôn khẳng định ông muốn tránh viễn cảnh tái áp đặt phong tỏa toàn quốc mà sẽ làm tổn thương hơn nữa nền kinh tế vốn đã chịu nhiều áp lực, tuy nhiên có thể thấy những hạn chế mới trên cho đến giờ không phát huy hiệu quả./
Thăm dò: Phần lớn người dân châu Âu muốn Joe Biden làm Tổng thống Mỹ
Người châu Âu phần lớn ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump chỉ dừng ở mức 1 con số ở 4/5 quốc gia.
Tỷ lệ ủng hộ ông Biden ở châu Âu cao hơn hẳn Tổng thống Donald Trump (Ảnh: CNBC)
Phần đông trong tổng số 11.000 người dân ở 5 quốc gia châu Âu - Đức, Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Anh - nói rằng họ đang theo dõi sát sao bầu cử Tổng thống Mỹ, và rất ủng hộ ông Biden vào Nhà Trắng.
Kết quả thăm dò của hãng BVA chỉ ra rằng người Đức là quan tâm nhất tới kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ, với 85% người tham gia nói rằng họ rất mong chờ kết quả kỳ bầu cử ngày 3/11 tới, trong khi ở 4 nước còn lại con số này là 70%. Chỉ có 8% người Đức nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông Trump nếu có cơ hội.
Cuộc thăm dò của BVA có sự tham gia của hơn 11.000 người trên khắp châu Âu cho thấy ông Biden nhận được sự ủng hộ nhiều nhất ở Đức, với 2/3 tổng số người Đức tham gia nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông nếu có cơ hội. 27% khác nói rằng họ chưa quyết định, hoặc không bỏ phiếu cho cả hai ứng viên.
Mặc dù tỷ lệ người dân châu Âu theo dõi bầu cử Mỹ tăng mạnh, nhưng tỷ lệ phản đối nước mỹ cũng tăng ở lục địa này; theo thăm dò của BVA. Chỉ có 22% người Đức nói họ có quan điểm tích cực về nước mỹ. Người Italy có quan điểm tích cực nhiều nhất về nước Mỹ, với 38% nói rằng họ có quan điểm tốt về Mỹ.
Tổng thống Donald Trump nhận được nhiều sự ủng hộ nhất ở Italy - nhưng cũng chỉ có 15% người dân nước này nói họ sẽ bỏ phiếu cho ông nếu có cơ hội. Và trong số những người Italy tham gia thăm dò, 42% nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông Biden, một ỷ lệ cao gần gấp 3 lần ông Trump.
Người dân châu Âu vẫn giữ quan điểm tiêu cực đối với Tổng thống Trump kể từ khi ông vào Nhà Trắng hồi tháng 1/2017. Một bản thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện đầu năm 2016 cho thấy, ứng viên Donald Trump lúc bấy giờ chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ 1 con số ở 9 trên 16 quốc gia được khảo sát. Để so sánh, Tổng thống Barack Obama trước đây nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ ở châu Âu - 77% người dân châu Âu nói họ ủng hộ ông Obama trong năm cuối nhiệm kỳ của ông.
Năm 2016, chỉ 9% người dân châu Âu ở 10 quốc gia nói họ đặt niềm tin vào ông Trump khi làm Tổng thống mỹ, trong khi 85% nói rằng họ "không có lòng tin" với ông. Năm 2019, bản thăm dò của YouGov/Huffington Post cho thấy 17% người dân Pháp có quan điểm tích cực về ông Trump.
Việc ông Trump quyết định rút khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bị người dân ở 5 quốc gia châu Âu xem là tiêu cực nhất. Quyết định này chỉ nhận được sự ủng hộ ở mức 2 con số ở Tây Ban Nha (11%), trong khi tỷ lệ này ở các nước Italy, Đức, Pháp và Anh dao động ở mức 3 - 5%.
EU đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung vaccine phòng COVID-19 Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn cung vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 2 đang lây lan mạnh tại nhiều nước ở châu lục này. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và gây tổn hại lớn về kinh tế toàn khu vực...