Bộ trưởng Y tế: “Hãy chụp ảnh bác sỹ nhận phong bì gửi tôi”
“Tôi không phải là người phát động phong trào nói không với phong bì nhưng tôi ủng hộ, dù việc này nói lên thực trạng đau lòng trong ngành y. Nếu phát hiện bác sĩ nào nhận phong bì hãy chụp ảnh đưa cho chúng tôi xử lý” – Bộ trưởng Y tế cam kết.
Tiếp tục phần chất vấn dang dở từ chiều qua, hôm nay, Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tập trung trả lời các câu hỏi về vấn đề y đức, tai biến sản khoa diễn biến phức tạp thời gian qua…
Phong bì “bôi trơn” có ở mọi ngành nghề
Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) lập luận, khi trình bày ba nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp yếu kém của cán bộ y tế, Bộ trưởng Y tế lý giải chủ yếu do yếu tố khách quan, do xã hội mà không đề cập thực trạng yếu kém trong công tác đào tạo đạo đức với một nghề mang tính đặc thù như ngành y.
“Đối với y, bác sỹ, làm việc vì sinh mạng của con người, dù làm ngày hay đêm cũng phải trách nhiệm, dốc hết sức mình” – đại biểu nhấm mạnh yêu cầu đào tạo đặc thù để nâng cao y đức với đội ngũ cán bộ y tế.
Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng Y tế cho biết giải pháp thế nào để giải quyết tình trạng, để người dân yên tâm điều trị mỗi khi vào viện.
Đại biểu Trương Minh Hoàng: “Bộ trưởng mới chỉ nhìn nhận nguyên nhân y đức kém do khách quan”.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến xác nhận, y đức đòi hỏi cao hơn đạo đức nghề nghiệp của nhiều ngành khác vì liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Vấn đề y đức được nhiều đại biểu, cử tri quan tâm, bà Tiến khẳng định, ngành y tế cũng rất quan tâm và đang tìm giải pháp.
Video đang HOT
Bộ trưởng Y tế cũng thừa nhận thực tế, thái độ tiếp xúc với người bệnh không thân thiện, thậm chí có lúc cáu gắt quát mắng bệnh nhân và người nhà. Bà Tiến biện minh, đây là thói quen từ thời kỳ bao cấp.
Biểu hiện sa sút y đức thứ hai, theo bà Tiến là “thói quen” nhận phong bì. Nữ bộ trưởng cho rằng, vấn đề nhận phong bì để bôi trơn có ở ở mọi ngành nghề, trở thành thói quen của cả xã hội. “Tôi có tiếp xúc cử tri, nhận phản ánh, nếu không đưa phong bì thì bác sỹ không nhiệt tình. Tôi cũng nhận thấy các trường hợp xếp hàng khám bệnh, khi người nhà bệnh nhân đưa phong bì 50.000 đồng thì được khám trước” – bà Tiến kể.
Biểu hiện vi phạm y đức thứ 3 là việc thầy thuốc nhận tiền của các hãng dược. Yếu kém chuyên môn của cán bộ y tế, theo bà Tiến cũng là một vấn đề.
Nữ Bộ trưởng nhấn mạnh nguyên nhân trực tiếp là văn hóa và nhân cách: “Bệnh nhân đau đớn như vậy mà nhận tiền trước khi điều trị là có vấn đề”. Người đứng đầu ngành y tế lưu ý phân biệt việc sau khi chữa bệnh xong, bệnh nhân khỏi bệnh người nhà đến đưa phong bì cảm ơn. Bà Tiến nhận xét đây là việc bình thường vì công sức lao động bác sỹ làm việc căng thẳng, thâu đêm suốt sáng để cứu chữa bệnh nhân, là việc làm cần trân trọng.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) dẫn lời một bác sỹ Trưởng khoa của một bệnh viện lớn ở Hà Nội chia sẻ, bản thân ông là người trong ngành cũng bức xúc khi nhìn cảnh bệnh nhân ăn cơm từ thiện của nhà chùa còn tiền thì để đưa cho bác sỹ. Đại biểu khẳng định đó là thực trạng đau lòng.
“Bộ trưởng cứ hô hào chống tiêu cực, nói không với phong bì nhưng hết khóa Bộ trưởng này đến khóa Bộ trưởng khác chúng tôi thấy tình trạng này không giảm” – ông Cương bức xúc.
“Tôi không phải là người phát động phong trào nói không với phong bì. Thời điểm đó tôi đang đi công tác nước ngoài, về thì thấy công đoàn ngành y tế Việt Nam phát động. Chúng tôi ủng hộ ngay dù việc này nói lên thực trạng đau lòng nhưng cần phải nói để cho người dân được biết” – bà Tiến bộc bạch.
Tuy nhiên, bà Tiến cũng xác nhận, lương quá thấp cũng là một nguyên nhân của vấn nạn nhận phong bì. Nữ Bộ trưởng kể, bệnh viên Bạch Mai và Việt Pháp chỉ cách nhau một bức tường nhưng là 2 môi trường khác biệt, dẫn đến những biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Trong khi cán bộ y tế, bác sỹ bệnh viện Việt Pháp không nhận phong bì, không cần nhận phong bì vẫn sống tốt. Còn bệnh viện Bạch Mai lại phải phát động phong trào không nhận phong bì.
Giải pháp lâu dài giải quyết vấn đề phong bì “mua đứt” y đức, Bộ trưởng Y tế cho rằng cần sự ủng hộ của cử tri của cả nước. Nữ Bộ trưởng kêu gọi người dân, cử tri nói chung dứt khoát không đưa phong bì.
“Nếu phát hiện bác sĩ nào nhận phong bì hãy chụp ảnh, ghi lại tên tuổi đưa cho chúng tôi xử lý. Y đức là vấn đề văn hóa, là danh dự của ngành y, của hình cảnh người thầy thuốc đồng thời là trách nhiệm với người dân. Năm 2013 chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ hơn nữa vấn đề y đức” – bà Tiến đưa thông điệp mạnh mẽ.
Tai biến sản khoa chỉ đứng thứ 4 ở Đông Nam Á
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: “Nhiều sản phụ tử vong là một sự thực đau lòng trong thời gian qua”.
Ngoài việc đề cập hiện tượng cán bộ y, bác sỹ có tinh thần thái độ phục vụ chưa tốt, trách nhiệm với người bệnh chưa cao, đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ) cũng bày tỏ băn khoăn về những người trong ngành trình độ chuyên môn còn hạn chế dẫn đến những sai sót không đáng có.
Ông Thủy dẫn chứng vụ bệnh nhân bị thận móng ngựa nhưng khi tiến hành phẫu thuật các bác sỹ nhầm, cắt hết 2 quả thận của bệnh nhân. Gần đây nhất, ở Khánh Hòa, một cháu bé mới 21 tháng tuổi vào viện để mổ thoát vị bẹn nhưng bác sĩ lại cắt nhầm bàng quang, rồi tình trạng xét nghiệm sai, siêu âm nhầm…
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận sự thật đau lòng là thời gian qua có nhiều trường hợp sản phụ tử vong. Trước diễn biến này, ngành y tế đã họp rất nhiều và nhận thấy, nguyên nhân số ca tai biến sản khoa nhiều hơn những năm trước là do số lượng sinh năm nay nhiều hơn các năm 15% dẫn đến quá tải nhiều cơ sở y tế. Trong khi đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số tuyến còn yếu kém.
Thống kê đến thời điểm này, những vụ tai nạn trực tiếp do vỡ tử cung, bà Tiến thừa nhận, có phần sai sót chuyên môn của cán bộ y tế. Năng lực cán bộ hạn chế dẫn đến nhiều sai sót. Bộ trưởng khẳng định, những sai sót dù do lý do khách quan hay chủ quan, cơ quan chức năng đều chỉ đạo các Sở Y tế xử lý từng vụ việc cụ thể. Có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân gây tử vong nhưng gia đình sản phụ không chấp nhận giám định pháp y, Bộ vẫn lập hội đồng để xử lý.
Tuy nhiên, bà Tiến cũng “vớt vát”, tỷ lệ tai biến sản khoa ở Việt Nam chỉ đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, dù vẫn cao hơn nhiều ở khu vực khác.
Để khắc phục vấn đề này, theo bà Tiến phải tăng cường bác sỹ sản khoa. Thông tin đáng mừng là từ năm 2013, số bác sỹ sản ra trường sẽ tăng gấp đôi. Ngoài ra, bà Tiến cũng trình bày kế hoạch tách khoa sản nhi, tăng cường các trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị.
Bà Tiến cũng tranh thủ diễn đàn, đề xuất Bộ GD-ĐT duyệt chương trình đào tạo bác sỹ Nhi khoa thành chuyên ngành riêng, không chỉ quy về ngành học đa khoa.
Vấn đề phòng khám đông y Trung Quốc, Bộ trưởng Y tế quả quyết quy định của ngành, của các bộ liên quan như Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH về chứng chỉ, điều kiện hành nghề, cấp phép chặt chẽ. Tuy nhiên, các phòng khám vì lợi nhuận nên làm không đúng pháp luật nhưng lượng thanh tra ngành y tế hiện quá mỏng, mức xử phạt không tương xứng nên hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao.
Điểm “mắc” khác là thỏa thuận công nhận bằng cấp tương đương giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Trung Quốc, chỉ cần học 4 năm, dù ở chuyên ngành nào nhưng có thêm 1 năm thực hành ở bệnh viện thì được công nhận là bác sỹ y học cổ truyền. Rất khó kiểm soát chất lượng trong trường hợp này.
Theo Dantri
Lau kính nhà cao tầng - không phải nghề độc hại?
Công việc vất vả, nguy hiểm, độc hại nhưng những người thợ "leo", nhất là ở khu vực ngoài Nhà nước, vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Công nhân đang làm vệ sinh tại các tòa nhà cao tầng. Ảnh: THANH NGA
Tuổi thọ của nghề thấp
"Lau kính, sơn phết tòa nhà cao tầng là những công việc nguy hiểm, độc hại nhưng hiện nay chưa có chính sách nào dành cho họ, phần lớn vẫn tùy thuộc vào lòng tốt của chủ doanh nghiệp (DN). Thậm chí, các công việc này còn chưa được xếp vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại". Nhiều năm giám sát và huấn luyện thợ lau kính tòa nhà, anh Nguyễn Viết Toàn, Công ty TNHH TM&DV Bắc Trung Nam, cho biết.
Anh Toàn cho hay ngành vệ sinh công nghiệp nói chung và lau kính tòa nhà nói riêng chỉ thịnh hành 10 năm trở lại đây do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều cao ốc mọc lên. Tại TPHCM, hiện có khoảng 500 DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực này, chưa kể các nhóm thợ làm việc riêng lẻ.
Đối với thợ lau kính tòa nhà ở Công ty Bắc Trung Nam, để có thể ra nghề, họ phải trải qua thời gian huấn luyện 3 tháng và phải vượt qua vòng kiểm định. Quá trình tuyển chọn gắt gao do công việc nguy hiểm và môi trường làm việc trên cao nên sau huấn luyện, chỉ 40% lao động mới có thể tiếp tục.
Tuy nhiên, đến nay, công tác huấn luyện vẫn chỉ do công ty tự xoay xở chứ chưa có một tiêu chuẩn chung nào cho công việc này và cũng chưa có chính sách nào bảo vệ và chăm lo cho thợ "leo", phần lớn là do DN chăm lo để giữ người.
Anh Toàn cho biết: "Tôi nghĩ rằng công việc lau kính và sơn phết tòa nhà nên được đưa vào danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại để ràng buộc trách nhiệm đối với chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, tôi mong muốn Nhà nước sẽ quan tâm hơn đến nhu cầu thực tế này của xã hội để có chính sách hỗ trợ cho người lao động".
Anh Phan Văn Thìn, công nhân (CN) Công ty Bắc Trung Nam, cho rằng do tính chất công việc nguy hiểm, nặng nhọc nên tuổi thọ của nghề rất thấp, nguy cơ mất việc khi sức khỏe không bảo đảm là rất cao. "Các công ty đều rao tuyển thợ lau kính từ 18-45 tuổi nhưng thực tế, lao động chỉ trụ được đến độ tuổi ngoài 30. Ở công ty tôi cũng vậy, thợ lớn tuổi nhất hiện nay chỉ tầm 30 tuổi" - anh Thìn cho biết.
Cải thiện môi trường làm việc
Không như lau kính tại các cao ốc, công việc chặt cây, mé cành và trong lĩnh vực viễn thông đã được quy định ở danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài mức phụ cấp độc hại, CNVC-LĐ làm nghề, công việc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐTBXH ban hành được bồi dưỡng bằng hiện vật (sữa, suất ăn) ở 4 mức (từ 10.000 đến 25.000 đồng).
"Dù được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động nhưng do quá trình thao tác, vẫn có thể có những rủi ro như bị điện giật. Mặt khác, làm việc tại trạm thu phát sóng nên việc bị ảnh hưởng lâu dài bởi sóng điện từ cũng làm tôi thấy lo lắng. Vì vậy, tôi rất mong có cách nào đó giảm thiểu nguy cơ cho những người làm việc trong lĩnh vực viễn thông" - anh Trần Thiên Vũ, nguyên là CN Công ty Viễn Thông Đông Dương - TPHCM, đề đạt.
Ông Lê Xuân Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Lưới điện Cao thế TPHCM, cũng bày tỏ mong muốn điều kiện làm việc của CN ngành điện sẽ được xem xét cải thiện. Các cơ quan chức năng nên xem lại thời gian cắt điện để sửa chữa, nên hạn chế cắt điện ban đêm.
Như vậy, CN sẽ không phải làm đêm vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa nguy hiểm vì làm việc trong điều kiện thiếu sáng. "Để làm được việc này, mọi người phải tiết kiệm điện để lưới điện không bị sự cố do quá tải. Nếu không có tình trạng quá tải điện thì CN điện sẽ đỡ vất vả hơn" - ông Hồng mong mỏi.
laodong
6 tháng đầu năm cả nước có 256 vụ tai nạn chết người Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2012. Theo đó, số vụ tai nan lao động chết người là 256 vụ. Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 6 tháng đầu năm 2012 trên toàn quốc đã xảy ra 3060 vụ tai...