Bộ trưởng Y tế: Giá thuốc VN thấp hơn nhiều nước
“ Giá thuốc của chúng ta thấp hơn của Trung Quốc từ 1,5-2 lần; thấp hơn của Thái Lan từ 2,5-3 lần”.
Đó là thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” phát sóng trên VTV, tối ngày 22/6.
Giá thuốc Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan
Một người dân cho biết: Tôi có con nhỏ nên thường phải đi mua thuốc khi cháu bị bệnh, nhưng tôi thấy giá thuốc Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Bộ trưởng có thể cho biết nhận định trên có đúng không? Thêm nữa, tôi thấy giá thuốc thời gian qua vẫn tăng nhiều, xin Bộ trưởng cho biết tình hình giá thuốc, thị trường dược phẩm trong thời gian qua?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Những khảo sát của đoàn liên ngành (gồm: Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội) khảo sát 36 mặt hàng thuốc thường dùng, thấy rằng giá thuốc của chúng ta thấp hơn của Trung Quốc từ 1,5-2 lần; thấp hơn của Thái Lan từ 2,5-3 lần.
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cùng với các Hiệp hội doanh nghiệp khảo sát theo phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới khoảng 3.000 mặt hàng, thấy những năm gần đây, tỷ lệ thuốc nội tăng giá rất thấp, còn thuốc biệt dược bên ngoài thì mức tăng trung bình. Đối với thuốc bảo hiểm y tế, chúng tôi đã thực hiện theo phương thức đấu thầu rất chặt chẽ để giảm tối đa giá thuốc.
Với thuốc bán ở ngoài các quầy thuốc tự do theo quy luật thị trường, tuy nhiên, liên bộ (gồm: Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Công Thương) đã phối hợp và xây dựng khung giá thuốc tối đa và tối thiểu.
Các nhà thuốc đó phải niêm yết công khai giá bán, nơi nào bán quá khung giá sẽ bị xử lý. Thuốc bán trong các nhà thuốc bệnh viện không phải nguồn thuốc bảo hiểm y tế thì chỉ được mức lợi nhuận tối đa từ 5-15%.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến
Video đang HOT
Thời gian qua liên bộ Y tế và Tài chính đã ban hành các quy định mới về đấu thầu thuốc đã giúp giảm giá thuốc 20-30%. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến hoài nghi giá thuốc trúng thầu giảm như vậy thì liệu chất lượng có đảm bảo? Ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Cách đây 2 năm, liên bộ đã ra Thông tư về đấu thầu và hồ sơ mời thầu, sau đó điều chỉnh Thông tư 36, 37 để khắc phục vấn đề giá có thể tăng trong quá trình đấu thầu và tránh trường hợp chất lượng thuốc giảm nếu đấu thầu giá rẻ.
Thông tư này đã phân chia thuốc ra thành những nhóm nhỏ, ví dụ như: nhóm đạt GMP của châu Âu cũng chia ra đối với nhóm nước phát triển ví dụ như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Nhật…; loại đạt GMP của Tổ chức Y tế thế giới đối với những nước còn lại; chia nhóm các loại thuốc đông y, thuốc từ dược liệu ở các nhà máy đạt GMP và chưa đạt GMP; chia các nhóm thuốc theo nguyên liệu đầu vào.
Mặt khác, chúng ta phải phụ thuộc vào Hội đồng bình chọn thuốc trong bệnh viện. Những thuốc không nhất thiết phải nhập ngoại thì đấu thầu theo những nguyên tắc như vậy.
Nhờ đó, lần đầu tiên sau nhiều năm kể từ khi làm Luật Bảo hiểm y tế, phần chi phí thuốc của bảo hiểm y tế giảm 20-30%; tỷ lệ thuốc nội tăng gấp đôi và người dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo vẫn tiếp cận được với thuốc có chất lượng và giá cả phù hợp.
Nhiều ý kiến cho rằng việc đấu thầu giá thuốc chỉ thực hiện với những loại thuốc tương đối phổ biến mà người dân hay phải dùng như kháng sinh nhưng còn rất nhiều loại thuốc đặc trị, biệt dược thì chưa có trong danh sách đấu thầu. Xin Bộ trưởng giải đáp câu hỏi này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Thuốc không chất lượng thì chắc chắn bị loại bỏ trong quá trình đăng ký lưu hành. Quy trình cũng loại bỏ những thuốc đắt tiền, biệt dược trong danh sách thuốc của bảo hiểm y tế, vì nhu cầu sử dụng loại thuốc gì là theo Hội đồng thuốc của bệnh viện đó.
Ví dụ Khoa Hồi sức cấp cứu hoặc những khoa nhiễm khuẩn nặng thì phải đòi hỏi có thuốc biệt dược, hoặc thuốc để điều trị bệnh tim mạch, ung thư… thì những danh mục đó là phải thuốc biệt dược, giá cao cũng phải nhập và tuân theo quy trình đấu thầu.
Một tháng nữa mới có vaccine thủy đậu
Một người dân hỏi: Tôi thấy trong thời gian qua, tình hình một số bệnh như sởi, thủy đậu… diễn biến phức tạp, chắc chắn phải dẫn đến hiện tượng tăng đột biến nhu cầu sử dụng vaccine. Tôi và nhiều người cùng khu phố cũng có con nhỏ, rất lo lắng vì nếu chẳng may con mình có bị dịch thì liệu có đủ vaccine hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chính phủ và Bộ Y tế tạo điều kiện để người dân được tiêm chủng hoàn toàn miễn phí (ví dụ bệnh sởi mở rộng tiêm đến 10 tuổi trong trường hợp dịch đang lưu hành). Tuy nhiên, riêng bệnh thủy đậu chưa đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều nước trong khu vực cũng vậy.
Hiện nay Bộ Y tế cho nhập khẩu gần 400.000 liều vaccine thủy đậu. Tuy nhiên, số này vẫn không đủ, bởi vì các nhà sản xuất ở nước ngoài cũng không còn vaccine. Hiện nay trên thế giới, dịch sởi, thủy đậu và các bệnh khác cũng xảy ra ở rất nhiều nước và các nước đó cũng đặt hàng mua thuốc.
Vì vậy, bà con có thể tiêm ở chương trình tiêm chủng mở rộng (chẳng hạn như các bệnh sởi, rubella), còn vaccine thủy đậu khoảng trong 1 tháng nữa sẽ được đưa về.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) lần này có những điểm sửa đổi, bổ sung chính, có lợi cho người dân đặc biệt là cho người nghèo. Luật quy định bảo hiểm là bắt buộc và theo hộ gia đình. Như vậy, càng nhiều người trong gia đình tham gia thì mức đóng càng giảm xuống. Mức chi trả trong điều trị sẽ giảm, trong đó bỏ phần đồng chi trả đối với hộ nghèo; với hộ cận nghèo, từ mức đòngo chi trả 20% trước đây xuống còn 5%; thân nhân của người có công không phải đồng chi trả hoặc chỉ còn 5%. Điểm mới nữa là thông tuyến kỹ thuật đối với tuyến xã và tuyến huyện trong địa bàn tỉnh từ ngày 1/1/2016. Đặc biệt là các hộ nghèo và các hộ sống ở vùng biên giới hải đảo được quyền khám chữa bệnh thông tuyến, từ tuyến xã lên đến huyện và tuyến tỉnh, Trung ương. Việc thông tuyến tỉnh và tuyến Trung ương bắt đầu từ năm 2021; sẽ mở thêm nhiều khoa khám bệnh với phiếu lấy số hẹn, có người hướng dẫn… để giảm thời gian khám bệnh trung bình ít nhất 40 phút với lượt khám thông thường. Chúng tôi cũng đã thiết lập đường dây nóng tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, Trung ương để ghi nhận phản ánh của người dân về thái độ, quy trình và đã xử lý kỷ luật, cảnh cáo, chuyển công tác, buộc thôi việc, trừ thưởng… những cán bộ vi phạm.
Theo Khampha
Bộ Y tế không muốn quản lý giá thuốc
Trước QH, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ Y tế không muốn quản lý giá thuốc để tránh tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh "VN quản lý giá thuốc chặt chẽ" bởi trong khi các nước chỉ quản lý giá thuốc đối với thuốc do ngân sách chi trả thông qua BHYT còn thuốc ngoài thị trường sẽ để quy luật của thị trường chi phối thì VN quản lý giá của cả thuốc do ngân sách chi trả (qua đấu thầu theo quy định của pháp luật) và thuốc trên thị trường tự do (theo phương thức kê khai giá).
Trong luật dược sắp tới, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế không nên quản lý giá bởi vì vừa quyết định nhập khẩu vừa xây dựng các tiêu chuẩn, vừa sản xuất vừa phân phối, vừa ghi toa vừa bán thuốc, như vậy là "vừa đá bóng vừa thổi còi", hơn nữa, Bộ Y tế chỉ nên làm công tác chuyên môn.
Giá thuốc luôn là vấn đề nóng được người dân quan tâm (Ảnh: C.Q)
Trao đổi với TS về vấn đề được ĐBQH quan tâm là quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc đặc biệt là thuốc trúng thầu cung ứng cho các cơ sở y tế, TS. Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết:
Cơ chế quản lý hiện hành của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Công Thương đã và đang thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo giá thuốc phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng thuốc.
Với các quy định hiện hành về quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc thì giá thuốc hiện nay về cơ bản đã được kiểm soát ở mức bình ổn.
Thuốc tại các cơ sở bán lẻ trên thị trường được Bộ Y tế quản lý theo cơ chế cạnh tranh về giá. Giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ phải được niêm yết công khai, giá mua vào của các nhà thuốc không được vượt mức giá bán buôn được công bố.
Riêng các nhà thuốc BV, giá bản lẻ thuốc được quản lý chặt chẽ hơn với việc áp dụng quy định về thặng số bán lẻ với mức thăng số bán lẻ từ 5%-20% theo trị giá thuốc mua vào của các nhà thuốc.
Kết quả khảo sát giá thuốc tại địa bàn TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy cơ bản các nhà thuốc bệnh viện có giá bán lẻ thấp hơn so với các nhà thuốc ngoài bệnh viện với tỉ lệ khoảng 6,8%.
Về chất lượng thuốc, ông Cường cho biết: Ngành dược VN hiện đang áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn thực hành tốt ở tất cả các khâu (sản xuất, nhập khẩu, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông phấn phối và bán lẻ) theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Tất cả các mặt hàng thuốc lưu hành tại thị trường VN phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành. Sau khi được cấp số đăng ký lưu hành, hệ thống kiểm nghiệm thực hiện công tác hậu kiểm, tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý theo quy định (thu hồi, rút số đăng ký lưu hành).
Giá thuốc giảm sau đấu thầu theo quy định mới Theo kết quả trúng thầu của các Sở Y tế và các bệnh viện các quy định mới về đấu thầu mua thuốc giảm 35,33% giá thuốc trúng thầu. Khảo sát giá thuốc trúng thầu của 1.654 mặt hàng của 26 bệnh viện và Sở Y tế đã tiết giảm được khoảng 294,5 tỉ đồng. Một số Sở Y tế có tỷ lệ tiết giảm cao như: Sở Y tế Bắc Ninh: 56%, Bình Định: 45%, Trà Vinh: 40%, Đồng Tháp: 37%...
C.Quyên
Theo_VietNamNet
Ngành y tế cùng ngư dân bám biển Hôm qua 31.5, tại tượng đài Hải đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bộ Y tế đã phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức lễ phát động chương trình "Ngành y tế cùng ngư dân bám biển". Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tủ thuốc cho...