Bộ trưởng Y tế: Dịch sởi bùng phát là do hậu quả của lỗ hổng miễn dịch từ nhiều đời cộng lại
Không chỉ gây họa cho trẻ em, người trưởng thành cũng đang bị dịch sởi tấn công phải nhập viện điều trị. “Sởi gây bệnh cho nhiều nhóm tuổi như hiện nay là hậu quả của lỗ hổng miễn dịch từ 3 đời cộng lại trong cộng đồng và còn đe dọa những thế hệ sau”.
Đó là khẳng định của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế tại buổi thị sát công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn TPHCM (ngày 9/3).
Ngày càng có nhiều người trưởng thành trong tuổi sinh đẻ mắc sởi.
BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho hay: Từ năm 2018 đến hết tháng 2/2019, toàn thành phố ghi nhận 4.327 ca sởi. Thời điểm đầu năm 2019, dịch sởi tăng nhanh và đạt đỉnh dịch vào cuối tháng 1.
Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.634 ca mắc sởi, có tới 97% nhóm bệnh nhân trên 9 tháng tuổi mắc sởi được xác định chưa chích ngừa. Hiện, bệnh sởi đang hoành hành ở tất cả 24 quận huyện của thành phố, riêng những quận huyện giáp ranh các tỉnh có khu công nghiệp, số ca sởi tăng rất cao. Tại các bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, ngoài nhóm trẻ mắc sởi còn ghi nhận rất nhiều bệnh nhân ở tuổi trưởng thành phải điều trị vì bị sởi tấn công.
Bộ trưởng Y tế thăm bệnh nhi điều trị tại Nhi đồng 1.
Thị sát thực tế của Bộ trưởng Kim Tiến về công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn phường 15, quận 8 cho thấy bệnh gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó việc không giám sát được ca bệnh trên địa bàn, không tổ chức triệt để được khâu tiêm chủng đang là áp lực đối với lĩnh vực dự phòng.
Đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng quận 8 cho hay: “Thực tế số trẻ trong độ tuổi tiêm vắc xin sởi cao hơn nhiều so với con số được thống kê bởi địa bàn quận 8 có số dân nhập cư đông. Nơi làm việc, chỗ ở của những người nhập cư thường xuyên thay đổi nên việc truyền thông kiến thức phòng bệnh, vận động đưa trẻ đi chích ngừa rất khó khăn. Mặt khác, nhiều phụ huynh khi con đến tuổi tiêm chủng nhân viên y tế mời nhiều lần nhưng họ kiên quyết từ chối vì sợ tai biến sau tiêm. Bên cạnh đó là nhóm trẻ con nhà giàu không tham gia tiêm chủng mở rộng mà chờ tiêm dịch vụ lúc 12 tuổi tuổi nên trong thời gian chờ đợi đã bị nhiễm bệnh”.
Video đang HOT
Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm đang bị sởi tập trung gây bệnh.
BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng thanh phố cho hay: “Trên thực tế nhiều năm qua tỷ lệ tiêm chủng của thành phố luôn đạt ở mức 95% số trẻ được chích ngừa. Tuy nhiên, với đặc thù của đô thị có số dân đông nhất cả nước nên tỷ lệ tiêm chủng dù ở mức cao nhưng số trẻ không được tiêm chủng qua từng năm cũng ở mức rất cao nếu so sánh với các tỉnh thành khác. Với 5% không tiêm sởi mỗi năm, nếu 4 năm cộng dồn thì lỗ hổng miễn dịch trong cộng đồng đã lên tới 20%. Với hơn 4.300 ca mắc sởi trên địa bàn từ năm 2018 đến nay vẫn còn là may mắn trước thực tế nhóm trẻ chưa được chích ngừa ở mức rất cao”.
Trước thực tế bệnh sởi đang tấn công những người trong độ tuổi trưởng thành và cả nhóm trẻ chưa đến tuổi chích ngừa (dưới 9 tháng tuổi), Bộ trưởng Y tế nhận định: Nguyên nhân cơ bản nhất là những người mắc bệnh không tiêm ngừa sởi từ khi còn nhỏ. Trước đây, chưa có vắc xin thì hầu hết trẻ đã bị mắc bệnh, tỷ lệ tử vong cao. Hơn 30 năm qua vắc xin đã được đưa vào chủng ngừa, những người làm mẹ, làm bố hiện nay trên dưới 30 tuổi mắc bệnh khá phổ biến thì cách đây gần 30 năm chắc chắn không được tiêm nên không có miễn dịch chủ động”.
Bộ trưởng yêu cầu đẩy mạnh công tác tiêm chủng, chủ động phòng bệnh.
Phân tích của Bộ trưởng Kim Tiến chỉ ra: “Khi lập gia đình, con của họ chào đời nếu may mắn thì có kháng thể tự nhiên, nếu kháng thể tự nhiên ở mức thấp thì nguy cơ trẻ mắc bệnh thậm chí bệnh nặng ở mức rất cao ngay từ khi chưa đến 9 tháng tuổi vì trẻ không nhận được kháng thể chủ động từ mẹ. Đây là hậu quả từ 3 đời cộng lại do ông bà không tiêm cho cha mẹ nên cha mẹ không có kháng thể đến khi sinh em bé ra không được bảo vệ nên mới mắc bệnh, nếu nhóm trẻ mới chào đời hôm nay vẫn không được chích ngừa, thế hệ sau lại tiếp tục mắc sởi”.
Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ trưởng Y tế khẳng định chỉ có chích ngừa triệt để mới không bị nhiễm bệnh. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các cơ sở Y tế đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh: “Hiện nay, vắc xin sởi rất an toàn cho bệnh nhân, vắc xin không thiếu, các điểm tiêm chủng cần triển khai tiêm cho tất cả mọi đối tượng từ dân nhập cư cho đến dân bản địa, tiêm đúng lịch cho trẻ, vận động phụ nữ trong tuổi sinh đẻ chủ động chích sởi trước khi mang thai để bảo vệ cho chính họ và thế hệ sau này”.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cẩn trọng với bệnh trẻ em
Cuối tháng 2, đầu tháng 3, một số bệnh trẻ em bắt đầu vào mùa.
Nhiều bệnh trẻ em đến hẹn lại lên, bắt đầu vào giai đoạn cao điểm theo chu kỳ hằng năm trong thời điểm cuối tháng 2 và tháng 3 sắp tới: thủy đậu, quai bị, tay chân miệng..., trong khi dịch sởi vẫn chưa hết hẳn và sốt xuất huyết (SXH) cũng chỉ vừa mới hạ nhiệt.
Không ít bệnh để phòng ngừa
Ngồi chờ xe buýt trước Viện Pasteur (TP HCM), chị An Mai (34 tuổi, ngụ quận 4, TP HCM) tranh thủ xem xét tay chân và hỏi kỹ đứa con trai 7 tuổi xem có bị ngứa ở đâu không. "Em cháu bị lên trái rạ (thủy đậu), tôi vội đưa cháu đi chích ngừa, kẻo bệnh thì phải nghỉ học cả mấy tuần" - chị giải thích. Con trai nhỏ của chị Mai năm nay 5 tuổi, vừa ăn Tết ở quê vào 1 ngày thì phát hiện thủy đậu. Sợ anh bị lây bệnh từ em, chị đưa đi chích ngay với hy vọng vắc-xin có thể giúp thoát bệnh hoặc nếu bệnh thì cũng nhẹ hơn, vì nghe nói 10 ngày sau vắc-xin này đã bắt đầu có tác dụng, trong khi thời gian ủ bệnh lên tới 14 ngày.
Chị Ng.T.A và chị Tr.X.A, 2 người bạn thân đều vừa kết hôn cũng tranh thủ đến đây để chích ngừa sởi, bởi xem trên tivi thấy cảnh một thai phụ bị sởi, con có nguy cơ dị tật nên rất sợ. "Tôi có chích hồi 9 tháng tuổi, còn có chích nhắc hay không thì giấy tờ đã thất lạc nên đi chích lại cho chắc ăn. Vả lại, tôi nghe nói chích bây giờ là chích gián tiếp cả cho con, giúp con tránh được bệnh mấy tháng đầu đời" - chị X.A. nói.
Tay chân miệng: Đỉnh thường rơi vào tháng 3-4
Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), cho biết trong thời gian sắp tới, một số bệnh thường gặp ở trẻ em sẽ vào mùa, đầu tiên là thủy đậu, sau đó là quai bị; đến tháng 3-4 sẽ là đỉnh thứ nhất của bệnh tay chân miệng (TCM) hằng năm. Ngoài ra, không thể lơ là SXH vì dù cao điểm thường nằm trong mùa mưa nhưng đó vẫn là bệnh quanh năm. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi Đồng 1, nhận định dựa vào thời tiết năm nay bệnh TCM sẽ đạt đỉnh thứ nhất trong năm vào khoảng tháng 4, bởi đỉnh này thường rơi vào giai đoạn thời tiết nóng nhất.
Riêng SXH, căn bệnh gia tăng mạnh trong thời gian vừa qua đang rơi vào giai đoạn "hạ nhiệt". Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, tuần cuối cùng của tháng 1 (25 đến 31-1) số ca SXH đã giảm đến 29% so với số trung bình của 4 tuần trước đó, song vẫn cao hơn 257% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng bệnh TCM đang rơi vào giai đoạn thấp điểm trong năm với chỉ 28 ca nhập viện trong tuần cuối cùng của tháng 1, giảm 58% so với trung bình 4 tuần trước đó. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã cảnh báo, chỉ hơn 1 tháng nữa căn bệnh này có thể trở lại giai đoạn cao điểm. Vì vậy, phụ huynh cần giúp trẻ đề phòng bằng cách rửa tay thường xuyên cho trẻ và cho chính mình, giữ vệ sinh môi trường sống, đồ chơi...
Sởi, thủy đậu, quai bị: cần chích ngừa đủ
BS Trương Hữu Khanh lưu ý căn bệnh thủy đậu, giai đoạn cao điểm rơi vào tháng 2 đến tháng 6 hằng năm và đã bắt đầu xuất hiện. Thủy đậu là một bệnh có thời gian lây nhiễm khá dài, từ 2-3 ngày trước khi nổi bóng nước và kéo dài tới 3 tuần sau khi các bóng nước lặn hẳn, nên nếu trẻ bị có thể ảnh hưởng nhiều tới việc học tập và lây nhiễm cho nhiều người. Nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai bị thủy đậu. Nếu nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị sẩy hoặc bị đục thủy tinh thể khi ra đời. Trẻ em dưới 3 tháng bị bệnh cũng rất nguy hiểm. Vì vậy, phụ nữ được khuyên tiêm vắc-xin này trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, vì bé có thể được kháng thể từ mẹ bảo vệ cho đến 9 tháng tuổi.
Nhiều tỉnh, thành trên cả nước cũng vừa trải qua một đợt dịch sởi từ cuối năm ngoái nên theo BS Khanh, có thể đến cuối tháng 6 đợt bệnh này mới hết hoàn toàn. Để phòng ngừa sởi thì cũng phải chích ngừa. Thống kê từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho thấy tuần cuối của tháng 1, toàn thành còn 126 ca sởi, đã giảm 20% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Nếu trẻ đã chích ngừa sởi đủ 2 mũi thì có thể yên tâm khi lớn lên. Với phụ nữ tuổi sinh đẻ, nếu chưa tiêm ngừa sởi, không nhớ rõ chích nhắc mũi thứ 2 hay chưa, chích nhắc quá trễ và cũng chưa từng lên sởi thì nên đến cơ sở y tế tiêm ngừa trước khi mang thai 1-3 tháng. Vắc-xin này nếu chích dư mũi cũng không gây hại gì nhưng nếu để mắc bệnh khi mang thai thì rất nguy hiểm cho mẹ và con.
Cả 3 bệnh thủy đậu, quai bị, sởi đều chỉ mắc 1 lần trong đời, tức những ai từng bệnh thì cũng được miễn dịch suốt đời như người đã tiêm đủ vắc-xin.
Đi khám ngay nếu sốt trên 2 ngày, sốt cao khó hạ
BS Nguyễn Minh Tiến cảnh báo dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng nhất để phụ huynh nhận biết và nghi ngờ trẻ mắc SXH, sốt siêu vi, TCM, thủy đậu... chính là sốt. Nếu sốt trên 2 ngày, sốt cao khó hạ (không hoặc kém đáp ứng với thuốc hạ sốt) thì phải đưa trẻ đi khám ngay.
Anh Thư
Theo Người lao động
Cấm trẻ không được chích ngừa đầy đủ đến trường? Theo đánh giá của người đứng đầu Cục Y tế dự phòng, trong khi ngành y tế quyết liệt chống dịch thì cộng đồng lại tỏ ra vô cùng thờ ơ. Người trong ngành đã đề cập đến việc cấm trẻ không chích ngừa đầy đủ đến trường ở các nước phát triển như một cách bảo vệ trẻ em cũng như cộng...