Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong năm 2021
Đó là nhận định của GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 sáng 19/2.
“Dịch COVID-19 không thể kết thúc được trong 6 tháng đầu năm cũng như trong năm 2021. Vì vậy, chúng ta phải làm sao chuẩn bị mọi tình huống, không chủ quan lơ là”, ông Long nói.
Theo ông Long, thời gian qua, Việt Nam đón Tết an lành. Hiện có 12/13 địa phương cơ bản kiểm soát được dịch, còn tỉnh Hải Dương, Bộ Y tế và địa phương cũng đang hết sức cố gắng trong công tác chống dịch.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Các chuyên gia đánh giá, đợt dịch thứ 3 tương đối phức tạp bởi chủng virus biến đổi, lây lan nhanh hơn chủng cũ. Đó là lý do trong thời gian ngắn, Việt Nam ghi nhận nhiều ca bệnh. Ngoài ra, do ổ dịch xảy ra tại các khu công nghiệp, đông công nhân (575 trường hợp mắc tại ổ dịch tại Hải Dương) và lại vào thời điểm ngay trước Tết Nguyên đán nên việc kiểm soát dịch bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Do đó, các địa phương không được chủ quan, lơ là, không được nghĩ là dịch không xảy ra ở địa phương mình. Trong tư tưởng, trong kế hoạch, trong hành động các đơn vị phải luôn xác định dịch sẽ xảy ra ở bất cứ nơi nào để không bị luống cuống, để chủ động hơn trong phòng chống dịch.
Video đang HOT
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch, theo ông Long, địa phương phải chuẩn bị mọi kịch bản cho mọi tình huống về cách ly, giãn cách với trường hợp F1 (người tiếp xúc với ca bệnh).
“Tôi lấy ví dụ như Hải Dương, xảy ra trong khu công nghiệp hơn 2.300 công nhân thì chúng ta phải xử lý như thế nào? Xử lý ra sao? Phải có chuẩn bị tình huống như vậy chúng ta mới có thể ngăn chặn được dịch bệnh, ngăn chặn được việc lây nhiễm trong cộng đồng”, ông Long nói.
Theo ông Long, việc cách ly các trường hợp có yếu tố dịch tễ hiện nay giữa các địa phương cần phải kết hợp với quân đội để thực hiện nghiêm.
Về công tác xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Thủ tướng đã có chỉ đạo các địa phương phải chuẩn bị các phương án xét nghiệm số lượng lớn. Đó là lý do tại sao những địa phương có dịch Bộ Y tế phải điều động ngay lực lượng để tăng công suất xét nghiệm lên cao. Vì vậy, các địa phương cần phải đặc biệt quan tâm tới công tác lấy mẫu, xét nghiệm của địa phương mình.
“Khoanh vùng rộng, lấy mẫu rộng, xét nghiệm nhanh, phong toả hẹp để tránh ảnh hưởng tới người dân. Chúng ta phải chủ động, phát hiện, xét nghiệm sớm để sớm dập được dịch”, ông Long nhấn mạnh.
Xét nghiệm COVID-19 người ở Cẩm Giàng, Hải Dương về các địa phương từ 15-1
Bày tỏ quan ngại trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu người từ Cẩm Giàng về các địa phương từ ngày 15-1 phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Chốt phong tỏa ở thôn Cập Thượng, xã Tiền Tiến, TP Hải Dương - Ảnh: CƯỜNG ĐẠT
Chiều 13-2, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh thông tin người đi từ Cẩm Giàng, Hải Dương về các địa phương từ ngày 15-1 phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm.
Bày tỏ quan ngại trước diễn biến dịch bệnh ở huyện Cẩm Giàng, Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích dù huyện đã bị phong tỏa, nhưng do là đầu mối giao thông khá phức tạp, có sự giao lưu rộng, nên lượng người từ Cẩm Giàng tỏa đi khắp nơi đã khá nhiều. Do đó đề nghị các địa phương phải giám sát người đi từ Cẩm Giàng - Hải Dương trở về.
Theo đó, người đi từ Cẩm Giàng về các địa phương phải lập tức khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, phải giám sát và lấy mẫu xét nghiệm cả người sống cùng nhà với họ "để đảm bảo an toàn hơn".
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng hoan nghênh việc Hải Dương cho xét nghiệm toàn bộ công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước khi trở lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Đồng thời lưu ý tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Hải Dương nếu thấy ai có triệu chứng cúm phải thông báo cho cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá các ổ dịch tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương cơ bản đã được kiểm soát tốt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai các biện pháp mạnh mẽ về khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng.
Các địa phương khác như Hà Giang, Điện Biên, Hưng Yên cũng làm tốt công tác phòng chống dịch.
"Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ việc đeo khẩu trang phải thực hiện nghiêm túc ở tất cả các tỉnh, thành. Cùng với việc thực hiện thông điệp 5K, việc đeo khẩu trang phải thực hiện ở mức độ cao hơn, gần như bắt buộc. Các địa phương cần xử lý nghiêm các trường hợp ra khỏi nhà không đeo khẩu trang" - ông Long nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm thời gian qua, bộ tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Liên quan đến việc truy tìm nguồn lây nhiễm ca mắc COVID-19 tại TP.HCM, Bộ trưởng Long cho biết Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, biện pháp quan trọng nhất là khoanh vùng, cách ly, phòng chống một cách triệt để, không cố "theo đuổi" nguồn gốc lây nhiễm. Đặc biệt huy động tất cả các biện pháp cần thiết trước tất cả các giả thiết được đưa ra.
"Chuỗi lây truyền ở TP.HCM không ở mức độ cao bởi thời gian xuất phát điểm của các ca bệnh đầu tiên ở đây từ 15 - 17 ngày. Về mặt lý thuyết, có thể lây nhiễm nhanh, nhưng trong trường hợp cụ thể tại đây, lây nhiễm từ chủng A.23.1 tương tự các chủng cũ, thậm chí thấp hơn chủng ở Đà Nẵng, Hải Dương" - ông Long nói.
Ông Long cũng đánh giá cao các biện pháp kịp thời, khẩn trương phòng, chống dịch bệnh của TP.HCM và nhận định đến nay đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh tại đây. Tuy nhiên, nhấn mạnh TP.HCM vẫn phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm "quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu càng yên tâm".
Đặc biệt cần mở rộng diện xét nghiệm ở các khu vực trọng điểm, lưu ý đến công nhân, người lao động khu công nghiệp.
"Đây cũng là khuyến cáo chung với các địa phương. Chúng ta vẫn phải tiếp tục rà soát diện rộng, quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu bao nhiêu, càng yên tâm bấy nhiêu, chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu hơn" - Bộ trưởng Long nói.
Điện Biên ghi nhận 2 ca dương tính SARS-CoV-2, đều liên quan ổ dịch ở Hải Dương Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin tại buổi họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố có dịch COVID-19 diễn ra sáng nay 5/2. Hai bệnh nhân ở Điện Biên đều có mối liên quan dịch tễ tới ổ dịch ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Cả hai có kết quả xét nghiệm khẳng định 2 lần dương tính với...