Bộ trưởng Y tế: ‘Bức tranh COVID-19 chưa có gì sáng sủa, vẫn nặng nề’
“Chặng đường trước mắt hết sức cam go với mục tiêu là bảo vệ nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 an lành”.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói tại Hội nghị y tế toàn quốc, sáng 6/1. Tham dự hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đại các Bộ, ban, ngành trung ương.
Bức tranh COVID-19 vẫn nặng nề
Người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh, hơn năm qua, Việt Nam khống chế và kiểm soát dịch COVID-19 thành công. Đó là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, sự phối hợp liên ngành, phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Quan điểm “chống dịch như chống giặc”, coi mỗi người là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến nay vẫn còn nguyên giá trị và càng phát huy hơn.
Thành công là vậy nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng băn khoăn và cho rằng chặng đường trước mắt hết sức cam go với mục tiêu là bảo vệ nhân dân vui Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 an lành.
Đặt ra mục tiêu làm sao sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Bộ trưởng Y tế kêu gọi ngành y tế coi công tác phòng chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài.
“Tất cả chúng ta không được lơ là, mất cảnh giác mà tập trung tối đa cho công tác phòng chống dịch. Trong năm 2021, chúng ta xác định phòng chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên đầu tiên. Bức tranh dịch COVID-19 chưa có gì sáng sủa, vẫn nặng nề”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, lịch sử ngành y tế Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện đại dịch có sự tham gia tích cực của toàn bộ hệ thống, toàn dân như thời gian qua.
“Lớp lớp cán bộ y tế ngày đêm dấn thân vào trận chiến đầy cam go, thử thách, có những rủi ro, có thể mắc bệnh. Có những câu chuyện cán bộ y tế khi tạm biệt nói với gia đình rằng ngày hôm nay đi có thể trở về vinh quang, nhưng cũng có thể không trở về vì khi bị bệnh và đối mặt với nguy cơ tử vong. Đó là những tấm gương hết sức trân quý” , Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Long cũng điểm lại những điểm sáng trong lĩnh vực truyền thông, khoa học công nghệ. Với hơn 20 tỷ tin nhắn được các nhà mạng gửi đến người dân trong thời gian ngắn là kỷ lục. Nhờ đó người Việt Nam đồng lòng, ủng hộ, hỗ trợ công tác phòng chống dịch trong thời gian qua. Việt Nam cũng là 1 trong 4 nước đầu tiên giải trình tự gen của virus SARS-CoV-2, 1 trong 5 nước sản xuất sinh phẩm kháng thể, một trong số ít nước trong khu vực sản xuất vaccine phòng COVID-19, chủ động sản xuất máy thở.
Thách thức năm 2021
2020 cũng là năm cải cách mạnh mẽ trong ngành y tế, lĩnh vực khám chữa bệnh, dự phòng, dân số… cùng nhiều điểm nhấn như khánh thành 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xã trong thời gian ngắn; thành tựu trong ghép tạng, ghép ruột, ghép tay-chân; kiểm soát được nhiều dịch bệnh khác như bạch hầu; duy trì mức sinh thay thế 14 năm qua…
Bác sĩ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: SKĐS)
Năm 2021, ngành y tế dự kiến trình sửa đổi hai bộ luật quan trọng là Luật bảo hiểm y tế sửa đổi và luật khám chữa bệnh, lập quy hoạch tổng thể (tất cả hoạt động của ngành, đào tạo nguồn nhân lực…), tiếp tục cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính, cam kết cắt giảm 30% thủ tục hành chính trong năm tới.
Bộ trưởng cũng kiến nghị tăng đầu tư cho y tế, tập trung vào y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng huy động từ xã hội với các hình phù hợp như thuê toàn bộ dịch vụ công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm nhân lực, thời gian của cán bộ y tế dành cho hoạt động chuyên môn nhiều hơn thay vì hoạt động hành chính. Đồng thời cũng cần có đổi mới tài chính, không giao dự toán quỹ bảo hiểm y tế để chuyển sang hình thức phù hợp.
Bộ Y tế cũng kiến nghị cần giải quyết dứt điểm nợ đọng quỹ bảo hiểm y tế từ năm 2017 trở lại đây, có chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng theo chuyên khoa và vùng khó khăn vì “khó thu hút nguồn nhân lực cho các lĩnh vực này”.
Bệnh nhân mắc COVID-19 nhập cảnh trái phép: Đi qua 4 tỉnh, tiếp xúc nhiều người
Sau khi nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đi qua 4 tỉnh và tiếp xúc với nhiều người.
Chiều tối 26/12, Bộ Y tế công bố thêm 1 ca COVID-19 mới (BN 1440) nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Vĩnh Long. Bệnh nhân là nam thanh niên 32 tuổi, địa chỉ tại xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Lịch trình đi lại phức tạp
Bác sỹ Văn Công Minh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết, đây là công dân Việt Nam đi lao động ở Myanmar, sau đó trốn về qua các biên giới từ Myanmar sang Thái Lan và từ Thái Lan về Campuchia.
Từ Campuchia, bệnh nhân này nhập cảnh trái phép về Việt Nam qua biên giới ở tỉnh Tây Ninh rồi đón xe tải về TP.HCM.
Tại đây, bệnh nhân đón xe 16 chỗ (xe dù) về Vĩnh Long. Trên đường đi, xe ghé quán ăn Minh Phát (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) để khách ăn uống và nghỉ ngơi.
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long - nơi bệnh nhân đang cách ly và điều trị.
Khi đến trước cổng chào TP Vĩnh Long, bệnh nhân thuê xe ôm đến nhà mẹ ruột ở huyện Mang Thít. Rất may, người mẹ này đã báo cho cơ quan chức năng. Sau đó lực lượng công an và y tế đến điều tra, lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi.
"Lịch trình đi tương đối phức tạp, ngành y tế đã phối hợp với lực lượng công an để liên hệ với các tỉnh. Chúng tôi thông tin những đối tượng có tiếp xúc gần như tài xế xe tải, khi đến TP.HCM thì đối với xe vận chuyển 16 chỗ", Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long nói.
Trích xuất camera truy F1
Theo ông Minh, trong suốt đoạn đường di chuyển từ cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh về Vĩnh Long bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người nhưng đều không rõ địa chỉ.
"Những người tiếp xúc gần, chúng tôi đã đưa đi cách ly tập trung và theo dõi tình trạng sức khỏe, đã lấy mẫu để gửi đi Viện Pasteur ở TP.HCM xét nghiệm bao gồm cha mẹ người nhà, tại quán tạp hóa, công an của huyện đến điều tra.
Trong quá trình đi xe có ghé quán Minh Phát ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, ngành cũng đã phối hợp với ngành y tế tỉnh Tiền Giang để xác minh từ lúc đối tượng vào trong quán, ở vị trí nào thông qua camera tại quán, trích xuất dữ liệu từ camera để biết người có tiếp xúc ", Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long thông tin.
Được biết, lực lượng chức năng đã xác định được người lái xe ôm chở bệnh nhân từ cổng chào TP Vĩnh Long về nhà và tiếp tục điều tra tìm người tiếp xúc với người lái xem ôm này để khoanh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Nam sinh viên Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2 sau hai tháng xuất viện Ngày 16/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội cho biết nhận được thông tin bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 sau hai tháng xuất viện. Bệnh nhân là P.N.M., nam, 21 tuổi. Người nãy có mã số BN1032 từng xác định mắc COVID-19 ngày 25/8 và được chữa khỏi, cho ra viện ngày 17/9. Đến ngày 16/11, sau gần 2...