Bộ trưởng Y tế: “Biến thể Delta lây nhanh, mạnh, lan rộng và khó kiểm soát”
“Trong thời gian ngắn số ca mắc tăng rất cao. Các địa phương phải chuẩn bị cho một trận chiến không những phải nhanh hơn, mạnh hơn mà còn phải bền bỉ”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.
Sáng 2/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị trực tuyến và tập huấn về tăng cường công tác điều trị, hồi sức tích cực trong phòng chống Covid-19 tại điểm cầu Bộ Y tế ở TPHCM. Hội nghị kết nối đến hơn 700 điểm cầu trong cả nước.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng cho biết chỉ trong một thời gian rất ngắn, số ca mắc tăng rất cao. Biến thể này Delta lây nhanh, mạnh, lan rộng và khó kiểm soát. Không những thế nó còn kéo dài.
“Chúng ta rất khó đưa con số mắc về con số không, nhất là những địa bàn đang ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch này như TPHCM hay một số địa phương khác. Vì thế, chúng ta phải chuẩn bị cho một trận chiến không những phải nhanh hơn mạnh hơn mà còn phải bền bỉ. Trong thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục công cuộc phòng chống dịch”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Theo Bộ trưởng có nhiều bài học, kinh nghiệm về phòng chống dịch cả thành công, thất bại mà các địa phương cần tiếp thu để chuẩn bị cho địa phương mình.
“Làm sao khi dịch xảy ra như Thủ tướng đã nói không có hoảng loạn, không có ngỡ ngàng, không có hoang mang. Đây là điều chúng ta phải hết sức lưu ý. Trong đợt dịch thứ 4 này, ở một vài địa phương rất cố gắng nhưng khi dịch xảy ra vẫn có cái chuẩn bị chưa chu đáo”, Bộ trưởng nói.
Có rất nhiều địa phương có cách làm hay trong phòng chống dịch, nhưng cũng có nhiều địa phương trong xây dựng kịch bản phòng chống dịch trên địa bàn đã chưa tính hết những tình huống có thể xảy ra dù Bộ Y tế đã cảnh báo rất nhiều lần về biến thể Delta. Bộ trưởng cho rằng hầu hết tại nhiều địa phương, kịch bản chuẩn bị đều thấp hơn thực tế, có địa phương chuẩn bị kịch bản cao nhưng cũng chưa tính hết thực tế.
Video đang HOT
Vì thế, các địa phương cần hết sức lưu ý đến năng lực ứng phó, đặc biệt trong vấn đề xét nghiệm và điều trị. Quan điểm chung là phải 4 tại chỗ. Thực tế, một số địa phương khi xảy ra dịch đều rất khó đáp ứng theo tốc độ lây nhiễm.
Phân tầng điều trị phù hợp, rà soát nhân lực hồi sức
Trong đó, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề điều trị, phải chuẩn bị hết sức bài bản để không bị bỡ ngỡ. Năng lực ứng phó của y tế địa phương chưa đáp ứng khi có nhiều ca nhiễm trong một thời điểm. Vì thế cần chuẩn bị một phương án cao hơn, trong đó có vấn đề tiếp nhận, quản lý các F0 không có triệu chứng; vấn đề điều trị bệnh nhân có triệu chứng, ca nặng.
Bộ Y tế đã ban hành rõ về 3 tầng tháp trong điều trị. Tầng 1 là quản lý, chăm sóc người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chiếm khoảng 80% số bệnh nhân. Những trường hợp này, các địa phương không nên sử dụng các cơ sở y tế mà nên lựa chọn đơn vị cách ly là khu vực cách ly F1, nơi lưu trú… có diện tích và khả năng. Với nhóm bệnh nhân này chỉ tiến hành theo dõi, giám sát, trong 7 ngày làm xét nghiệm. Bộ Y tế đã có hướng dẫn chi tiết.
Tầng 2 là nơi điều trị bệnh nhân có triệu chứng trung bình. Cơ sở điều trị là bệnh viện hạng 2, hạng 3- tức là tuyến quận, huyện trở lên. Tầng 3 là tầng điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.
“Việc phân tầng điều trị rất quan trọng, trong đó có vai trò điều tiết bệnh nhân đến các tầng phù hợp để tránh đưa bệnh nhân chưa nặng lên tầng cao, tránh để bệnh nhân có nguy cơ tử vong ở tầng 1 và tầng 2. Việc điều phối, vận chuyển bệnh nhân, tiếp nhận bệnh nhân phải được thực hiện bài bản”, Bộ trưởng Long lưu ý.
Quan điểm chung là đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt để giảm lây nhiễm trong cộng đồng, làm xét nghiệm sàng lọc tầm soát. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng lưu ý vấn đề chuẩn bị về nhân lực, máy thở, ôxy… Các tỉnh cần rà lại hết nhân lực kể cả công, tư, số người sử dụng được máy thở, tập huấn đào tạo nhân lực làm hồi sức cấp cứu…
Chiến lược mới, bệnh nhân Covid-19 có thể xuất viện sau 2-3 ngày
Việt Nam điều chỉnh giảm thời gian nằm viện với bệnh nhân Covid-19 và giảm thời gian cách ly tập trung còn 14 ngày.
Chiều tối 13/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc với Bộ phận thường trực đặc biệt tại TP.HCM và các chuyên gia để đánh giá diễn biến đợt dịch thứ 4 cũng như thảo luận về hướng mới trong điều trị, cách ly, xét nghiệm bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía nam.
Tại cuộc họp, các chuyên gia đánh giá, biến thể Delta (biến thể Ấn Độ) có khả năng lây lan nhanh và nhiều trong những ngày đầu do việc đào thải mầm bệnh ở nồng độ rất cao.
Song so với trước đây, diễn biến bệnh không thay đổi nhiều. Kết quả thống kê khoảng 20.000 bệnh nhân cho thấy gần 70% không ghi nhận triệu chứng. Các trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng thường xảy ra sau 7 - 10 ngày từ khi phát hiện dương tính.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp chiều
Căn cứ diễn biến nồng độ virus và diễn biến lâm sàng, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly.
Cụ thể, với các trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng đang điều trị tại các cơ sở y tế, sẽ xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 9 và ngày thứ 10. Nếu 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ virus thấp (giá trị CT>=30), thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có.
Trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới phát hiện ngoài cộng đồng, tất cả đều chuyển vào cơ sở y tế điều trị như bình thường. Trường hợp nồng độ cao, không có triệu chứng sẽ tuân thủ quy trình ra viện sau 9-10 ngày như trên.
Trường hợp dương tính nhưng nồng độ virus thấp CT>=30, khi chuyển vào cơ sở điều trị sẽ được xét nghiệm ngay lần 2 sau 24 giờ. Như vậy nhanh nhất, sau 2-3 ngày, các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, nồng độ virus thấp có thể xuất viện.
Tất cả các trường hợp mắc Covid-19 sau khi xuất viện, tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo.
Bộ Y tế cũng đã tổng kết hơn 400 trường hợp tái dương sau khi ra viện và không ghi nhận trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, nếu các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng thì không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch như trước đây.
Các trường hợp này chỉ cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.
Về thời gian cách ly tập trung, căn cứ thực tiễn, tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Hoa Kỳ và trao đổi với các địa phương, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian cách ly tập trung xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) cho các đối tượng là người nhập cảnh và các trường hợp F1.
Tuy nhiên, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly và bàn giao, theo dõi y tế sau cách ly theo quy định.
Về điều trị, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường năng lực điều trị và thiết lập các cơ sở hồi sức tích cực (ICU) tại các bệnh viện điều trị Covid-19.
Bộ Y tế đã cử đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai vào Đồng Nai để thiết lập Trung tâm ICU tại đây để thu dung điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch khu vực miền Đông Nam bộ.
Với miền Tây Nam bộ, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thiết lập Trung tâm ICU để thu dung điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch của khu vực này.
Bộ Y tế lưu ý, với các bệnh nhân nặng, nguy kịch, các cơ sở y tế phải liên hệ ngay Bộ phận thường trực tại TP.HCM để có hỗ trợ chuyên môn kịp thời.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã cử đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Huế vào Đồng Tháp hỗ trợ điều trị và 7 tổ công tác thường trực đặc biệt của Bộ tại các tỉnh miền Nam và miền Trung vẫn đang tiếp tục hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch.
Các thay đổi trong chiến lược điều trị, cách ly của Việt Nam được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 những ngày gần đây liên tục tăng mạnh, gây quá tải cho điều trị và các khu cách ly. Tính riêng đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam đã có thêm gần 31.000 ca mắc, trong đó TP.HCM có 16.573 bệnh nhân.
Bộ trưởng Y tế: 'Phải chuẩn bị cho trận chiến nhanh, mạnh, bền bỉ hơn' Đề cập việc một số địa phương chưa phát huy hết khả năng ứng phó, Bộ trưởng Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tập trung nguồn lực cho việc phân loại, điều trị bệnh nhân Covid-19. Tại hội nghị trực tuyến tập huấn công tác điều trị, hồi sức tích cực trong phòng chống Covid-19 sáng 2/8, Bộ trưởng Y tế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Tạm đình chỉ nữ tiếp viên xe buýt 'tịch thu' thẻ sinh viên

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy hợp tác tham vấn và truyền thông ASEAN - Trung Quốc
Thế giới
20:20:15 12/04/2025
Jariyah Shah: Ngọc thô gốc Việt mơ lớn cùng MU
Sao thể thao
19:40:54 12/04/2025
Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè
Thời trang
19:08:10 12/04/2025
MC Hoài Anh trẻ trung xuống phố, Mai Thu Huyền tổ chức sinh nhật chồng đại gia
Sao việt
19:02:40 12/04/2025
NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề
Tv show
18:49:03 12/04/2025
Kinh hoàng cảnh bác sĩ lôi con rắn dài 1,2m ra khỏi miệng một phụ nữ ở Nga
Netizen
18:42:35 12/04/2025
4 cô gái BlackPink tái xuất, xác nhận phát hành album mới
Nhạc quốc tế
18:15:07 12/04/2025
Vì sao Trung Quân Idol từng nói không hát nhạc Bùi Anh Tuấn?
Nhạc việt
18:13:04 12/04/2025
Hành vi mất kiểm soát, dễ kích động của "ngọc nữ showbiz" vừa bị bắt, nghi liên quan ma túy
Sao châu á
18:04:45 12/04/2025
Ngôi sao 81 tuổi bí mật đính hôn cùng tình trẻ
Sao âu mỹ
17:37:42 12/04/2025