Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau bê bối vaccine Covid-19
Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức hôm 19/2 sau khi nổi lên cáo buộc một số người dùng “quan hệ” để nhận vaccine Covid-19 mà không thuộc diện được ưu tiên theo quy định.
Bộ trưởng Y tế Argentina Gines Gonzalez Garcia thông báo trên Twitter rằng một số cá nhân đã phớt lờ quy trình tiêm chủng do “nhầm lẫn ngoài ý muốn” khi ông vắng mặt, theo Reuters.
Hai nguồn tin thân cận trong chính phủ cho biết Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đã yêu cầu Bộ trưởng Gonzalez Garcia từ chức, sau khi truyền thông nước này cho rằng có ít nhất 10 người được tiêm vaccine Covid-19 không theo đúng quy trình.
Video đang HOT
Bộ trưởng Y tế Argentina Gines Gonzalez Garcia đang theo dõi việc tiếp nhận 580.000 liều vaccine Oxford-AstraZeneca tại sân bay quốc tế ở Buenos Aires, Argentina ngày 17/2. Ảnh: Reuters.
Trong số các trường hợp được tiêm vaccine sai quy trình nói trên có Horacio Verbitsky – một cựu nhà báo khẳng định ông được tiêm chủng sau khi nói chuyện trực tiếp với vị bộ trưởng. “Tôi đã gọi cho người bạn cũ của mình là Gines Gonzalez Garcia và ông ấy đã nói tôi hãy đến Bệnh viện Posadas”, ông Horacio Verbitsky tiết lộ cho đài phát thanh El Destape.
Vụ bê bối này làm dấy lên lo ngại về vấn đề tham nhũng và khả năng tiếp cận vaccine, vốn đang rất thiếu hụt ở đất nước Nam Mỹ.
Hồi đầu tháng, một số quan chức của Peru, bao gồm bộ trưởng Ngoại giao và Y tế buộc phải từ chức và cựu tổng thống nước này bị điều tra hình sự sau khi nhiều nguồn tin cáo buộc hàng trăm quan chức Peru và người có liên quan khác được tiêm vaccine Covid-19 trước khi chương trình tiêm chủng quốc gia bắt đầu.
Argentina cho phép nạo phá thai
Đạo luật hợp pháp hóa nạo phá thai của Argentina có hiệu lực từ ngày 24/1, được thực thi dưới sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức phụ nữ và quan chức chính phủ.
Argentina trở thành quốc gia lớn nhất tại Mỹ Latinh hợp pháp hóa phá thai sau khi Thượng viện nước này thông qua đạo luật vào ngày 30/12/2020.
Theo đạo luật, trong 14 tuần đầu của thai kỳ, phụ nữ có quyền phá thai. Khoảng thời gian này có thể kéo dài trong trường hợp bị cưỡng hiếp hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các cơ sở y tế tư nhân không cung cấp dịch vụ phá thai phải giới thiệu thai phụ có nhu cầu tới các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này. Bất kỳ quan chức chính phủ hoặc cơ quan y tế nào trì hoãn việc phá thai vô cớ sẽ bị phạt tù từ ba tháng tới một năm.
Cuộc bỏ phiếu được đánh giá là một chiến thắng cho phong trào nữ quyền tại quốc gia Nam Mỹ và có thể mở đường cho những đạo luật tương tự ở những quốc gia bảo thủ, trọng Công giáo. Tuy nhiên, Giáo hoàng Francis đã đưa ra lời kêu gọi phản đối vào phút chót trước cuộc bỏ phiếu và các lãnh đạo nhà thờ cũng chỉ trích đạo luật này. Những người ủng hộ cho biết các tổ chức chống phá thai tại khu vực bảo thủ của Argentina có thể khởi kiện. Một số phòng khám tư nhân sẽ từ chối thực hiện dịch vụ này.
Các nhà hoạt động vì quyền phá thai bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AP
Elizabeth Gómez Alcorta, Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, Giới tính và Đa dạng, hiểu rằng sẽ có trở ngại để thực thi đạo luật trên toàn quốc. Bà cho biết: "Trước mắt, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thách thức". Bà cũng công bố đường dây nóng giúp đỡ những người không thể tiếp cận dịch vụ nạo phá thai.
Chiến dịch Quốc gia đấu tranh cho quyền được phá thai hợp pháp, an toàn và tự do, tuyên bố sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ việc tuân thủ luật pháp. Laura Salomé, một trong những thành viên của phong trào, cho biết: "Chúng tôi tin tưởng vào mạng lưới nữ quyền mà chúng tôi đã xây dựng trong nhiều thập kỷ".
Tamara Grinberg, 32 tuổi, từng phải phá thai chui vào năm 2012, vui mừng chia sẻ: "Từ bây giờ, một cô gái có thể đến bệnh viện và nói rằng 'Tôi muốn phá thai'. Hiện nay, có nhiều mạng lưới hỗ trợ và quyết định của thai phụ được tôn trọng. Trước đây, khi tôi làm điều đó, không ai tôn trọng quyết định của tôi".
Trước đó, năm 2018, dự luật hợp pháp hóa phá thai tại Argentina đã bị từ chối với chênh lệch số phiếu khá nhỏ. Tại cuộc bỏ phiếu vào tháng 12/2020, đạo luật này đã chính thức được thông qua, được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng "piba" (tiếng lóng của Argentina để chỉ "con gái"). Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy phe phản đối đạo luật đã phần nào dịu bớt so với trước đây.
WB đưa ra dự báo đối với kinh tế Mỹ Latinh trong năm 2021 Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 5/1 đưa ra dự báo nền kinh tế Mỹ Latinh, một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của dịch viêm đường hô hấp COVID-19, có thể đạt mức tăng trưởng từ 2% đến cao nhất là 3,7% trong năm 2021 nếu các quốc gia giảm bớt các biện pháp hạn chế phòng dịch....