Bộ trưởng Y tế: 3 quận, huyện tại TP.HCM đã kiểm soát được dịch
Tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang có những chuyển biến khả quan. Có 3 quận huyện là quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ gần như không phát hiện ca nhiễm mới sau 5 vòng xét nghiệm.
Số mắc trong cộng đồng và số tử vong tại TP.HCM giảm rõ rệt
Sáng 11/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có báo cáo trước Ban chỉ đạo quốc gia về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong 1 tuần gần đây.
Theo Bộ trưởng, tại một số địa phương tâm dịch, tỷ lệ ca Covid-19 cộng đồng đã giảm so với tuần trước. Tiêu biểu như Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 27%, Long An giảm 3%. Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc cũng giảm 30% so với tuần liền kề. Trong đó, TP.HCM giảm 30%, Đồng Nai giảm 50%, Long An giảm 30%, Tiền Giang giảm 70%.
Số mắc mới trong cộng đồng và số tử vong tại TP.HCM đều đi xuống rõ rệt, dự kiến tới đây tiếp tục giảm. TP có 3 quận, huyện đã kiểm soát được dịch là quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ, gần như không phát hiện ca nhiễm mới sau 5 vòng xét nghiệm.
Tại Thủ đô Hà Nội ghi nhận một số ca mắc, chùm ca bệnh rải rác trong cộng đồng, vẫn còn các trường hợp không rõ nguồn lây. Bộ trưởng đề nghị TP đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm để phát hiện sớm các ca cộng đồng.
Về kết quả thực hiện các tiêu chí kiểm soát dịch tại 23 địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường thực hiện giãn cách xã hội, Bộ trưởng cho biết, nhóm 1 (đang kiểm soát tốt dịch bệnh) gồm có 8/23 địa phương: Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.
Nhóm 2 (đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch) gồm 12/23 địa phương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nhóm 3 (cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch) gồm 3/23 địa phương: TP HCM, Bình Dương và Kiên Giang.
So với tuần trước, 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh đã cải thiện từ nhóm 2 lên nhóm 1. Tỉnh Long An, Tiền Giang cải thiện từ nhóm 3 lên nhóm 2. Riêng Kiên Giang có số mắc mới trong cộng đồng gia tăng (69,7%) nên chuyển từ nhóm 2 xuống nhóm 3.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Video đang HOT
Đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, tiêm vắc xin và nhập khẩu thuốc điều trị
Theo Bộ trưởng, Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc Remdesivir (1,7 triệu liều) cùng một số thuốc khác, phục vụ chữa trị các ca Covid-19 trung bình, nặng. Đồng thời, chỉ đạo hệ thống công ty dược nhập nguyên liệu và chủ động sản xuất để chuẩn bị cho chiến lược phòng, chống dịch bệnh lâu dài.
Chương trình điều trị có kiểm soát tại cộng đồng đã có tổng cộng 129.820 người bệnh tham gia, bước đầu đạt kết quả khả quan, giảm nhanh nồng độ virus ở người mắc sau điều trị.
Đến nay, số ca khỏi bệnh đã lên tới 338.000 người, còn 231.426 bệnh nhân đang được theo dõi. Tỷ lệ tử vong tại các tầng điều trị giảm rõ rệt, có 28 tỉnh chưa ghi nhận ca tử vong.
Về xét nghiệm đối với vùng có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao, các địa phương cơ bản đạt tiến độ theo yêu cầu. Riêng các vùng đỏ: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai đã “quét” xét nghiệm đến lần thứ 3, tỷ lệ phát hiện ca nhiễm qua 3 vòng giảm rõ rệt.
Về vắc xin Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin, Việt Nam đã nhận hơn 34 triệu liều vắc xin, thực hiện tiêm được hơn 27 triệu liều cho người dân từ 18 tuổi trở lên.
Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi tại các tỉnh thành tâm dịch là: TP.HCM 100%; Bình Dương 82%; Đồng Nai 60%; Long An 100%; Hà Nội 77%. Riêng số mũi 2 đã tiêm tại TP.HCM là 896.835 liều (13%) và Hà Nội là 555.481 liều (10%).
Bộ trưởng thông tin, dự kiến từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 103,4 triệu liều vắc xin Covid-19. Bộ Y tế đang đàm phán và trao đổi với các đơn vị để cung ứng vắc xin cho năm 2022 dựa trên nguyên tắc đảm bảo tiêm đủ toàn bộ dân số từ 5 tuổi trở lên; thực hiện tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hà Nội có 8 chuỗi lây nhiễm Covid-19 chưa rõ nguồn lây
Sau 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Hà Nội có 11 chuỗi lây nhiễm, trong đó 8 chuỗi chưa rõ nguồn lây
"Hà Nội hiện có 8 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây", đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu ra trong Cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, diễn ra chiều 5/9. Cuộc họp do Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp (Ảnh: TTXVN).
Cụ thể, cập nhật diễn biến dịch bệnh tại các "điểm nóng" trên cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, tại Hà Nội có 11 chuỗi lây nhiễm gồm 3 chuỗi đã xác định được nguồn lây và 8 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây. Trong đó, ổ dịch phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; ổ dịch phường Văn Miếu và Văn Chương; ổ dịch Giáp Bát, Hoàng Mai đang là những ổ dịch có diễn biến phức tạp nhất trên địa bàn thành phố.
Trong 7 ngày gần đây số ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội có xu hướng tăng, trung bình mỗi ngày trên 70 ca.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo, cập nhật diễn biến dịch bệnh tại cuộc họp (Ảnh: TTXVN).
Ban chỉ đạo quốc gia nêu mục tiêu, đến 15/9, tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất 3 lần (2-3 ngày/lần); các khu vực khác lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất một lần (từ 5-7 ngày/lần).
Cùng với đó, cơ quan điều hành chống dịch quán triệt khẩn trương tiêm vắc xin ngay khi được phân bổ, ưu tiên tiêm cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người dân tại khu vực nguy cơ cao, rất cao, khu vực có mật độ dân cư cao.
Trước đó, tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra vào chiều 3/9, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nhận định, thực hiện giãn cách thời gian qua là cơ hội để xét nghiệm sàng lọc diện rộng, bóc tách F0, triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, sau gần 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội còn cao và khó lường, thể hiện ở việc lây nhiễm trong cộng đồng. Điều này do Hà Nội là trung tâm giao lưu, dân cư cư trú, sinh hoạt đông, là nơi đặt nhiều trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Tình hình dịch tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp (Ảnh minh họa).
Về việc thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, Hà Nội đã kích hoạt 2.000 giường bệnh cho 8 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, trong đó có 500 giường bệnh cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, 1.500 giường điều trị cho các bệnh nhân trung bình.
Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng đợt 12. Đáng chú ý, trong đợt tiêm chủng vắc xin lần này, Sở Y tế yêu cầu đối với 80.739 liều vắc xin của Pfizer chỉ thực hiện tiêm mũi một và tiêm cho các đối tượng còn lại tại đợt 11 thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên chưa được tiêm chủng và các đối tượng theo thứ tự sau:
- Người mắc bệnh mạn tính;
- Người trên 65 tuổi;
- Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Với nhóm đối tượng này, sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Ổ dịch "nóng" nhất Thủ đô phát hiện hơn 400 F0 chỉ sau 2 tuần
Ổ dịch phức tạp nhất Thủ đô hiện tại là ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Ổ dịch được phát hiện từ ngày 23/8, sau khi 2 mẹ con sống tại ngõ 330 Nguyễn Trãi đi xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh có kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Khu vực phong tỏa tại phường Thanh Xuân Trung.
Từ ngày 26/8, lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa toàn bộ ngõ 328 và từ số nhà 2B đến hết ngõ 330 đường Nguyễn Trãi. Tính từ khi khởi phát ngày 23/8 đến hết ngày 5/9, chùm ca bệnh liên quan đến "điểm nóng" này đã ghi nhận 463 F0.
TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhận định, từ số liệu thu thập được, có thể thấy các F0 được phát hiện tại ổ dịch này chủ yếu gồm những người bán hàng tại chợ Ngã Tư Sở hoặc tại các cửa hàng nhỏ, nhân viên nhà thuốc, nhân viên bán hàng, bảo vệ siêu thị, người hay đi chợ/mua đồ/cắt tóc và cả những người thường xuyên ở nhà nên không rõ nguồn lây. Nhiều người đã có dấu hiệu ho sốt, chứng tỏ chùm ca bệnh này đã lây lan một thời gian. Phân bố tuổi, giới của các ca nhiễm cho thấy đây là một chùm lây lan cộng đồng.
Theo thông tin từ Sở Chỉ huy Phòng, chống dịch quận Thanh Xuân, từ ngày 1/9 đến ngày 3/9, các lực lượng chức năng đã cơ bản hoàn thành việc đưa người dân khu vực phong tỏa phường Thanh Xuân Trung đi cách ly tại 2 điểm cách ly tập trung của thành phố.
Phương án ban đầu, người dân sẽ được đưa đi cách ly tại khu ký túc xá Đại học FPT, dự kiến đáp ứng 1.200 chỗ. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác phòng chống dịch tại khu vực cách ly, quận đã phối hợp Ban Quản lý ký túc xá sắp xếp cho khoảng 900 người cách ly tại đây. Số còn lại được cách ly tập trung tại Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây cũng là địa điểm cách ly tập trung của thành phố Hà Nội, cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đáp ứng sinh hoạt của người dân.
Bức tranh dịch Covid-19 tại 23 điểm "nóng" của cả nước Theo Bộ Y tế, từ ngày 22/8 đến ngày 4/9 tại 23 địa phương đã ghi nhận 169.703 ca mắc Covid-19. Số ca mắc mới theo ngày tiếp tục tăng do đang thực hiện đợt cao điểm xét nghiệm tầm soát trên diện rộng. 3 nhóm địa phương thực hiện tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 Tại cuộc họp trực tuyến chiều 5/9...