Bộ trưởng Xây dựng: Nhà cho người thu nhập thấp đang rất ít
Hiện cả nước đang tồn kho 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng và 25.870m2 văn phòng cho thuê. Điều này cho thấy, sản phẩm bất động sản chủ yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình ở mức độ cao, còn nhà cho người thu nhập thì rất ít.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng.
Báo cáo trước Quốc hội về thị trường bất động sản hiện nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng dẫn số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước: Tính đến ngày 31.8.2012, dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng 203.000 tỉ, trong đó tỉ lệ nợ xấu 6,6%.
Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, trong đó liên quan gồm cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì dư nợ tín dụng này khoảng 57% tổng dư nợ- tức là khoảng hơn 1 triệu tỉ đồng.
Vì vậy, “nếu sản xuất, kinh doanh khó khăn, nợ xấu của các doanh nghiệp tăng cao cùng với khó khăn của thị trường bất động sản thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành sản xuất như xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, ngành thép ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Do đó, cũng ảnh hưởng đến đời sống việc làm không chỉ của các doanh nghiệp liên quan đến bất động sản, mà ảnh hưởng đến đời sống chung của người dân. Vì vậy, cần phải quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản”- bộ trưởng nói.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Bộ trưởng Dũng, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản phát triển tự phát phong trào và thiếu quy hoạch, kế hoạch, do đó dẫn đến cung rất lớn so với cầu. Hiện nay, cả nước có 2.399 dự án theo thống kê của 44 tỉnh, thành và có xấp xỉ khoảng 71.000ha đất cho bất động sản, riêng Hà Nội hiện nay có 368 dự án với khoảng 20.000ha cho bất động sản, những dự án đang triển khai chiếm khoảng 40%- tức là 8.000ha với 233 dự án.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho cả nước hiện nay có 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng, và 25.870m2 nhà văn phòng cho thuê. Điều này cho thấy, sản phẩm bất động sản chủ yếu là hàng cao cấp và hàng trung bình ở mức độ cao, còn sản phẩm bất động sản cho người thu nhập thấp, những đối tượng xã hội thì rất ít.
“Về cơ cấu sản phẩm bất động sản rất bất hợp lý như tôi vừa nói, nhà diện tích vừa, nhỏ, giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân còn khó khăn và khả năng thanh toán của một nền kinh tế với một mức thu nhập bình quân hơn 1.300USD/năm/đầu người thì hiện nay rất yếu”- bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngoài ra, cũng theo đánh giá của người đứng đầu Bộ Xây dựng, vốn cho các dự án bất động sản chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng là chính và vốn đóng góp của người dân mua nhà nên khi hàng không bán được, thị trường “đóng băng”, nợ xấu bất động sản tăng cao và gây khó khăn.
Hiện nay, Chính phủ đang tập trung hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng nói chung và đặc biệt là liên quan đến phát triển đô thị và kinh doanh bất động sản, để tăng cường sự kiểm soát thống nhất trong phát triển đô thị và kinh doanh bất động sản cả về quy hoạch và theo kế hoạch.
Ngoài ra, ngành xây dựng đang tập trung rà soát các dự án bất động sản theo Chỉ thị 2196 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu những dự án cần phải dừng lại thì Hà Nội cũng dừng rất nhiều dự án. Và để “cứu” thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cùng với Ngân hàng Nhà nước mở rộng tín dụng cho vay cho nhà đầu tư, nhà ở và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội.
Tại phiên họp này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép miễn- giảm thuế VAT cho các hộ gia đình cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở lần đầu, cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất. Bộ trưởng cho hay, đây là ý kiến đề nghị của đại đa số các doanh nghiệp hiện nay.
Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quyền nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nhà ở. Bộ trưởng còn đề nghị các địa phương- đặc biệt là hai trung tâm lớn về kinh tế là Hà Nội và TPHCM- tập trung giải quyết nhanh các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Về vấn đề tồn kho vật liệu xây dựng, theo Bộ trưởng Dũng, hàng tồn kho vật liệu xây dựng đang tăng do tổng đầu tư xã hội giảm. Đối với gạch ốp lát, vật liệu xây dựng nung và không nung, đặc biệt là kính xây dựng tồn kho khá nhiều, tương đương với hai tháng sản xuất. Riêng ximăng ước sản xuất 10 tháng đạt 44,1 triệu tấn tiêu thụ, như vậy tồn kho đã giảm. Tồn kho của ximăng chỉ bằng 17 ngày sản xuất- tức là 2,57 triệu tấn.
Như vậy, sản xuất ximăng nói tổng thể là tương đối an toàn và sản xuất được 85% công suất khai thác. Riêng Tổng Công ty Ximăng Việt Nam (ViCem) 10 tháng sản xuất được 15,8 triệu tấn ximăng clinker và đạt được 81% kế hoạch năm và tính đến 25.10 tồn kho 1,55 triệu tấn- tương đương với 20 ngày sản xuất…
Theo laodong
Dân đội đá vá... quốc lộ
Dự án mở rộng quốc lộ (QL) 50, đoạn từ phà Mỹ Lợi (H.Gò Công) đến TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) dài 51,3 km, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010. Thế nhưng đến nay, sau gần 5 năm khởi công, công trình vẫn chưa bàn giao mặt đường xuất hiện hàng loạt "ổ voi, ổ gà" khiến người dân hết sức bức xúc.
Mặc dù từ nhiều năm nay, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều văn bản hối thúc, kiến nghị chủ đầu tư và các đơn vị thi công sớm hoàn thành tuyến đường độc đạo ven biển từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây này, nhưng chưa có kết quả. Báo chí cũng đã từng nhiều lần lên tiếng về "con đường đau khổ" này nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Chính vì vậy mà gần đây xảy ra chuyện người dân tự "đội đá vá đường"! Điều trớ trêu là không phải người dân đội đá vá đường làng mà là vá... QL - một việc hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của họ. Vậy mà khi báo chí đưa tin về chuyện người dân "đội đá vá đường", ngay lập tức một vị lãnh đạo tỉnh lên tiếng sẽ "khen thưởng xứng đáng"!
Khen thưởng cho dân cũng được thôi, bởi mặc dù không hề biết kỹ thuật, nhưng thấy việc chướng mắt nên họ tự bỏ tiền túi ra để hùn mua cát, đá, xi măng rồi trực tiếp... vá đường để thuận tiện cho việc đi lại trước mắt. Vấn đề đặt ra ở đây là có nên khuyến khích người dân tham gia sửa chữa QL không? Bởi vì ngoài việc gây tốn kém cho dân, về kỹ thuật thì chắc chắn là không đạt. Hơn nữa hiện nay, tuyến đường này rất xấu, xe cộ lưu thông đông, nếu trong lúc bà con đang hì hục thi công, lỡ xảy ra tai nạn thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Tất nhiên cũng cần phải nói tới trách nhiệm của ngành GTVT, đơn vị chủ đầu tư dự án và các nhà thầu thi công. Có thể các đơn vị liên quan sẽ viện ra nhiều lý do, như: thiếu vốn, thời tiết xấu, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới... Nhưng việc duy tu, sửa chữa để khắc phục tạm thời những ổ gà, ổ voi nguy hiểm họ cũng bỏ mặc để cho người dân tự làm thì phải nói là thiếu trách nhiệm.
Nghe tin những người tham gia vá QL50 sẽ được UBND tỉnh trọng thưởng, gần đây một số bà con nông dân ở xã Thân Cửu Nghĩa và Tân Lý Tây (H.Châu Thành, Tiền Giang) cũng hưởng ứng "phong trào" đem đá ra vá ổ gà, ổ voi trên... QL1. Đây đúng là việc làm đáng khen của người dân nhưng có nên khuyến khích họ làm thay các đơn vị chức năng hay không? Bà Nguyễn Thị Minh Thủy, Phó giám đốc Sở GTVT Tiền Giang, cho biết do người dân quá bức xúc nên đã tự làm nhưng việc này không khuyến khích, bởi đây là trách nhiệm của đơn vị quản lý, mà cụ thể ở QL50 là của Ban quản lý dự án giao thông 7 trực thuộc Bộ GTVT.
Theo TNO
TP.Hồ Chí Minh: Hơn 311.000 căn nhà chưa có giấy tờ Theo kế hoạch, đến tháng 6.2013, TPHCM sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (gọi tắt là giấy chứng nhận nhà đất - GCNNĐ). Đến hết quý II/2012, số lượng nhà đất chưa được cấp GCN lần đầu còn lại khoảng 311.000. Chỉ mới có 40% số căn hộ trong các dự án đã...