Bộ trưởng Vương Đình Huệ và việc tăng lương
Sau nhiều cân nhắc, cuối cùng Chính phủ và Bộ Tài chính mới quyết định tăng lương, dù mức tăng chỉ 100 ngàn mỗi tháng, và cũng cho chỉ 7-8 triệu người, tức là chỉ khoảng 1/3 số đối tượng đáng lẽ được tăng lương theo lộ trình.
Chính phủ đề xuất tăng lương thêm 100 nghìn đồng mỗi tháng cho khoảng 7 – 8 triệu người hưởng lương.
Cái khó này rất đáng được thông cảm, bởi theo phát biểu của Bộ trưởng Vương Đình Huệ sáng nay 31.10 tại Quốc hội, để có khoản thu cho việc tăng 100 ngàn tiền lương này, Chính phủ đã buộc phải tính đến việc giảm đầu tư công, để có khoảng 10 ngàn tỉ đồng phải tiết kiệm chi thường xuyên, thậm chí, phát hành thêm trái phiếu khoảng 50-60 ngàn tỉ khác trong khi đã “thống nhất không tăng thêm dự toán thu 2013″.
9 tháng của năm 2012 đã lần đầu tiên chứng kiến 1 kỷ lục: 28 tỉnh thành, trong đó có những trọng điểm thu, đã không đạt dự toán thu. Ngân sách rỗng là một thực tế. Và Bộ trưởng Bộ Tài chính, hay Thủ tướng không thể móc tiền túi cho việc tăng lương.
Video đang HOT
Nhưng trong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ an sinh xã hội tối thiểu này, Bộ trưởng Huệ chỉ dùng “lạc quan” một chữ: Đó là chữ tăng.
Thực tế, 100 ngàn tăng thêm mỗi tháng cho 7-8 triệu đối tượng này không thể gọi là tăng, bởi cứ tính đúng như dự báo của Chính phủ, lạm phát 2013 sẽ vào khoảng 8%, thêm vào tăng giá tâm lý, có thể nói, khoản nhỏ nhoi gọi là “tăng” này, là không đủ bù trượt giá. Huống chi nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, dùng được để tính lương tối thiểu hiện nay vẫn đang được tính toán trên cơ sở giỏ hàng hóa của năm 1985, tức là gần 30 năm trước.
Vụ trưởng Vụ Tiền lương- Bộ Nội vụ, ông Đoàn Cường, có lần đã nói đầy lạc quan về Đề án Cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020: Tinh thần là sẽ cải cách lương để công chức có thể sống được bằng lương. Nhưng với 100 ngàn an ủi này, có thể nói Đề án đã khởi đầu không được tốt lắm.
Sáng nay, có đại biểu Quốc hội đã nói về kỳ vọng vào việc tăng lương, như một “biện pháp kích cầu”. Có đại biểu còn lạc quan đề xuất “Chính phủ cần giải quyết căn cơ trong việc tăng lương lần này”. Nhưng kích cầu, tháo gỡ hàng tồn sao được khi việc “tăng lương” không đủ bù cho tăng giá. Nhưng giải quyết căn cơ sao được khi 7-8 triệu người được tăng lương, trong khi hơn 80 triệu dân còn lại phải chịu tăng giá, có khi lại khởi đầu từ việc 7-8 triệu người được tăng lương.
Còn một con số nữa đáng để nói. Đó là có tới 22 triệu người, tức là ¼ dân số “hưởng lương”. Nhiều đến vô lý, nhất là đối với những người phải đóng thuế nhưng không có lương. Tất nhiên, tất cả những vô lý này bắt nguồn từ một con số vô lý cơ bản khác: Sau 4 năm thực hiện NĐ 132 về tinh giản biên chế, 54.220 người đã được tinh giản. Tuy nhiên, sau “tinh giản”, biên chế bộ máy hành chính nhà nước tăng thêm 25%. Cụ thể hơn, nếu đầu những năm 2000, tổng biên chế công chức hành chính của cả nước chỉ trên dưới 200 ngàn người thì sau “tinh giản”, đã lên tới 260 ngàn.
Nhớ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Huệ đã có câu nói bất hủ về nguồn tiền tăng lương đang khó đến mức: “trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền”. Chuyện này bảo là nói đùa cũng đúng mà bảo Bộ trưởng nói thật cũng không sai.
Theo laodong
2013: Lương tối thiểu tăng 100 nghìn
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ
Tại phiên họp Quốc hội sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Chính phủ sẽ trình Quốc hội phương án tăng lương tối thiểu chung năm 2013 cho công chức, viên chức lên 100.000 đồng/tháng từ 1/7/2013.
Như vậy với đề án này, trong năm tới, khoảng 8 triệu người bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức, sẽ được áp dụng mức lương 1.150.000 đồng/tháng.
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Vấn đề tăng lương đúng lộ trình không chỉ là mong muốn của tất cả cán bộ công chức, những người đang làm công ăn lương trong đó cũng có cả cá nhân Bộ trưởng, mà còn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Theo Bộ trưởng Huệ, mức tăng dự kiến ban đầu lương tối thiểu chung năm 2013 từ 1.050.000 đồng/tháng lên mức 1.300.000 đồng/tháng. Để đáp ứng nhu cầu chi tăng lương này, nguồn ngân sách cần chi trong năm 2013 khoảng 60-65 ngàn tỉ đồng, đó là chưa kể cần thêm khoảng 29.000 tỷ đồng phụ cấp công vụ. Điều này vượt quá khả năng cân đối thu ngân sách, vì thực tế dự toán thu, mức tăng thu năm 2013 cũng có thể không đạt do dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ dừng ở mức 5,8 %.
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận ngày hôm qua, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đều đề nghị Chính Phủ vẫn nên tiếp tục tăng lương tối thiểu theo lộ trình dù có thể giảm mức tăng, hỗ trợ cho những cán bộ công chức đang có đời sống khó khăn, cán bộ đã về hưu... Chính vì vậy, để đáp ứng kiến nghị trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính trình Quốc hội phương án tăng lương ngay sau khi xem xét và biểu quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013. "Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, phương án tăng 100.000 đồng/tháng được coi là thích hợp và khả thi nhất" - Bộ trưởng Huệ nhận định.
Với phương án tăng lương tối thiểu lên 100.000 đồng/tháng trong 6 tháng năm 2013, theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, Chính phủ bắt buộc phải cơ cấu lại thu chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công 10.000 tỷ đồng xuống còn khoảng 170.000 tỷ đồng...
Theo 24h
"Tăng lương được đồng nào hay đồng đó" "Đối với người lao động, lương tăng được đồng nào hay đồng đó. Với nhiều người, vài ba trăm nghìn đồng không nhiều nhưng với những người sống hoàn toàn bằng lương, tăng lương, dù thấp rất quan trọng" - Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng trao đổi. Đến thời điểm này, Chính phủ vẫn giữ quan...