Bộ trưởng Tư pháp: ‘Xử đại án, anh em thi hành án rất lo’
Mỗi khi xử đại án tham nhũng, người dân thì phấn khởi nhưng anh em thi hành án rất lo”, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói.
Sáng 12/6, trước câu hỏi và gợi ý của đại biểu Đỗ Văn Đương, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay: “Cảm ơn đại biểu. Mỗi khi xử các vụ đại án tham nhũng không khí người dân phấn khởi nhưng anh em thì hành án rất lo”.
Vị Bộ trưởng chia sẻ, nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký tài sản thống nhất, minh bạch. Việc mua bán qua thẻ tín dụng chưa thực hiện nghiêm.
Bên cạnh đó, có sự cắt khúc nghiêm trọng trong các khâu tố tụng hình sự, điều tra, truy tố…; việc thi hành tách ra khỏi cơ quan thi hành án.
“Có lý do thi hành án theo quy định của luật phải theo đơn yêu cầu, ví dụ trong vụ Vinashin, khi bồi thường cho doanh nghiệp con cháu của Vinashin thì phải có yêu cầu của con, cháu. Nhưng con cháu không buộc ông trả số tiền đó, dù không phải ít”, Bộ trưởng Cường dẫn chứng.
Huỳnh Thị Huyền Như liên quan đến một vụ đại án mới được đưa ra xét xử.
Về hướng xử lý các bất cập, ông Cường dẫn việc nghiên cứu, đề xuất cùng Hiến pháp mới để hoàn thiện thể chế, tiếp nối, liên thông giữa cơ quan thi hành án dân sự ngay khi bắt đầu khâu điều tra, truy tố như kê biên, phong tỏa tài sản; kết nối hoạt động tòa án với thi hành án dân sự.
Về chính sách hình sự, cần đổi mới thế nào với tội tham nhũng?
Video đang HOT
Trước câu hỏi này của đại biểu Đương, theo Bộ trưởng Cường, định hướng lớn trong việc sửa đổi Bộ Luật Hình sự đã được ban soạn thảo đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ cũng đã cho ý kiến. Đồng thời Ban Nội chính trung ương cũng đã làm việc với Bộ Tư pháp theo hướng bổ sung thêm các tội danh tham nhũng, nội luật hóa quy định quốc tế.
“Ví dụ, thêm tội làm giàu bất hợp pháp như không chứng minh được từ nguồn nào mà có tài sản, kê khai tài sản rắc rối hay tội tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân mà hiện chỉ trong lĩnh vực công”, ông Cường thông tin
Trước đó, vào cuối buổi chất vấn chiều 11/6, đại biểu Đỗ Văn Đương cho hay, vừa qua cử tri rất hoan nghênh đã đưa ra truy tố xét xử rất nhiều đại án về kinh tế tham nhũng, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho đất nước và cho nhân dân. Riêng vụ Huyền Như đã tới 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Đương, cử tri cũng rất buồn vì thu hồi tài sản trong các vụ án này tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm phần nhỏ.Ngoài ra, Chính phủ cũng đồng tình việc sẽ truy tố pháp nhân, cụ thể doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong việc rửa tiền.
“Theo tổng kết chúng tôi theo dõi chỉ khoảng dưới 10%, còn phần lớn kia đi đâu? Có phải chăng cứ đi tù rồi xong. Vậy xin hỏi Bộ trưởng dưới góc độ là thi hành án dân sự trong vụ án hình sự này thì Bộ trưởng có giải pháp gì để kết nối giữa công tác điều tra, truy tố xét xử với công tác thu hồi tài sản cho nhà nước và cho công dân?”, đại biểu chất vấn.
Ở góc độ Trưởng ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), đại biểu Đương muốn biết quan điểm của Bộ trưởng Cường về chính sách hình sự đối với loại tội này như thế nào cho nghiêm minh. “Chẳng hạn như bổ sung vào hình phạt tù suốt đời để sống mà còn phải trả tiền, chứ không phải chỉ tử hình là xong hoặc đi tù là xong và phạt tiền phạt nặng” – ông Đương gợi ý.
29 luật, pháp lệnh còn nội dung hạn chế quyền con người, công dân
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc nhắc tới điều 159 Bộ Luật Hình sự về tội kinh doanh trái phép và chất vấn về tính hợp hiến so với Hiến pháp mới ban hành. Đây là một trong các tội danh dẫn đến mức án 30 năm tù của bị cáo Nguyễn Đức Kiên trong phiên xử hồi đầu tuần.
“Theo nội dung, tinh thần của Hiến pháp mới, điều 159 Bộ Luật Hình sự về Tội kinh doanh trái phép có trái? Có nên bãi bỏ hay sửa đổi?” – đại biểu Phúc chất vấn.
Cũng liên quan tới nội dung quyền con người, quyền công dân, Phó chánh án TAND tối cao Trần Văn Độ muốn biết quyền con người, quyền công dân còn bị hạn chế bởi bao nhiêu văn bản dưới luật và giải pháp khắc phục.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay, qua rà soát, hiện có 29 luật, pháp lệnh cần sửa đổi bổ sung để bảo đảo quyền con người, công dân.
Trong số đó, có 7 văn bản chưa được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2015. Sắp tới, Bộ sẽ chính thức có ý kiến đề nghị bổ sung thêm, trong đó có vấn đề tự do kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật, Bộ trưởng Cường cho hay, kết quả kiểm tra văn bản trong báo cáo của Chính phủ tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội 13 hết hết 30/4/2014 phát hiện 312 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (chiếm 5 phần nghìn tổng số văn bản ban hành), trong đó có 54 văn bản sai về nội dung. Trong đó, riêng từ tháng 10/2013 đến 30/4/2014 phát hiện 21 văn bản sai về nội dung.
Toàn bộ các văn bản này đều không vi hiến mà chỉ chưa phù hợp với nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng. Trong số 54 văn bản sai nội dung thì 19 văn bản được sửa ngay.
Tuy nhiên, trên cương vị người đứng đầu ngành Tư pháp, ông Cường cho rằng, khi đã có Hiến pháp mới, nếu tiếp tục sai thì không thể chấp nhận được. Sắp tới, Bộ sẽ có báo cáo hàng tháng tại phiên họp của Chính phủ.
Chốt lại phần chất vấn Bộ trưởng Tư pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, một khi đã có luật mẹ – Hiến pháp mới – thì phải tổ chức thi hành. Ông đề nghị căn cứ vào kế hoạch, Ủy ban Tư pháp giúp Quốc hội, Chính phủ, Chánh án TAND tối cao thực hiện nghị quyết tổ chức thi hành Hiến pháp.
Trước con số 29 văn bản có vấn đề về quyền cơ bản về quyền con người, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu định kỳ báo cáo tại kỳ họp Quốc hội. “Có kế hoạch, chương trình rồi nhưng nếu không tổ chức thực hiện rốt ráo thì hiệu quả thấp”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo Zing
Những cách ứng xử tại tòa của vợ bầu Kiên
Trước kiến nghị điều tra vì giúp chồng trốn thuế, bà Đặng Ngọc Lan, vợ Bầu Kiên vẫn có những ứng xử hết sức điềm tĩnh.
Nguyễn Đức Kiên bị truy tố bởi bốn tội danh: kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hiệu quả nghiêm trọng. Theo đó, tổng hình phạt tù của 4 tội danh dành cho bầu Kiên là 30 năm tù giam, cấm đảm nhiệm các chức vụ ngân hàng trong thời hạn 5 năm sau khi mãn hạn tù.
Trong bản án tuyên ngày 9/6, TAND Hà Nội kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ hành vi của bà Lan và Nguyễn Thúy Hương (em gái bị cáo Nguyễn Đức Kiên) trong việc giúp sức tích cực cho ông Kiên trốn thuế 25 tỷ đồng. "Nếu phát hiện những người này này vi phạm thì phải xử lý theo quy định pháp luật", bản án kiến nghị.
Trước kiến nghị điều tra vì giúp chồng trốn thuế, bà Đặng Ngọc Lan, vợ Bầu Kiên vẫn có những ứng xử hết sức điềm tĩnh
Khi tuyên đọc về phần trốn thuế của Nguyễn Đức Kiên, HĐXX khẳng định do biết Quốc hội có Nghị quyết về việc miễn thuế thu nhập cá nhân trong sáu tháng đầu năm 2009, để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp cho Công ty B&B do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT, Kiên đã giao cho vợ là Đặng Ngọc Lan, Tổng Giám đốc Công ty B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với em gái Kiên là Nguyễn Thúy Hương.
Trước đó trong một số lần bị thẩm vấn, bà Lan cho rằng, năm 2009, công ty B&B bị thua lỗ 268 tỷ đồng. Nếu nhà chức trách có kết luận việc công ty không nộp thuế thì cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn để bà làm các thủ tục, chứ bà không trốn. Ngược với nội dung trình bày của vợ ông Kiên, đại diện B&B tại tòa lại cho hay năm đó doanh nghiệp này "hoạt động có lãi". Tổng cục thuế cũng khẳng định "có lãi" và theo luật thì phải nộp thuế. Cũng căn cứ tài liệu B&B cung cấp trong đợt thanh tra năm 2009, Cục Thuế Hà Nội xác định công ty này không lỗ.
Bị truy hỏi về những mâu thuẫn này, trước tòa, bà Lan cho hay không tham gia điều hành ở Công ty B&B, mọi việc do ông Kiên thực hiện, bà không biết gì về hoạt động của công ty. Tin chồng không làm gì sai nên khi ông đưa giấy tờ gì bà đều ký, việc này thực hiện ở nhà vì lúc đó bà đang nghỉ sinh con.
Trả lời trước tòa, bà Lan còn cho biết, "nếu có vấn đề vi phạm về thuế, theo nhận thức cá nhân của tôi, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn cho doanh nghiệp để bổ sung".
Nguyễn Đức Kiên cũng thừa nhận, khi ký hợp đồng ủy thác thì vợ mới sinh, còn em gái mới chuyển từ nghề giáo viên sang kinh doanh nên ông là người điều hành. "Tôi đồng ý cho em gái kinh doanh giá vàng và nhận lời giúp em kinh doanh. Vợ tôi không làm gì chỉ ký giấy tờ cần thiết", cựu phó chủ tịch HĐQT ACB trình bày.
Không chỉ bị xác định trốn thuế bằng thủ đoạn tinh vi, lắt léo, trong phần tuyên án hôm qua, đánh giá về hành vi cố ý làm trái của ông Kiên, HĐXX cho rằng ông Kiên đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật nói chung, pháp luật về ngân hàng nói riêng để cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra dòng tiền ảo, chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác làm tăng trưởng tín dụng ảo, lợi nhuận ảo và tăng trưởng giá trị cổ phiếu ảo... Sự cạnh tranh không lành mạnh và không dựa trên quy luật thị trường bị bóp méo nhằm tạo lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.
Theo Chất lượng Việt Nam
Chánh tòa Tối cao: 30 năm cho bầu Kiên là không thấp Bản án tuyên khá toàn diện, tôi tôn trọng quyết định của Hội đồng xét xử", Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình nói về vụ án bầu Kiên Trong buổi chất vấn sáng 12/6, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi liên quan tới vụ án bầu Kiên. "Hiện có rất nhiều ý kiến khác nhau. Luật sư nghĩ khác, doanh...