Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Đang quyết liệt xử lý nhân sự ở Habeco
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết Bộ Công Thương đang tiến hành kiểm tra những sai phạm tại Habeco, đồng thời tiếp tục làm các thủ tục để thoái vốn tại doanh nghiệp này.
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết cơ quan này đang quyết liệt xử lý các tồn đọng trong kinh doanh, thoái vốn ở Tổng công ty Cổ phần bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco), trong đó then chốt là vấn đề nhân sự.
Có thể thoái vốn tiếp trong 2018
Ông Tuấn Anh cho biết Bộ Công Thương đang tích cực chỉ đạo doanh nghiệp thoái vốn tại Habeco là thực hiện lộ trình riêng theo quyết định của Chính phủ.
“Chính phủ yêu cầu Bộ có Ban chỉ đạo. Tuy nhiên, hoạt động cụ thể thì doanh nghiệp phải trực tiếp triển khai thực hiện”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Theo đó, Bộ đã chỉ đạo doanh nghiệp tích cực làm việc với các đối tác liên quan, nhất là đối tác nước ngoài. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng “nếu tích cực thì trong năm 2018 này, việc thoái vốn vẫn có thể được thực hiện”.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Công Thương không loại trừ những yếu tố không lường trước của quá trình đàm phán với các đối tác.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Habeco khó khăn, Bộ trưởng cho biết Bộ “đang quyết liệt xử lý các tồn đọng”.
Ông chỉ rõ “yếu tố đầu tiên, then chốt nhất vẫn là yếu tố con người. Người đứng đầu rất quan trọng, không chỉ là chịu trách nhiệm trước pháp luật mà có những chiến lược đầu tư kinh doanh có hiệu quả cũng như khắc phục những tồn tại”.
Thời gian qua, tại Habeco có một số vấn đề có vi phạm, thậm chí là sai phạm pháp luật, Bộ Công Thương đang chỉ đạo tổ chức kiểm tra và trên cơ sở xác định vi phạm thì sẽ xử lý.
“Trước mắt, chúng tôi lập tức triển khai ngay công tác nhân sự để làm sao nhân sự thay thế đảm bảo cho năng lực điều hành, quản trị doanh nghiệp vừa thực hiện việc bán vốn, vừa đảm bảo khôi phục kinh doanh có hiệu quả”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Quyết liệt chỉ đạo bán vốn nhà nước
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thông tin việc cơ quan này đang quyết liệt chỉ đạo việc thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp ngành điện, dầu khí, than – khoáng sản. Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã IPO thành công như PV Power, PV Oil; một số đơn vị khác chưa thành công nhưng đã tạo được tiền đề, có quy trình phù hợp để thoái vốn, bán vốn nhà nước.
Video đang HOT
Căn cứ tính chất mức độ các đề án, Bộ sẽ triển khai thoái vốn, bán vốn ở các doanh nghiệp ngành điện, dầu khí, than – khoáng sản. Đây là các bước cần thiết để thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Kiểm toán chỉ ra nhiều sai phạm tại Habeco
Trong Báo cáo kiểm toán phát hành ngày 6.2, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều nhiều thiếu sót và sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn, chính sách giá mua bia, chính sách tiêu thụ sản phẩm… tại Habeco.
Cụ thể, Habeco đã không thực hiện mua nguyên vật liệu chính thông qua đấu thầu mà thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh cho lô hàng trên 5 tỷ đồng.
Habeco cũng không tổ chức đấu thầu mua nguyên liệu malt, chỉ chào hàng hạn chế, sau đó chọn giá chào thấp nhất để làm giá mua, số lượng mua không dành toàn bộ cho nhà cung cấp có giá thấp nhất mà phân bổ cho nhiều nhà cung cấp theo giá thấp nhất.
Trong phân bổ sản lượng bia Hà Nội gia công cho các đơn vị thành viên, về nguyên tắc, Habeco thực hiện dựa trên kế hoạch tiêu thụ tại các khu vực, năng lực sản xuất, thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của năm trước… Trên thực tế, Habeco chưa có tài liệu thuyết minh việc phân bổ này.
Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện việc phân bổ chỉ tiêu sản xuất cho các đơn vị thành viên của Habeco có sự khác biệt rất lớn giữa năng lực sản xuất với sản lượng được phân bổ.
Về chính sách giá mua bia của công ty mẹ đối với các công ty con, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng Habeco chưa có sự liên hệ giữa giá mua với giá thành hay lợi nhuận của nhà sản xuất, việc xác định giá mua đều dựa trên cơ sở giá mua của năm trước được điều chỉnh theo yếu tố thuế hoặc giá đầu ra.
Về chính sách tiêu thụ sản phẩm, công ty mẹ Habeco ban hành giá bán các sản phẩm cho Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco và Công ty Cổ phần thương mại bia Habeco và chỉ đạo giá bán ra thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót.
Bộ Công Thương thay chủ tịch tại Habeco
Theo dự kiến, trong đại hội cổ đông của Habeco giữa tháng 6, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) hiện tại là ông Đỗ Xuân Hạ sẽ nghỉ hưu sớm dù còn 2 năm công tác nữa. Vị trí chủ tịch mới đồng thời là người đại diện vốn của Bộ Công Thương dự kiến là ông Trần Đình Thanh.Ông Trần Đình Thanh sinh năm 1969, có bằng tiến sĩ hóa học và thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Thanh đã từng nắm giữ các chức vụ quan trọng tại các công ty con của Habeco. Ông từng là Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư phát triển công nghệ bia – rượu – nước giải khát Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần bia – rượu – nước giải khát Hà Nội – Quảng Ninh.Ông Thanh là Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc Habeco. Quyết định thay đổi nhân sự này đã được Bộ Công Thương ủng hộ.
Theo Đ.Anh – Hiếu Công (Vietnamfinance)
Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời tạp chí của Pháp về EVFTA
Cuối năm 2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). Dự kiến Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong năm 2018. Nhân chuyến công du châu Âu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi trả lời phỏng vấn trực tiếp phóng viên Tạp chí CAP'IDF (Tạp chí Hiệp hội giới chủ Pháp MEDEF IDF) thuộc Liên đoàn giới chủ Pháp vùng Ile xoay quanh chủ đề này.
Bài trả lời phỏng vấn Tạp chí CAP'IDF của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh có tiêu đề là "Việt Nam sẽ trở thành cửa ngõ để Liên minh châu Âu tiến vào ASEAN". Được sự đồng ý của các bên liên quan, Dân Việt xin đăng toàn văn bài phỏng vấn này.
Thưa Bộ trưởng, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã kết thúc cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do vào cuối năm 2015 và dự kiến có hiệu lực trong năm 2018. Những ưu thế chính của Hiệp định nêu trên là gì?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Hiệp định FTA mà Việt Nam và EU đã thống nhất mang tính toàn diện, chất lượng cao và cân bằng lợi ích cho cả hai bên. Với đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại, đầu tư song phương là tính bổ sung mạnh mẽ, ít lĩnh vực cạnh tranh đối đầu, dự kiến Hiệp định EVFTA sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho doanh nghiệp hai bên. Một số lợi ích chính là:
Việ Nam cam kết mở cửa thị trường lên tới hơn 99% số dòng thuế và kim ngạch thương mại, thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu mà hai bên có thể mạnh như dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản nhiệt đới, đồ gỗ... Phía EU sẽ là các sản phẩm gồm ô tô, máy móc-thiết bị, rượu bia, dược phẩm, nông sản ôn đới...
Về thương mại dịch vụ, cam kết của hai bên đều đi xa hơn cam kết trong khuôn khổ WTO. Các doanh nghiệp EU sẽ được hưởng ưu đãi hơn khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp EU có thế mạnh như dịch vụ tài chính-ngân hàng, phân phối, vận tải... Các cam kết nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam.
Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của các nước EU nói chung và việc cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành từ cuối năm 2015, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực.
Hơn nữa trong Hiệp định này, Việt Nam có cam kết trong các lĩnh vực mới như mua sắm của Chính phủ, bảo hộ sở hữu trí tuệ mức độ cao, chính sách cạnh tranh... Các cam kết này cũng sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cận thị trường của nhau, đảm bảo lợi ích tổng thể, cân bằng; đồng thời đòi hỏi Việt Nam điều chỉnh một số quy định trong nước liên quan.
Trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU cũng đã thống nhất khuôn khổ cho các chương trình hợp tác và nâng cao năng lực trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Khuôn khổ này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục xây dựng hệ thống pháp lý, hỗ trợ triển khai các cam kết trong Hiệp định... hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư song phương trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Bìa cuốn Tạp chí CAP'IDF số 61, tháng 6.2017 có đăng bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. (Ảnh: P.V)
Ngài mong đợi điều gì về việc mở cửa với một trong những thị trường chính trên thế giới, thưa Bộ trưởng?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chiếm khối lượng hàng hóa dịch vụ được giao thương trên toàn thế giới, là nhà đầu tư lớn nhất tại ASEAN, EU là đối tác truyền thống nhưng vẫn vô cùng tiềm năng đối với Việt Nam. Việt Nam vẫn luôn coi trọng và đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nên kỳ vọng đối với thị trường EU tập trung ở 3 lĩnh vực sau:
Tăng trưởng kim ngạch giao thương hai chiều nhảy vọt: EU được đánh giá là một thị trường EU rộng lớn và tiềm năng với hơn 500 triệu dân đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, da giầy, thủy sản, cà phê.... Có những mặt hàng ví dụ như dệt may, hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU mới chỉ đáp ứng khoảng 1% nhu cầu người tiêu dùng.
Ngược lại, nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến của EU sẽ là nguồn cung tin cậy cho máy móc thiết bị, công nghệ hay một số nguyên liệu đầu vào mà hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu từ các thị trường khác với giá cả và chất lượng kém cạnh tranh hơn.
Theo hải quan Việt Nam, kim ngạch song phương Việt Nam - EU đạt 45,07 tỷ USD năm 2016 với tốc độ tăng trưởng 8,93% so với 2015. Việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường có khả năng thúc đẩy kim ngạch hai chiều đạt khoảng 100 tỷ USD/năm.
Thu hút đầu tư từ 28 nước thành viên EU: Hiện nay EU là nhà đầu tư lớn nhất ở một số thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ hay ngay trong khu vực ASEAN nhưng chưa phải là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. EVFTA với các cam kết vô cùng cởi mở, tiến bộ đảm bảo một môi trường kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn tại Việt Nam; độ mở cửa của Việt Nam ra thị trường thế giới; tính liên kết chặt chẽ với các thị trường trong khu vực khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành; cùng với trình độ phát triển kinh tế ngày càng cải thiện hơn của Việt Nam. Tất cả những điều kiện trên sẽ là đường dẫn thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam.
Cuối cùng, việc mở cửa thị trường, đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký tạo ra động lực cũng như sức ép cải cách đối với nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển thị trường, tiếp cận công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt buộc phải tự đổi mới, tự cải thiện năng lực của mình. Chính phủ Việt Nam cũng có động lực để đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý để đáp ứng kịp với tốc độ và nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam, tác động cộng hưởng của EVFTA và các FTA đã ký là rất lớn đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, đổi mới của các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam ngày càng tăng trưởng tại các thị trường có FTA.
Bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trên tạp chí của Pháp. (Ảnh: P.V)
Hiện nay những lĩnh vực nào là lĩnh vực hứa hẹn nhất và những lĩnh vực nào sẽ được gọi là nững lĩnh vực hứa hẹn trong tương lai, thưa Bộ trưởng?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Việc một lĩnh vực có được coi là hứa hẹn hay không tùy thuộc vào lợi thế cạnh tranh của mỗi bên. Đối với cả Việt Nam và EU, có thể nói thương mại hàng hóa sẽ là lĩnh vực hứa hẹn nhất hiện nay do việc xóa bỏ thuế quan sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vốn đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa hai bên.
Đối với EU, đầu tư và một số ngành dịch vụ thế mạnh như tài chính-ngân hàng, phân phối, vận tải, v.v. sẽ được hưởng lợi ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Việt Nam cũng sẽ có lợi ích từ nguồn đầu tư chất lượng cao của EU.
Trong tương lai, mua sắm của Chính phủ sẽ là lĩnh vực hai bên có thể khai thác dần. Trước mắt, các doanh nghiệp EU sẽ có nhiều khả năng tham gia và thu được lợi ích từ hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ công của Việt Nam sớm hơn các doanh nghiệp Việt Nam do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Ngoài ra, di chuyển thể nhân cũng là một lĩnh vực tiềm năng cho cả hai bên.
Một số nội dung khác như minh bạch hóa, cải cách thể chế, cạnh tranh, v.v. tuy không có tác động trực tiếp về mở cửa thị trường nhưng các cam kết và quy định mà Việt Nam và EU đã thống nhất sẽ tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, mang lại tác động tích cực đến tiến trình cải cách thể chế, giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định liên quan, có tác động lâu dài, sâu rộng và tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp hai bên khai thác lợi ích từ Hiệp định.
Ông có thể cho biết những kỳ vọng của Việt Nam trong khu vực là gì, thưa Bộ trưởng?
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Theo thống kê của Ủy ban Liên minh châu Âu, trong năm 2015, Việt Nam là đối tác Thương mại lớn thứ 2 của Liên minh châu Âu tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, với tỷ trọng 19,1% trong tổng kim ngạch thương mại giữa EU và ASEAN. Khi Hiệp định EVFTA được ký kết và dự kiến có hiệu lực trong năm 2018, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam có thể trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU tại khu vực ASEAN.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ trở thành điểm đến kinh doanh hứa hẹn nhất tại khu vực Đông Nam Á cho các doanh nghiệp châu Âu. Điều này không chỉ vì Việt Nam có tiềm năng mà còn là đầu mối của thị trường ASEAN trong tương lai nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN đã được hình thành cuối năm 2015.
Việt Nam sẽ trở thành cầu nối hữu hiệu giữa hai khu vực EU và ASEAN. Qua đây, vị thế của Việt Nam cũng sẽ được nâng tầm hơn trong quan hệ thương mại quốc tế cũng như với EU nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp châu Âu đang kinh doanh tại Việt Nam.
- Xin cảm ơn ngài Bộ trưởng!
"Trong tương lai, mua sắm của Chính phủ sẽ là lĩnh vực hai bên có thể khai thác dần. Trước mắt, các doanh nghiệp EU sẽ có nhiều khả năng tham gia và thu được lợi ích từ hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ công của Việt Nam sớm hơn các doanh nghiệp Việt Nam do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Ngoài ra, di chuyển thể nhân cũng là một lĩnh vực tiềm năng cho cả hai bên", Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Theo P.V (Tạp chí CAP'IDF)
Ông Nguyễn Hùng Dũng được bổ nhiệm HĐTV của PVN tới khi nghỉ hưu Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hùng Dũng giữ chức Thành viên HĐTV của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Ông Nguyễn Hùng Dũng được bổ nhiệm Hội đồng thành viên PVN tới khi nghỉ hưu (Ảnh: IT) Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có Quyết định 2010, bộ nhiệm...