Bộ trưởng Trần Hồng Hà lên tiếng về danh sách cán bộ đi chơi golf
Trao đổi với phóng viên Dân trí qua điện thoại, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định danh sách cán bộ, công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường đi chơi golf chiều 5/8 là không chính xác. “Tôi khẳng định không có bất cứ cuộc họp nào có chỉ đạo hoạt động như vậy”- Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi làm việc chiều 5/8 ở tỉnh Yên Bái (Ảnh: V.H)
-Bộ trưởng đã xem danh sách cán bộ đang công tác và đã nghỉ hưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có cả tên Bộ trưởng, tham gia chơi golf chiều 5/8 được lan truyền trên mạng xã hội ngày 5/8 hay chưa?
Việc họ đưa lên Facebook như vậy là không chính xác vì Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường diễn ra trong bối cảnh thiên tai, mưa lũ gây thiệt hại như vậy, đang cần phải tập trung phối hợp giải quyết nên đã được điều chỉnh lại chỉ tổ chức gọn nhẹ, kết hợp với việc quyên góp hỗ trợ bà con ở vùng thiên tai.
Hơn nữa, tôi đã có kế hoạch đến làm việc với tỉnh Yên Bái vào ngày 5/8 rồi. Tôi cũng phân công Thứ trưởng nào đến tỉnh Sơn La, đi đâu, đều đã có chỉ đạo phối hợp cả.
Tôi khẳng định không tham gia (chơi golf – PV). Danh sách đó với cá nhân tôi là không chính xác. Bộ Tài nguyên và Môi trường có các anh, các chị đã nghỉ hưu, có hội hưu trí nên việc đó (chơi golf-PV) lại là việc khác.
Danh sách tham gia giải golf kỷ niệm 15 năm thành lập Bộ TN – MT lan truyền trên mạng xã hội
Còn lãnh đạo Bộ, cán bộ của Bộ mà tôi đã chỉ đạo rồi mà vẫn tham gia vào hoạt động đó trong thời điểm này là tôi xử lý.
Sau khi làm việc với tỉnh Yên Bái, tôi đang trên đường lên Mù Cang Chải. Tôi đang kêu gọi cả Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng góp, ủng hộ người dân ở vùng thiên tai. Sau khi nghe tỉnh Yên Bái báo cáo vấn đề môi trường phức tạp, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã trao cho tỉnh 600 triệu để khắc phục vấn đề môi trường, cán bộ công chức ở Bộ hỗ trợ 200 triệu đồng; ở tỉnh Sơn La sẽ hỗ trợ 500 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, ở tỉnh Yên Bái, chúng tôi sẽ trao 200 giường tầng cho các cháu ở trường dân tộc nội trú và hỗ trợ thêm để mua trang thiết bị vật chất cho trường học của các cháu.
- Như vậy, Bộ trưởng khẳng định tất cả những cán bộ, công chức đang công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường đều không tham gia chơi golf chiều 5/8 giữa lúc tình hình thiên tai diễn biến phức tạp và gây hậu quả nặng nề ở Yên Bái, Sơn La?
Không tham gia. Đó có thể chỉ là dự kiến của hội golf của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghỉ hưu, còn tôi đã có chỉ đạo từ trước Lễ kỷ niệm rồi, hoạt động vui chơi giải trí tại dịp lễ kỷ niệm phải điều chỉnh, giao lưu hạn hẹp để gặp gỡ thôi. Sau đó tôi đã phân công cán bộ lên khu vực vừa xảy ra thiên tai, lũ lụt tàn phá để nắm tình hình, bởi chúng tôi có cán bộ thuỷ văn ở đó, phải lên để thăm hỏi, động viên anh em.
- Có nhiều ý kiến cho rằng nếu không có thiên tai, lũ lụt xảy ra ở tỉnh Yên Bái, Sơn La thì hoạt động chơi golf vẫn sẽ diễn ra bình thường?
Nếu không có hiện tượng thiên tai như vậy thì có thể anh em vẫn tổ chức, bởi số người chơi golf là cán bộ đã nghỉ hưu, họ có thể chơi golf chứ.
-Những cán bộ hưu trí của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thường xuyên chơi golf không? Cá nhân Bộ trưởng có chơi môn thể thao này?
Đây là môn thể thao tôi cũng chơi, nhưng không phải lúc thiên tai thời tiết như thế này mà có thể đi chơi được. Còn các bác, các chú đã nghỉ hưu có thể hàng tuần, hàng tháng đi chơi thì đó là việc của cá nhân họ.
Việc này không có trong chương trình chính thức nào cả. Từ trước tới nay chưa bao giờ có sự kiện nào mà tổ chức giải golf cả.
-Vậy ông sẽ chỉ đạo kiểm tra lại toàn bộ sự việc này chứ?
Tôi đang hỏi danh sách này ai lập, ở đâu ra, ai đề xuất như thế. Nếu có thì tôi cũng đồng ý với bạn là phải xem xét cho đúng mực. Người đề xuất như vậy có thể sẽ được yêu cầu báo cáo, kiểm điểm.
Tôi khẳng định không có bất cứ cuộc họp nào có chỉ đạo hoạt động như vậy. Có thể do anh em mời nhau, chơi với nhau thôi, nhưng cách thức làm không hợp lý.
- Xin cảm ơn ông!
Chiều 5/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác của Bộ lên thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ đồng bào tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả lũ ống lũ quét. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia; Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biển đổi khí hậu; Quỹ bảo vệ môi trường; Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân bị thiệt hại do lũ ống vừa qua tại Mù Cang Chải, Bộ trưởng Trần Hồng Hà giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái tham mưu cho UBND tỉnh có những phương án khắc phục môi trường, nguồn nước để đảm bảo vệ sinh tránh tình trạng phát sinh dịch bệnh. Đồng thời giao Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu nghiên cứu, đánh giá, rà soát và đề xuất những nguy cơ lũ ống, lũ quét trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia được giao tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ để kịp thời thông tin cho Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, UBND tỉnh Yên Bái, các sở ngành địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ngay trong chiều 5/8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã trực tiếp lên huyện Mù Cang Chải thị sát tình hình và chỉ đạo việc xử lý vấn đề môi trường sau thiên tai. ( V.H)
Thế Kha (thực hiện)
Theo Dantri
Bộ trưởng TN-MT: Tính toán việc nhận chìm bùn thải với cả đời nhiệt điện Vĩnh Tân
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giải thích, các chất nạo vét từ biển đều được xem là tài nguyên biển, cần cố gắng tái sử dụng ở mức cao nhất. Dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn nạo vét tại nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đã từng được đánh giá nhưng nay cần xét lại toàn diện để tính tới khả năng thực hiện trong toàn bộ tuổi đời dự án nhiệt điện này (70 năm).
Chiều 3/8, báo giới đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành có mặt tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 cập nhật thông tin về việc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được giao rà soát lại toàn bộ dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải nạo vét trước nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xuống biển Bình Thuận.
Trao đổi về vấn đề này, trước hết, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà phân tích, một số người dân có nhầm lẫn là vật chất nạo vét ở khu quay tàu là chất thải. Theo ông Hà, luật Tài nguyên môi trường biển Việt Nam, công ước London, về mặt thuật ngữ thì các vật chất nạo vét từ biển là tài nguyên và được khuyến cáo xem xét tái sử dụng, hoàn nguyên.
Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường cho biết, trước năm 2005 các hoạt động nhấn chìm vật chất cũng đã diễn ra như khi xây dựng cảng Cái Lân hay cảng Lạch Huyện đều làm theo cách thức này. Việc duy tu bảo dưỡng luồng lạch hàng năm cũng vẫn làm. Bộ Tài Nguyên - Môi trường tiếp cận vấn đề này theo hướng áp dụng luật Tài nguyên Môi trường biển (từ 2015), cần có tính toán, đánh giá tác động một cách cẩn trọng, bài bản hơn.
Trước năm 2015, vấn đề này chưa được quan tâm nhiều, chặt chẽ như hiện nay. Quan điểm, định hướng chúng luôn là không đánh đổi môi trường nhưng dự án khu nhiệt điện Vĩnh Tân đã được phê duyệt từ lâu. Các báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được xây dựng từ thời điểm đó (2007-2014). Vậy nên, Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng đặt vấn đề cần cập nhật việc này trong tình hình mới.
"Cái gì báo cáo đánh giá chưa nói tới thì báo cáo lần này đã xem xét, đánh giá toàn diện hơn. Quan điểm của Bộ là bảo vệ môi trường, không đánh đổi và môi trường hài hoà với phát triển" - Bộ trưởng Hồng Hà nói.
"Không có nhà khoa học... mạo danh"
Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại cuộc họp báo.
Thực tế, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Viện Hải dương Nha Trang học đã từng thực hiện nghiên cứu, khảo sát đánh giá tác động với khu vực nhận chìm vật chất với diện tích rộng tới 300ha chứ không chỉ 30ha như dự kiến khoanh vùng về khu vực nhận chìm. Viện Hải dương đã công bố kết quả việc khảo sát, đánh giá này.
Dù vậy, nhận thông tin từ báo chí, dư luận đặt ra các vấn đề thì cũng cần kiểm chứng lại do hiện trạng biển tại thời điểm làm báo cáo đánh giá tác động môi trường khi đó khác với hiện tại. Vì vậy, vừa qua, Chính phủ giao Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng ra rà soát, đánh giá lại toàn diện với dự án này (rà soát cả báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như toàn bộ hồ sơ dự án).
"Về phía Bộ Tài nguyên - Môi trường, chúng tôi đã có 22 nhà khoa học đầu ngành ở các lĩnh vực, không có nhà khoa học nào mạo danh, đánh giá bằng cơ sở khoa học ở mọi góc độ. Chúng tôi đã lập hệ thống quan trắc ở các tầng nước, là khảo nghiệm để đánh giá. Nếu giả sử hoạt động này diễn ra thì ngay lập tức Bộ đã có đánh giá" - Bộ trưởng Hồng Hà khẳng định.
Ông Hà cũng cho biết, quan điểm của Chính phủ, môi trường là trên hết. Nhưng vấn đề tiến độ dự án, đáp ứng cân bằng năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía Nam cũng đang được đặt ra. Trường hợp chậm trễ, bên có lỗi sẽ bị phạt 620.000 USD mỗi ngày. Vì vậy phải chọn phương án tốt nhất.
Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường nhấn mạnh: "Để đảm bảo đánh giá chính xác, khoa học, Viện Hàn lâm khoa học cần phải thực hiện việc rà soát một cách bình tĩnh và tiếp tục đánh giá, dự báo cho thời gian tới vì nhu cầu nhận chìm, duy tu bảo dưỡng cho khu nhiệt điện Vĩnh Tân này còn rất lớn. Chúng tôi đã đặt hàng với Viện Hàn lâm khoa học là đánh giá với khả năng hoạt động với toàn bộ tuổi đời dự án - tới 70 năm".
P.Thảo
Theo Dantri
Phạt chủ đầu tư bãi rác Đa Phước gần 1,6 tỷ: "Khách quan, đúng mức" Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định việc Tổng cục Môi trường xử phạt chủ đầu tư bãi rác Đa Phước (TPHCM) gần 1,6 tỷ đồng đã được "xem xét, đánh giá đúng mức, khách quan theo pháp luật, dựa trên các hành vi vi phạm". Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà...