Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị giảm đại biểu Quốc hội thuộc cơ quan hành pháp
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng vẫn chưa thực sự đổi mới khi nhiều Bộ trưởng, thậm chí một số Chủ tịch UBND tỉnh làm đại biểu Quốc hội, do đó ông đề nghị tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, giảm số lượng đại biểu là người thuộc cơ quan hành pháp.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị giảm đại biểu Quốc hội thuộc cơ quan hành pháp và nên tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách
Sáng nay 29-10, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về: Dư an Luât sưa đôi, bô sung môt sô điêu của Luật Tổ chức Quốc hội; dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) tại các phường thuộc quận, thị xã của TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021- 2026.
Phát biểu tại tổ về cơ cấu đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong Luật Tổ chức Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), đánh giá vẫn chưa thực sự đổi mới khi nhiều bộ trưởng, thậm chí một số chủ tịch UBND tỉnh, làm đại biểu QH, dẫn đến thực tế là gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành, do các đại biểu kiêm nhiệm này phải dành thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ làm ĐBQH.
“Quốc hội có quyền yêu cầu Bộ trưởng giải trình, yêu cầu đến để chất vấn nhưng phải chăng Bộ trưởng, Chủ tịch UBND không nên là ĐBQH? Do đó đề nghị tăng số lượng ĐBQH chuyên trách, giảm số lượng ĐBQH là người thuộc cơ quan hành pháp”- Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói và cho biết ông đồng tình với quan điểm nâng tỉ lệ ĐBQH chuyên trách không chỉ 35% như hiện nay mà cần tăng lên với tỉ lệ 50 – 60% để đội ngũ QH có vai trò khác đi.
Video đang HOT
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách từ 35% hiện nay lên 37-40%
Tại tổ TP HCM, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Phó bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM, cho biết với đại biểu chuyên trách không thấp hơn 35% như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ QH cũng hợp lí, tuy nhiên nếu chúng ta có ý chí và yêu cầu thực tiễn, muốn bố trí số lượng đại biểu cao hơn, thì sao ta không có cơ chế để tăng đại biểu chuyên trách quy định ngay trong lần sửa đổi này.
Theo bà Quyết Tâm, trong thực tiễn hoạt động QH, đa phần ĐBQH chuyên trách hoạt động tương đối có hiệu quả, bởi họ có toàn thời gian hoạt động, nghiên cứu chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng nên đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, thể chế của mình khiến cán bộ có nhiều ràng buộc, nên nếu không phải đại biểu chuyên trách thì mỗi khi phát biểu phải cân nhắc xem có “động chạm” đến cá nhân, tập thể nào không, nên sẽ cân nhắc nói hay không. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến chính kiến của đại biểu. “Tôi cũng có nghe đại biểu nói (dù không nhiều) là lãnh đạo tỉnh khuyến cáo đại biểu không nói cái này, cái kia vì ảnh hưởng đến địa phương”- bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, công việc của mỗi địa phương ngày càng nhiều, do đó nếu đại biểu vừa làm công việc chuyên môn ngập đầu, lại vừa làm công việc ĐBQH, thì rất khó làm tốt trách nhiệm ở cả hai vị trí. Để QH hoạt động ngày càng có tính chuyên nghiệp, cần tăng đại biểu chuyên trách, để bố trí đại biểu chuyên trách cho các cơ quan của QH cũng như ở các đoàn ĐBQH.
“Thời gian qua, có nhiều luật phải sửa liên tục, có những sai sót về mặt kỉ luật lập pháp. Vai trò đầu tiên là cơ quan soạn thảo nhưng sau đó là vai trò của các cơ quan thẩm tra luật. Vậy các cơ quan của QH cần đánh giá lại xem có đủ sức làm việc đó không? Tôi tha thiết để nghị QH đưa tỷ lệ đại biểu chuyên trách vào trong Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi lần này. Đề nghị tăng từ 35% hiện nay lên 37-40% “- ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm bày tỏ.
Văn Duẩn
Theo Nguoilaodong
Bộ trưởng muốn nhường ghế đại biểu Quốc hội cho người chuyên trách
Ông Trần Hồng Hà băn khoăn "phải chăng cứ bộ trưởng phải là đại biểu Quốc hội" và khẳng định nếu Quốc hội muốn chất vấn bộ trưởng thì có thể tiến hành bất cứ lúc nào.
Sáng 29/10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được các đại biểu thảo luận tại tổ. Nội dung được quan tâm nhiều nhất là làm sao tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Tâm sự trên cương vị vừa là tư lệnh ngành, vừa là đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói bộ, ngành chịu trách nhiệm công tác quản lý, cơ chế, chính sách pháp luật và các khâu tổ chức thực hiện, song thực tế các công việc này phân cấp nhiều cho địa phương.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Hoàng Hà.
Bởi vậy mới có thực tế "hỏi câu bộ trưởng không nắm được, bị nhân dân phê bình, nhưng thực tế thẩm quyền đó đã phân cấp cho địa phương".
Nhìn nhận tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá chưa có sự đổi mới. Điển hình, bộ trưởng là đại biểu Quốc hội, sau này Chủ tịch tỉnh cũng là đại biểu Quốc hội khiến khâu chỉ đạo, điều hành rất khó khăn.
"Quốc hội có quyền yêu cầu bộ trưởng giải trình để có những phiên chất vấn, nhưng phải chăng cứ bộ trưởng, chủ tịch UBND phải là đại biểu Quốc hội? Chúng tôi muốn chuyển phần này sang để tăng được số đại biểu chuyên trách. Như thế thì thuận hơn", ông Hà nói.
So sánh với nghị viện một số nước có thể chất vấn bộ trưởng bất cứ lúc nào, ông Hà cũng cho rằng trách nhiệm giải trình không chỉ của bộ trưởng mà còn cả chủ tịch UBND các địa phương.
"Nếu thực hiện được thì việc này là bước thay đổi lớn trong hoạt động của chúng ta. Tôi đồng tình không chỉ 35% mà có thể có 50-60% đại biểu chuyên trách để Quốc hội có vai trò khác đi", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Ông cho rằng hiện nay Quốc hội không thấy vấn đề bức xúc để cùng nhau xây dựng mà cứ để cơ quan hành pháp xây dựng, bảo vệ, và có nhiều ý kiến đòi trách nhiệm đến cùng. Vì vậy, cần có những bộ luật do các cơ quan chuyên trách của Quốc hội xây dựng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Minh Châu.
Chia sẻ quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói với số lượng đại biểu chuyên trách như hiện nay rất khó khăn trong việc rà soát các văn bản luật, nếu không cẩn thận sẽ không thể phát hiện các lợi ích cài cắm trong luật.
Ông Thanh cũng bày tỏ băn khoăn khi thực tế có những phiên họp toàn thể của Ủy ban, phải có sự "châm chước" mới đảm bảo thành viên tham dự. Nếu tới đây theo quy định mới nhiều cuộc họp sẽ phải dừng lại vì không đảm bảo đúng quy định của luật.
"Chúng tôi có 44 thành viên ủy ban nhưng chỉ có 9 ủy viên thường trực thì lấy đâu ra nữa để đủ 22 người tham dự cuộc họp", ông Thanh nêu thực tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng kiến nghị cơ chế, chính sách dành cho các ủy viên chuyên trách vì nếu như hiện nay chắc sẽ khó thu hút được các đại biểu có tâm huyết, trách nhiệm về làm việc cho các cơ quan của Quốc hội.
Theo Zing.vn
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: Tôi cũng ăn nước sông Đà nhiễm dầu 3 ngày Bên hành lang Quốc hội chiều 22-10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết ông cũng có 3 ngày sử dụng nguồn nước sông Đà bị nhiễm dầu, đồng thời cho rằng bán thuốc giả bị xử phạt tù thì việc cung cấp nước bẩn cũng có thể bị phạt tù. Trả lời báo chí bên hành...