Bộ trưởng Tô Lâm “tiết lộ” cách chống quan tham trốn ra nước ngoài
Theo thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, thời gian qua, một số đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ trốn, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ tổ chức truy bắt bằng được các đối tượng phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử…
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời trước Quốc hội. (Ảnh: Đàm Duy)
Sáng 18.11, thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã có trả lời bổ sung trong phần chất vấn của Chánh án TAND Tối cao trước Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: Năm 2017, cơ quan điều tra các cấp đã thụ lý 90 nghìn vụ án/129 nghìn bị can, kịp thời xử lý 74 nghìn vụ/105 nghìn bị can, đạt tỷ lệ hơn 80%.
Theo người đứng đầu ngành Công an, các vụ án tham nhũng có thời gian xảy ra khá lâu mới bị phát hiện. Nguyên nhân là vì hành vi tham nhũng được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia có quan hệ chặt chẽ với nhau, thông tin khép kín trong phạm vi nhất định; các đối tượng thường cất giấu tài sản, hợp lý hoá, tiêu thụ, huỷ tài liệu chứng cứ, công tác điều tra rất khó khăn, thời gian điều tra kéo dài.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết, các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài, thường được thông qua các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, dẫn đến thời gian kéo dài.
Để đấu tranh hiệu quả đối với tội phạm tham nhũng, theo thượng tướng Tô Lâm cần phải có sự phối hợp các cấp, ngành, các cơ quan chuyên trách trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là khâu phát hiện.
Nói về vấn đề các đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ trốn trước khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Bộ trưởng Bộ Công an lý giải: Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, quy định chỉ được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các bị can, bị cáo.
“Trong thời gian qua, một số đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ trốn trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, vì trước khi khởi tố cơ quan công an không sử dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của luật”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Video đang HOT
Vẫn theo Bộ trưởng Bộ Công an, sau khi có thực trạng một số đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ trốn, có những đối tượng trốn ra nước ngoài, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ tổ chức truy bắt bằng được các đối tượng phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử…
“Trong quá trình điều tra, phát hiện cá nhân nào bao che, tiếp tay cho các đối tượng bỏ trốn sẽ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo thượng tướng Tô Lâm, nhận thấy tình trạng một số trường hợp đang bị tố giác, kiến nghị, khởi tố đã bỏ trốn ra nước ngoài gây khó khăn cho công tác điều tra, vì thế khi xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ Công an đã đề nghị bổ sung Điều 124 việc tạm hoãn xuất cảnh, ghi rõ người bị tố giác; kiến nghị khởi tố qua kiểm tra, xác minh nếu thấy có đủ căn cứ xác định người đó có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài; nếu phát hiện đối tượng có dấu hiệu phạm tội liên quan đến kinh tế, tham nhũng cho phép để được áp dụng các biện pháp tố tụng đặc biệt.
“Điều này đã được Bộ luật hình sự năm 2015 thể hiện, Bộ luật đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2018. Từ đó cho thấy điểm khó khăn này đến nay đã được khắc phục”, thượng tướng Tô Lâm cho biết.
Nói về việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng thấp, nhất là trong quá trình điều tra phát hiện, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: Riêng trong năm 2017, tài sản trong các vụ án tham nhũng thu hồi chiếm 29% số lượng tiền, khoảng 50% số lượng đất đai, tài sản. Nguyên nhân cơ bản là một số tài sản của đối tượng tham nhũng đã được chuyển trái phép ra nước ngoài. Trong quá trình thu hồi thì sự phối hợp và tương trợ tư pháp còn gặp nhiều khó khăn…
Đại biểu Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong phần chất vấn đã đánh giá những thành tích đạt được, đồng thời nêu 4 hạn chế: Thứ nhất, việc xử lý kéo dài, vi phạm thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, có vụ án khởi tố từ năm 2014 đến nay chưa kết thúc. Đáng chú ý, có những trường hợp bỏ trốn ra nước ngoài ngay tại thời điểm cơ quan chức năng chuẩn bị khởi tố. “Trường hợp Dương Chí Dũng trước đây và Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy.Thứ hai, tỷ lệ trả hồ sơ vụ án điều tra lại rất cao, cao nhất trong các loại án, đặc biệt là các vụ án do cơ quan điều tra cấp Trung ương điều tra và Viện KSND Tối cao kiểm soát, điều tra, năm 2017, tỷ lệ này là 71,1%.Thứ ba, có những vụ kết quả xét xử sơ thẩm chưa nhận sự đồng tình cao của dư luận, nhất là việc xác định tội danh và có dấu hiệu chuyển án tham nhũng sang án kinh tế ngay từ giai đoạn điều tra, hay chuyển từ tội tham ô sang tội cố ý làm trái.Thứ tư, thi hành thu hồi tài sản tham nhũng theo bản án rấp thấp. Những điểm này ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống tham nhũng. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao cho biết nguyên nhân của hiện tượng này? Giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Theo Danviet
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình chia sẻ trước phiên chất vấn
"Tôi không biết các Bộ trưởng, trưởng ngành khác áp lực thế nào khi đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, còn tôi sẽ cố gắng làm sao đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội (ĐBQH)", ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao chia sẻ với báo giới trước phiên đăng đàn trả lời chất vấn.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình (Ảnh: PV)
Thưa ông, là người đứng đầu ngành Tòa án, ông có suy nghĩ gì khi chuẩn bị bước vào phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội?
- Tôi đã chuẩn bị tất cả những nội dung đáng chú ý của ngành có thể các ĐBQH sẽ quan tâm đặt câu hỏi. Nội dung "nóng" thế nào sẽ phụ thuộc vào phần câu hỏi chất vấn của các ĐBQH. Tôi chưa biết ĐBQH hỏi vấn đề gì nhưng tất cả câu chuyện liên quan đến trách nhiệm của ngành chúng tôi đều phải chuẩn bị chu đáo.
Chúng tôi cũng rất mong các ĐB hiểu và chia sẻ với những khó khăn của ngành, còn tất cả yêu cầu ĐB, của cử tri chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng. Về vấn đề tăng cường xử nghiêm những sai phạm trong ngành nếu được ĐB đề cập chúng tôi sẽ giải đáp cho nội dung này.
Ông đã từng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội khi còn là Viện trưởng Viện KSND Tối cao, lần này lại đăng đàn trên cương vị là tư lệnh ngành Tòa án, ông thấy áp lực lớn nhất với người trả lời chất vấn là gì?
- Tôi không biết các Bộ trưởng, trưởng ngành khác áp lực thế nào, đối với tôi sẽ cố gắng làm sao đáp ứng yêu cầu của ĐB. Ngoài đáp ứng yêu cầu trong các câu hỏi của ĐB, tôi cũng muốn truyền tải đến toàn hệ thống của ngành Tòa án về đòi hỏi của Quốc hội, của nhân dân với việc nâng cao trách nhiệm và chất lượng xét xử.
Điều mong muốn của các ĐBQH, của cử tri là người trả lời chất vấn đi thẳng vào câu hỏi, ông sẽ đáp ứng vấn đề này?
- Tôi nghĩ mong muốn của ĐBQH, của cử tri là chính đáng cần phải thực hiện, tôi không nề hà gì vấn đề đó cả.
Thưa ông, công tác cải cách tư pháp vừa qua tiến có kết quả thế nào so với yêu cầu thực tế đặt ra?
- Thực ra không có quốc gia nào đánh giá là mình có nền tư pháp hoàn hảo, cuộc sống luôn luôn vận động và các đòi hỏi của người dân ngày càng cao. Thực tế diễn ra luôn phong phú hơn các quy định của luật, nên nhu cầu cải cách tư pháp là nhu cầu tất yếu nhưng lại là thường xuyên, bao giờ cũng mong muốn tiến đến sự hoàn thiện nhất phục vụ dân.
Nói kết quả của cải cách tư pháp đạt được bao nhiêu phần trăm thì không thể đánh giá được, chỉ có điều chúng ta cố gắng phục vụ tốt nhất nhân dân.
Đến năm 2020 kết thúc chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Tôi nghĩ là sau 2020 vẫn cần tiếp tục có đổi mới, vì đó là yêu cầu chung, lĩnh vực tư pháp cần tiến mạnh về cả cơ sở hạ tầng pháp lý và việc xây dựng đội ngũ cán bộ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động của ngành.
Thực hiện Nghị quyết 49 chúng ta làm được rất nhiều việc, phải khằng định như thế. Trước hết về xây dựng hạ tầng pháp lý chúng ta đã có bước tiến dài trong cải cách pháp luật. Sau khi có Hiến pháp 2013 là một loạt các đạo luật về cải cách tư pháp. Những chế định để bảo đảm quyền con người được cụ thể hóa ở các đạo luật
Thứ hai, chúng ta có những nguyên tắc tư pháp tiến bộ như của thế giới, ví dụ như nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng, đây được xem là những nguyên tắc tư pháp tiến bộ hiện nay.
Tiến bộ nữa trong việc thực hiện cải cách tư pháp là xây dựng được đội ngũ các chức danh tư pháp, đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều, kể cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và cả các chức danh khác như giám định viên, thi hành án.
Đội ngũ cán bộ lớn về mặt số lượng, được nâng cao về mặt chất lượng, được đào tạo bài bản hơn, rất nhiều người có học vị cao hơn so với trước. Riêng đội ngũ thẩm phán và điều tra viên 100% có trình độ Đại học và cao hơn. Trong thực thi công vụ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cũng được nâng cao.
Xin cảm ơn ông (!)
"Có thể nói trong điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã tăng cường đầu tư nguồn lực nhất định để thực hiện công tác cải cách tư pháp. Chúng ta hình thành được tổ chức, cơ chế tuân thủ nguyên tắc Hiến định, từ đó quyền lực có phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau", Chánh án Nguyễn Hòa Bình.
Theo Danviet
Bộ trưởng Công an nói gì về phương án bỏ quản lý bằng sổ hộ khẩu Sáng ngày 6.11, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm cho rằng, việc đơn giản hoá thủ tục hành chính là để phục vụ nhân dân nhưng chắc chắn phải có quản lý. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (ảnh Quốc hội). Báo chí đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng...