Bộ trưởng TN-MT: Phát triển kinh tế nhưng không được “lạm” vào khu bảo tồn
Trước việc tỉnh Bình Thuận đề xuất cắt giảm hơn 1.000 ha diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Cau để phục vụ cảng biển và Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, quan điểm của Bộ là tăng diện tích khu bảo tồn lên chứ không có chuyện giảm diện tích khu bảo tồn đi.
Khu vực biển trước Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (Ảnh: Lao Động).
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa cho biết, Bộ này đã giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tập trung giải quyết đề xuất của Nhà máy điện Vĩnh Tân 1 (tỉnh Bình Thuận) xin đổ 1,5 triệu m3 chất thải sau nạo vét hàng hải xuống vùng biển cách vùng đệm Khu bảo tồn biển Hòn Cau 500m – nơi được bảo vệ nghiêm ngặt về hệ sinh thái, bảo tồn và đa dạng sinh học với gần 234 loại san hô, hơn 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng.
“Đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa đồng ý về việc đổ chất thải hay không vì còn cần phải chờ các đánh giá tác động một cách tỉ mỉ, cẩn trọng”- ông Hà nói.
Liên quan đến việc tỉnh Bình Thuận đề xuất cắt giảm hơn 1.000 ha diện tích Khu bảo tồn Hòn Cau để phục vụ cảng biển và Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là tăng diện tích khu bảo tồn lên chứ không có chuyện giảm diện tích khu bảo tồn đi.
“Dù là hoạt động phát triển kinh tế nhưng phải đáp ứng được yêu cầu đối với Khu bảo tồn”- ông Hà nhấn mạnh.
Được biết, trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản gửi tỉnh Bình Thuận nêu rõ, diện tích 12.500 ha của Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã được tính toán để đảm bảo các mục tiêu bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái hệ san hô, các loài động thực vật biển và các loài quý hiếm. Chính vì thế đề xuất điều chỉnh giảm diện tích hơn 1.000 ha sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu, chức năng và có thể phá vỡ quỹ hoạch Hòn Cau.
Video đang HOT
“Không đồng ý với chủ trương điều chỉnh giảm diện tích Khu bảo tồn Hòn Cau”- văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ.
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường giải thích việc dự báo thời tiết chưa chính xác
Nhận trách nhiệm về chuyện dự báo khí tượng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo tính chính xác, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Elnino 90 năm mới quay lại và diễn ra liên tục suốt gần một năm 2016, kèm theo tính chất cực đoan của biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự báo.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp.
Tại buổi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 21/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, đặc biệt quan tâm tới công tác dự báo khí tượng thủy văn khi năm 2016 liên tiếp xảy ra hạn hán ở miền Trung, ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ở Tây Nguyên, rét đậm rét hại ở miền núi phía Bắc. Riêng đợt lũ vừa xảy ra ở 9 tỉnh miền Trung đã khiến hơn 100 người chết và mất tích.
"Điều đó cho thấy công tác dự báo, đặc biệt dự báo từ xa, dự báo từ sớm rất quan trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm trong bối cảnh liên quan đến biến đổi khí hậu như hiện nay. Cùng với các ngành khác, bộ khác, dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay như thế nào?"- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề.
Phản hồi Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhận trách nhiệm về chuyện dự báo khí tượng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu để đảm bảo tính chính xác. Tuy nhiên, 90 năm mới quay lại một quy luật Elnino diễn ra liên tục suốt gần một năm 2016, kèm theo tính chất cực đoan của biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự báo.
Theo ông Hà, dù Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng hệ thống dự báo hiện nay còn vô cùng bất cập. "Chúng ta vừa thiếu về radar, vừa thiếu về công nghệ như các nước. Anh em cán bộ áp dụng các phần mềm hiện đại nhất trong dự báo nên hiện nay chất lượng cải thiện một phần. Thời gian tới chúng tôi tiếp tục có kiến nghị tăng cường năng lực, mạng lưới thủy văn trong khu vực, bởi hiện nay mạng lưới của Việt Nam chỉ hơn Lào với Campuchia" - ông Hà nêu thực tế.
Tuy nhiên về đợt mưa lũ vừa xảy ra ở miền Trung, Bộ trường Trần Hồng Hà đánh giá: "Rất ngạc nhiên là dự báo rất chính xác. Nếu không có dự báo chính xác thì thiệt hại ở miền Trung còn lớn hơn nhiều, đặc biệt ở Bình Định".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nâng cao chất lượng cảnh báo để làm sao có thể đưa ra thông tin sớm, chính xác, cố gắng hạn chế được hậu quả xấu nhất xảy ra.
Sổ đỏ in ra nhiều nhưng có nằm trong tủ của cán bộ?
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề: "Sổ đỏ in ra nhiều nhưng cấp thế nào hay sổ đỏ nằm trong phường, trong tủ của cán bộ? Rồi chi phí không chính thức, gây phức tạp khó khăn của người dân khi được nhận sổ đỏ nữa đã giải quyết thế nào?".
Phúc đáp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận đang gặp không ít khó khăn ở địa phương, đặc biệt khi tiến hành dồn ô đổi thửa, điều chỉnh cấp lại giấy chứng nhận sử dụng đất, trong khi người dân rất cần sổ đỏ.
"Khi xuống địa phương chúng tôi phát hiện việc in bìa đỏ là sớm nhưng không cấp được, có nhiều nguyên nhân như người dân không có tiền nộp, người có sổ đỏ đi vắng không ở nhà, rồi vấn đề tranh chấp nên không nhận được sổ đỏ"- Bộ trưởng Hà lý giải.
Ông Hà khẳng định, trong năm 2017 sẽ tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng liên quan đến cấp sổ đỏ bởi đấy là vấn đề nảy sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thông suốt trên tinh thần phục vụ người dân. Các thủ tục hành hành chính sẽ phải được công khai minh bạch thông qua hệ thống thông tin dữ liệu đất đai quốc gia để dễ dàng giám sát.
90% các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải
Sau khi Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vùng biển 4 tỉnh miền Trung, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 336 doanh nghiệp có nguồn thải lớn và đến nay đang trong quá trình hoàn thiện kết luận để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
"Nếu làm nghiêm theo quy định của luật hiện nay thì khoảng 90% các doanh nghiệp chưa đáp ứng được. Hiện nay khí thải, nước thải, chất thải rắn chưa kiểm soát được, các làng nghề, cụm công nghiệp đang thải trực tiếp ra môi trường"- Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu thực tế.
Đối với Dự án Nhà máy giấy Lee&Man Hậu Giang, Bộ trưởng Hà khẳng định đã tiến hành thanh tra kịp thời và đề xuất giải pháp. Tuy nhiên đây là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến đầu tư nước ngoài và cả trách nhiệm của cơ quan nhà nước từ Trung ương và địa phương với doanh nghiệp nên Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Thế Kha
Theo Dantri
Bác đề xuất cắt hơn 1.000 ha khu bảo tồn Hòn Cau Bộ NN&PTNT đề nghị điều chỉnh phạm vi và quy mô của dự án Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nếu nó tác động tới Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Ngày 24-11, một nguồn tin cho biết ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đã ký công văn gửi UBND tỉnh Bình Thuận trả lời về việc tỉnh này xin điều...