Bộ trưởng TN-MT: Nhất quyết không làm khu đô thị ở nơi lấp sông Đồng Nai
Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang cho biết, Bộ đang chỉ đạo nghiên cứu xem việc lấn, lấp 100m ra lòng sông tác động như thế nào, có buộc phải đào, múc đất đá lên không hay có thể để lại. Nếu để lại, quan điểm được thống nhất là không làm khu đô thị, chỉ làm công trình công cộng.
Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội sáng ngày 2/11 (phiên thảo luận hội trường về tình hình kinh tế xã hội), Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang thông tin về những sai phạm đã được xác định của Đồng Nai trong quá trình cấp phép, thực hiện dự án lấn, lấp, kè sông làm khu đô thị “phố trên sông” Pegasus Residence.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, từ kỳ họp đầu năm của Quốc hội, UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường đã có đoàn kiểm tra vào Đồng Nai thị sát dự án. Sau đó, UB có văn bản cầu Bộ TN-MT nghiên cứu làm rõ việc lấn, lấp sông, mức ảnh hưởng đến đâu, ảnh hưởng đến chất lượng nước hay ảnh hưởng đến dòng chảy…
Bộ TN-MT đã kiểm tra và nhận thấy, dự án được UBND tỉnh Đồng Nai duyệt trên cơ sở mới chỉ có nghiên cứu đánh giá tác động môi trường sơ bộ. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, đánh giá sơ bộ chưa đủ điều kiện để duyệt, cấp phép cho dự án vì báo cáo đó cũng chưa xin ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang: “Cảnh quan ở đoạn kè sông phía trên rất tốt nhưng đoạn lấn ra 100m nhiều quá, khó chấp nhận”.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thông tin, trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ, Đồng Nai cho là việc lấn, lấp không tác động nhiều đến môi trường, đến dòng sông và có thể triển khai dự án được nhưng đánh giá như vậy là chưa đủ căn cứ. Vì vậy, hiện tại Bộ TN-MT đang yêu cầu các bên tiếp tục việc nghiên cứu, nghiên cứu đến cùng để có báo cáo đánh giá tác động môi trường thật cụ thể của dự án, xem việc lấp, lấn ra lòng sông có tác động hay không tác động, tác động như thế nào đến môi trường sông.
Bộ cũng lập một hội đồng do một Thứ trưởng phụ trách để theo dõi, đánh giá việc xử lý, khắc phục của địa phương.
Nói về tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải là “làm sai thì phải xử lý”, “nếu cần phải vét hết đất đá đã lấp để đảm bảo dòng chảy, thoát lũ của sông”, Bộ trưởng TN-MT cũng giải thích thêm, các nghiên cứu đang được thực hiện là để có căn cứ quyết định đối với việc này. Một công trình đã thực hiện như vậy (công trình lấn, lấp 100m ra lòng sông – PV) không thể nói trong chốc lát bỏ đi ngay được mà phải có căn cứ khoa học cụ thể.
Video đang HOT
“Có cho làm tiếp dự án hay không tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu của Hội đồng tư vấn. Có người nói là đã đầu tư dự án đến thời điểm này (hoàn thành việc san lấp, kè bờ sông) thì dù sao cũng là tài sản xã hội đổ xuống nhưng nếu có tác động lớn đến dòng chảy của sông Đồng Nai thật thì vẫn buộc phải đào, múc lên thôi. Còn nếu tác động không quá lớn thì phải xem xét để xem phần đã lấp ra 100m có thể để lại đến đâu, để lại bao nhiêu là chấp nhận được. Sau đó xét tiếp đến vấn đề xây dựng tác động đến cảnh quan bên bờ sông ra sao, có thể làm vườn hoa, chỗ vui chơi cho trẻ nhỏ được không… Còn quan điểm đã thống nhất là chắc chắn không làm đô thị ở đây” – Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói, dư luận chung đều mong muốn diện tích bờ sông đã lấn, lấp, thi công đó sau này sẽ sử dụng cho những công trình công cộng.
Tất cả những việc này, theo người đứng đầu ngành TN-MT, tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu của cơ quan chức năng. Bộ TN-MT sẽ làm theo hướng khách quan và công bằng, chưa nghiêng theo phán đoán nào khi chưa nghiên cứu, có kết quả tính toán cụ thể.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang chia sẻ, bản thân ông đã trực tiếp vào tận nơi triển khai dự án, đi ca nô ra thị sát khu vực. Theo ông Quang, khu vực thi công lấn dòng là đoạn rộng nhất của sông Đồng Nai. Lòng sông chỗ đó rộng 800m, rất lớn. “Vì vậy, việc lấn, lấp ra lòng sông 100m, theo tôi, đương nhiên có tác động nhưng nhưng ảnh hưởng có đến mức độ quá lớn không thì cần chờ nghiên cứu, đánh giá” – Bộ trưởng Quang phân tích.
Người đứng đầu ngành TN-MT cũng đưa ra nhận xét với tư cách người trực tiếp thị sát dự án: “Thực sự là dự án đã tạo được cảnh quan ở đoạn sông kè, lấp phía trên rất tốt nhưng khu vực này thì lấn lấp ra nhiều quá, khó chấp nhận được”.
Trở lại vấn đề quy trình, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang giải thích, Hội đồng thẩm định, đánh giá dự án sẽ phải chờ kết quả nghiên cứu của một đơn vị tư vấn mới quyết định được hướng xử lý tiếp theo, quyết định cho để lại hay không để lại phần dự án đã triển khai, thi công; có để lại thì để lại bao nhiêu…
Đơn vị tư vấn là của trường ĐH Thuỷ lợi, đảm bảo sự độc lập trong đánh giá sự việc.
“Vấn đề là chúng ta không nên sốt ruột quá vì việc đã như thế rồi. Chúng tôi cũng muốn làm ngay chứ nhưng cơ quan quản lý phải nói tiếng nói của pháp luật, không thể kết luận một cách tuỳ tiện được. Còn chúng tôi không bao che gì, nếu cần phải bốc hết đất, đá lên thì cũng sẽ buộc bốc lên bằng được. Sau nữa, tôi cũng đang chỉ đạo việc phải xử lý trách nhiệm. Tuy nhiên vấn việc quy trách nhiệm cụ thể chưa làm ngay lúc này. Chúng ta chờ kết quả cuối cùng rồi sau đó sẽ bàn tiếp, theo đúng quy định pháp luật là ai sai người đó phải chịu trách nhiệm. Mong báo chí, dư luận yên tâm, tinh thần là chúng tôi sẽ làm nghiêm túc” – Bộ trưởng TN-MT “chốt” lại.
P.Thảo
Theo Dantri
Truy trách nhiệm Bộ trưởng vụ xây "biệt phủ" trong rừng cấm
Tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh do Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức (ngày 27/8), các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) đã "truy" trách nhiệm của Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Môi trường khi để xảy ra nhiều vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có việc xây biệt thự, "biệt phủ" trái phép trong rừng cấm.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang giải trình tại phiên họp. Ảnh: Phương Hoa TTXVN.
"Bộ trưởng đâu biết hết được"
Theo ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên), thời gian qua, dư luận nhân dân trong cả nước rất bức xúc trước việc biệt thự, "biệt phủ" được xây dựng trái phép trên đất rừng quốc gia, trên đất nông lâm trường quốc doanh. "Theo tìm hiểu thì ông chủ của những "biệt phủ" đó toàn là quan chức và những người có tiền, có quyền. Vậy trách nhiệm quản lý của các bộ đến đâu khi để xảy ra tình trạng trên", bà Huệ chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang.
"Chúng tôi không phải chối trách nhiệm của mình. Nhưng từ văn bản đến thực tế rất khó, không có tiền thì sao làm được?".
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết
Theo ông Phát, để xảy ra vụ việc trên có trách nhiệm của Bộ khi chưa đôn đốc, kiểm tra sát sao hoạt động quản lý, bảo vệ ở các vườn quốc gia. Tuy nhiên, ông Phát cho rằng, trách nhiệm lớn nhất ở đây thuộc về chính quyền địa phương. Bởi địa phương vốn là người biết rõ địa bàn và thực trạng, lẽ ra phải ngăn chặn và xử lý ngay từ đầu, chứ bộ trưởng ở xa, đâu có thể biết hết. "Quan điểm của chúng tôi là phải xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm pháp luật trong việc xâm lấn đất rừng, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào", ông Phát nói.
"Nếu chúng ta cứ buông lỏng quản lý như thế này rất dễ dẫn đến hình thành ra các lớp địa chủ mới".
Ông Nguyễn Sỹ Cương cảnh báo
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của QH về thực trạng, nhân dân không có đất sản xuất nhưng UBND các xã lại được giao quản lý 2,1 triệu ha không đúng luật, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ông Phát lý giải: Việc không giao 2,1 triệu ha đất trên cho dân do chất lượng đất kém, hoang hóa, lại nằm ở xa nên rất khó khăn trong sản xuất. Nếu giao cho dân thì sản xuất cũng không được, hoặc có sản xuất thì hiệu quả cũng rất thấp. "Tình trạng là như thế, chứ không phải là nhân dân đang thiếu đất mà chúng tôi không giao", ông Phát nói.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: Như Ý.
Cho thuê trái phép sẽ hình thành lớp địa chủ mới
Về tình trạng vi phạm pháp luật trong việc giao, khoán rừng, đất lâm nghiệp, theo Đoàn giám sát còn xảy ra nhiều. Có những đơn vị còn giao khoán diện tích đất nông, lâm nghiệp cho những người không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tình trạng hộ nhận khoán đất của các công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán; tự ý xây dựng nhà kiên cố trên đất nhận khoán khá phổ biến đối với vùng đất ven đô thị...
Dẫn câu chuyện cụ thể về tình trạng giao khoán đất rừng trái phép, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) phản ánh, ở Vườn quốc gia Ba Vì, trong khi người dân địa phương không được giao khoán đất thì nhiều người ở nơi khác đến lại được giao. Điều này buộc người dân địa phương phải đi làm thuê, làm mướn và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
"Tôi không hiểu vì sao tình trạng sử dụng đất ở nông, lâm trường trái pháp luật nhiều như thế mà chúng ta lại không thu hồi, không xử được", ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phản ánh. Ông Cương đề nghị các Bộ trưởng cho biết, thời gian qua đã tổ chức được bao nhiêu cuộc kiểm tra, kiến nghị thu hồi trường hợp nào vi phạm chưa? "Nếu chúng ta cứ buông lỏng quản lý như thế này rất dễ dẫn đến hình thành ra các lớp địa chủ mới", ông Cương cảnh báo.
Giải đáp những bức xúc trên, cả ông Quang và ông Phát đều thừa nhận có tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến những sai phạm trong việc giao khoán đất rừng, đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Theo Bộ trưởng Quang, nguyên nhân là tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất nông, lâm trường còn hạn chế vì thiếu kinh phí.
"Chúng tôi không phải chối trách nhiệm của mình. Nhưng từ văn bản đến thực tế rất khó, không có tiền thì sao làm được? Các tỉnh miền núi rất nghèo, ngân sách khó khăn nên không bố trí được kinh phí cho việc đo đạc bản đồ đất đai, phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất", ông Quang nói và khẳng định, nếu có 1.000 tỷ đồng thì sẽ hoàn thành công việc trên vào năm 2016.
Theo Dantri
Xác chết trôi dạt vào bờ dự án lấp sông Đồng Nai Khoảng 8 giờ 30 phút ngày 29.6, thi thể một người đàn ông được những người đánh bắt cá phát hiện trôi dạt vào mép sông, nơi triển khai dự án lấp sông Đồng Nai của Công ty Toàn Thịnh Phát. Đoạn sông phát hiện thi thể nổi trên sông Đồng Nai Vào thời gian trên, một số người dân đánh bắt bắt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4

Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM

Trả lại 1 triệu won cho du khách Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc

Làm rõ nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ ở Bảo Lộc

70 thiếu niên, học sinh độ chế xe điện từ 30 lên 100km/h

27 học sinh tiểu học ở Cao Bằng nhập viện

TP.HCM: Va chạm xe cuốc, cô gái trẻ tử vong thương tâm

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại Tiệm Phố Núi, phát hiện vi phạm nghiêm trọng

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Người đàn ông tử vong khi đang chơi pickleball

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn
Có thể bạn quan tâm

Hòa Minzy lên tiếng về thông tin nhập cư nước ngoài
Sao việt
17:57:42 25/04/2025
Hình ảnh đáng lo của Bellingham
Sao thể thao
17:37:52 25/04/2025
Trí tuệ nhân tạo đổ bộ ngành năng lượng thế giới
Thế giới số
17:26:43 25/04/2025
Điểm đáng mong chờ nhất ở iPhone 19
Đồ 2-tek
17:16:00 25/04/2025
Phim "Địa đạo" ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp 30/4
Hậu trường phim
16:16:04 25/04/2025
5 nghệ sĩ được thảo luận nhiều nhất Coachella 2025: Jennie - Lisa "bay màu", top 1 gây sốc
Nhạc quốc tế
16:13:52 25/04/2025
Bức ảnh chụp KTX của 1 nữ sinh bị rò rỉ, nhìn chưa đầy 5 giây, netizen đã tiên tri được 50 năm sau cô sẽ như thế nào
Netizen
16:01:46 25/04/2025
'MC quốc dân' Yoo Jae Suk gây tranh cãi vì quảng cáo
Sao châu á
15:55:52 25/04/2025
Mẹ biển - Tập 30: Quân nhận ra cha trong tình huống éo le
Phim việt
15:28:04 25/04/2025
Vụ thi thể "sao nhí" một thời bên bờ sông: Tử vong khi đang mang thai, nghi sử dụng chất kích thích
Sao âu mỹ
15:21:56 25/04/2025