Bộ trưởng Tiến: Kiểm tra facebook khi trên ô tô
Là người đầu tiên tham gia vào facebook, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết nó đã trở thành công việc thường xuyên của mình.
Người chỉ ra điểm yếu của bạn mới là bạn tốt
Theo bà chia sẻ, từ khi công bố chính thức trang fanpage Bộ trưởng Y tế đến nay, để duy trì hoạt động của trang, bà cần nhiều sự giúp đỡ của cộng sự.
Tuy nhiên, bà cho biết: “Tôi có điện thoại kết nối internet, có thể online 24/24h, nên có thể theo dõi và quản lý trang này mọi lúc, mọi nơi khi có thể. Thường tôi kiểm tra thông tin của trang này vào thời gian nghỉ buổi trưa, buổi tối và thậm chí ngay cả khi đi trên ô tô”.
Và tuy nhận được nhiều câu hỏi, góp ý, tâm tư, nguyện vọng của nhiều người nhưng do thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế và của cá nhân, nên Bộ trưởng chỉ trả lời những câu hỏi được gửi qua inbox.
Bộ trưởng Tiến cho biết thêm: “Có những câu hỏi chúng tôi sẽ trả lời ngay. Đối với những câu thuộc về chính sách, pháp luật, quyền lợi… liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, chúng tôi sẽ chỉ đạo các vụ/cục, tổng cục và phối hợp với các bộ, ngành khác để trả lời các bạn.
Ngoài ra, đối với những phản ánh tinh thần, thái độ của cán bộ y tế, quy trình khám chữa bệnh của tuyến dưới, chúng tôi sẽ chuyển cho Sở Y tế và các đơn vị giải quyết, báo cáo Bộ để chúng tôi phản hồi các bạn”.
Qua việc tham gia mạng xã hội, Bộ trưởng cho rằng, việc mình lập trang fanpage là với thông điệp “Lắng nghe & thấu hiểu”, nên khi tiếp nhận thông tin trái chiều, chỉ trích, bà không cho rằng đó là thông tin “khó chịu”.
Bộ trưởng Y tế công khai facebook chính thức
Thậm chí, Bộ trưởng còn bày tỏ có không ít thông tin mình cần lắng nghe, tiếp thu để từ đó cùng với các cộng sự tham khảo trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách cũng như đưa ra các chỉ đạo, điều hành cho sự phát triển của ngành.
Video đang HOT
Đồng thời ngành y tế và cá nhân Bộ trưởng cần làm tốt hơn công tác truyền thông để cộng đồng hiểu rõ hơn về tính rủi ro nghề nghiệp, những khó khăn cũng như thành tựu, những hạn chế của ngành. Từ đó cộng đồng sẽ dần hiểu, chia sẻ, đồng hành và ủng hộ ngành.
Bà chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, người chỉ ra những điểm yếu của bạn là bạn tốt vì từ đó mình sẽ hoàn thiện mình hơn”.
Fanpage là kênh liên lạc hữu hiệu
Nhìn nhận ở góc độ khác, trước nhiều ý kiến cho rằng Bộ trưởng nên công khai số điện thoại di động, bà chia sẻ: “Tôi không nghĩ là cần phải công khai số điện thoại di động, bởi mỗi người có một cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Nếu tôi công khai số điện thoại, có những lúc các bạn gọi mà tôi đang họp, đang đi cơ sở, đang đi công tác nước ngoài… không tiện trả lời điện thoại sẽ gây khó chịu cho các bạn.
Do đó, tôi nghĩ trang fanpage là kênh liên lạc hữu hiệu để chúng ta cùng tiếp cận thông tin và chia sẻ, trao đổi với nhau về những vấn đề cùng quan tâm”.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng việc để số điện thoại đường dây nóng trên trang fanpage vì hiện nay Bộ Y tế đã phân cấp quản lý, người đứng đầu trong đơn vị phải chịu trách nhiệm về tất cả những hoạt động xảy ra trong đơn vị.
Do đó, khi các bạn gọi phản ánh đến đường dây nóng, đường dây nóng sẽ chuyển tiếp theo đúng thẩm quyền để người đứng đầu đơn vị giải quyết kịp thời.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bên hành lang Quốc hội.
Bộ trưởng cũng chia sẻ thêm: “Thời gian qua, trang fanpage của tôi cũng đã nhận được một số trường thư xin giúp đỡ xin việc”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng không lo ngại chuyện người này xin được, người khác lại chạy theo, vì việc tuyển dụng viên chức, công chức phải theo đúng luật Viên chức, công chức và quy định của Bộ Nội vụ, trừ những trường hợp rất đặc biệt như của cháu Phan Thị Trang, là con gái liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma.
Sau khi Trang viết thư cho Bộ Trưởng Tiến kể về hoàn cảnh gia đình, thì Bộ trưởng đã thực sự xúc động, và nghĩ mình nên làm gì đó để chia sẻ với những mất mát của gia đình Trang.
“Ngay sau đó, tôi đã chỉ đạo bộ phận chức năng xác minh thông tin và được biết trường hợp hoàn cảnh của cháu Trang là có thật. Từ đó, Văn phòng Bộ có công văn gửi Sở Y tế Nghệ An đề nghị “xem xét, hỗ trợ và bố trí việc làm cho cháu Phan Thị Trang tại cơ sở y tế gần nhà để thuận tiện cho việc chăm sóc người thân trong gia đình, đồng thời tạo cơ hội cho cháu được cống hiến cho xã hội”, Bộ trưởng chia sẻ.
Trước đó, hồi tháng 3/2015, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trở thành Bộ trưởng đầu tiên công khai chính thức trang fanpage hoạt động tại địa chỉ facebook.com/botruongboyte.vn tới người dân cả nước.
Sơn Ca (Lược theo VietNamNet)
Theo_Báo Đất Việt
Cựu võ sĩ wushu tham gia đường dây bắt người đòi nợ một tỷ
Tham gia vào đường dây bắt giam người đòi nợ, cựu võ sĩ wushu Vũ Thế Nhất lĩnh án sau gần 4 năm trốn truy nã.
Ngày 19/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử đối với Vũ Thế Nhất (tức Tuấn "voi", 36 tuổi, ở Thanh Hóa, cựu võ sĩ wushu) về tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và Cướp tài sản.
Nhất là bị cáo cuối cùng trong đường dây bắt giữ người đòi nợ một tỷ đồng phải đứng trước vành móng ngựa.
Theo cáo buộc, do mâu thuẫn nợ tiền làm ăn, cuối tháng 6/2010, Nguyễn Thị Nhàn (58 tuổi, ở Thanh Hóa, Giám đốc công ty Đông Nam) nhờ người đòi nợ số tiền một tỷ đồng của ông Thư (55 tuổi, ở Hà Nội). Nhận được điện thoại, Trần Hòa Hợp (41 tuổi) rủ thêm 4 đồng bọn bàn nhau đòi nợ tiền cho Nhàn.
Bị cáo Nhất bị dẫn giải ra xe chở phạm nhân. Ảnh: MĐ.
Sáng một ngày đầu tháng 7/2010, phát hiện ông Thư đi ra ngoài, Hợp bảo nhóm đàn em thuê taxi bám theo. Trưa cùng ngày, khi ôtô của ông Thư vào đổ xăng, nhóm này vượt lên, ép xe vào ven đường.
Giáp mặt nhau, nhóm đòi nợ thuê thông báo ông Thư vay nợ Nhàn tiền. Mặc cho người đàn ông này chối, một tên trong nhóm tự động lái chiếc ôtô của nạn nhân. Những tên còn lại đẩy nạn nhân vào xe dùng vũ lực tra vấn. Cả bọn đưa nạn nhân vào nhà nghỉ ở TP Bắc Ninh tiếp tục đánh đập.
Rạng sáng hôm sau, chúng tiếp tục chuyển ông Thư sang nhà nghỉ khác và dọa: "Nếu không trả sẽ cắt gân, chặt chân và tiêm vi rút HIV vào người".
Đêm đó, ông Thư bị đưa đến một nhà nghỉ ở Thanh Hóa. Thấy việc đòi tiền khó khăn, nhóm của Hợp gọi người khác đến giải quyết. Nạn nhân hứa trả cho Nhàn 700 triệu đồng để thoát khỏi đe dọa, đánh đập.
Khi được thông báo lại, Nhàn không đồng ý. Do Nhàn không đưa được giấy ghi nợ, nhóm trên đưa ông Thư về Hà Nội.
Nhàn và 7 nghi can bị bắt giữ. Năm 2012, TAND TP Hà Nội xử phạt Nhàn 16 năm 8 tháng tù, những kẻ còn lại nhận từ 2 năm tù treo - 15 năm 8 tháng tù. Riêng Nhất bỏ trốn, đến giữa tháng 9/2014 bị bắt giữ.
Trước tòa, Nhất không thừa nhận cáo buộc. Cựu vận động viên wushu cũng khai nhận không biết việc bị cơ quan điều tra truy nã. "Bị cáo về quê làm ăn, khi mới vào Bình Dương được một tháng thì bị công an bắt giữ", Nhất khai.
Trước câu hỏi của chủ tọa: "Tại sao không có tội, công an gọi ra làm việc lại không trình diện?", Nhất ngập ngừng.
Căn cứ vào lời khai của bị hại và các bị cáo khác trong vụ án, HĐXX khẳng định bị cáo có hành vi giúp sức tích cực và tuyên phạt Nhất 13 năm tù cho cả 2 tội danh trên.
Theo_Zing News
162 người chết vì tai nạn giao thông trong 6 ngày nghỉ lễ Ngày 3-5, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho biết trong ngày cả nước đã xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 32 người. Như vậy, trong sáu ngày nghỉ lễ (28-4 đến 3-5) cả nước đã xảy ra 263 vụ tai nạn, làm 162 người chết, bị thương 184 người, mất tích ba...