Bộ trưởng Tiến: “Bệnh ung thư không phải là vô phương cứu chữa”
Hiện nay, ung thư đang là nỗi lo của bất kỳ gia đình nào có người mắc phải. Tuy nhiên, ít người biết được đây là bệnh có thể phòng chống được.
Chia sẻ về căn bệnh mà nhiều người mắc phải cho là “án tử” này, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, ung thư đang là gánh nặng lớn đối với sức khỏe và kinh tế với quy mô toàn cầu, không chỉ đối với các nước đang phát triển mà còn đối với các nước phát triển.
“Việt Nam là quốc gia có số lượng người mới mắc và đã mắc vào loại cao trên thế giới. Tuy nhiên, ung thư không là vô phương cứu chữa như người dân thường nghĩ. Bằng các biện pháp phòng bệnh, chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh ung thư.
Ví dụ như không hút thuốc chúng ta có thể phòng ngừa được 90% bệnh ung thư phổi, không nghiện rượu chúng ta có thể phòng ngừa được 80% các bệnh ung thư thực quản, tiêm vắc viêm gan B chúng ta có thể phòng ngừa được viêm gan siêu virus B, từ đó có thể phòng ngừa được bệnh ung thư gan…”, Bộ trưởng Tiến cho biết.
Bản đồ tỷ lệ tử vong vì ung thư trên thế giới. Các nước màu đỏ có số ca tử vong cao nhất, màu xám là thấp nhất.
Bài liên quan:
Ngoài ra, qua các biện pháp phát hiện sớm chúng ta có thể điều trị kịp thời và cứu chữa được 30% người bệnh bị ung thư. Bằng các phương pháp điều trị giảm nhẹ và kịp thời chúng ta có thể điều trị và kéo dài sự sống cho 1/3 bệnh nhân ung thư còn lại.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nay tại nhiều nước phát triển con người đã chữa khỏi được 80% bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, với trẻ em chúng ta có thể chữa khỏi được 60% bệnh ung thư.
“Ở nước ta, tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này chưa cao như mong muốn do người dân đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn, mặc dù chúng ta đã có nhiều trang bị hiện đại phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh”, PGS Tiến nói.
Nói về những bước tiến trong điều trị ung thư ở Việt Nam, Bộ trưởng Tiến thông tin, trong những năm gần đây, chúng ta đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước về việc phòng và chữa bệnh ung thư, đặc biệt là đầu tư khoa học kỹ thuật và hạ tầng.
Theo đó, trong những năm 2000 cả nước mới có 3 bệnh viện chuyên khoa ung thư, 14 khoa ung thư tại các bệnh viện đáp ứng được 30% nhu cầu khám và điều trị của nhân dân. Tới năm 2016 cả nước có 6 bệnh viện chuyên ngành, 50 khoa trung tâm đơn vị ung biếu đáp ứng nhu cầu 70% nhu cầu điều trị của người dân. Ngoài những thuận lợi về trình độ bác sĩ, cơ sở vật chất thì hầu hết các loại thuốc, hóa chất điều trị ung thư đã được bảo hiểm y tế chi trả …
“Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, người dân đến khám ở giai đoạn muộn và nhiều người nghèo không có thẻ bảo hiểm, nên có những người mặc dù biết mình mắc bệnh ung thư nhưng vẫn phải canh cánh nỗi lo cơm áo, gạo tiền bởi còn gánh nặng gia đình, thời gian điều trị kéo dài và số tiền điều trị lớn không có khả năng chi trả. Bởi vậy, không ít người phải bỏ dở liệu trình điều trị.
Cũng là người mẹ, chúng ta không khỏi quặn lòng trước những em nhỏ mắc bệnh ung thư không thể chạy chữa và không thể đến trường do gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đã có nhiều bác sĩ, nhân viên y tế đã tự mình vận động các nhà hảo tâm và xã hội ủng hộ để các bệnh nhân nghèo, đặc biệt là các em nhỏ có thể chữa bệnh.
Thay mặt Bộ Y tế, cũng như những người mẹ, nhưng người đang chăm sóc người thân mắc bệnh ung thư, chúng tôi kêu gọi mọi người dân có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không nghiện rượu bia, tiêm phòng đầy đủ, rèn luyện thân thể và khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện ung thư”, Bộ trưởng Tiến chia sẻ.
Cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: “Cuộc chiến ung thư không phải của riêng ngành y tế mà của cả cộng đồng, vì thế cả cộng đồng hãy chung tay từng bước đẩy lùi bệnh ung thư, hướng đến một ngày mai tươi sáng”.
Ung thư đang là căn bệnh “giết người” đứng thứ 2, chỉ sau bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các căn bệnh ung thư hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh, mà chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ.
Theo_Eva
Cạn kiệt nguồn tài trợ thuốc điều trị HIV
Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu 90% người có HIV được điều trị thuốc ARV. Tuy nhiên hiện chúng ta mới đạt được mục tiêu trong khi tiền tài trợ ARV đã cạn kiệt.
Ngày 24.5, hội nghị khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần thứ 5 do Bộ Y tế tổ chức đã thu hút hơn 1.000 nhà khoa học, trong đó có hơn 100 chuyên gia quốc tế. Đây là một trong nhiều hoạt động nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2015 (10.11 đến 10.12) và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1.12).
90-90-90
Đây là mục tiêu về phòng chống HIV/AIDS mà Việt Nam hướng tới vào năm 2020. Cụ thể, tới năm 2020, 90% số người biết được tình trạng có HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán có HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định. Theo TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), thực tế ở Việt Nam vẫn còn xa so với mục tiêu "90-90-90". Hiện mới có khoảng 78% người có HIV biết được tình trạng của mình, khoảng 45% người có HIV được điều trị ARV và cũng chưa tổ chức xét nghiệm được tải lượng virus thường quy nên chưa có số liệu chính xác.
Khám bệnh cho người có HIV tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hưng Yên. Ảnh: D.N
Kể từ ca có HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam vào năm 1990, tính đến nay, số ca HIV được tích lũy còn sống được báo cáo là hơn 227.000 ca, số bệnh nhân AIDS là hơn 83.500, và đã có 86.250 ca tử vong. Mỗi năm, Việt Nam có từ 12.000-14.000 ca mắc mới HIV và 2.000-3.000 trường hợp tử vong do HIV/AIDS. "HIV/AIDS gây nên nhiều gánh nặng về bệnh tật, thiệt hại về kinh tế cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên hiện nay mức độ bao phủ chương trình vẫn còn hạn chế, từ dự phòng, can thiệp giảm hại, đến xét nghiệm và điều trị, đều chưa đạt mức có thể khống chế được đại dịch HIV/AIDS" - TS Long cho biết.
Mục tiêu khó khăn
" Đến nay, HIV/AIDS vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với sức khỏe, kinh tế xã hội nếu các nước không tiếp tục chú trọng công tác phòng chống. Vì vậy Việt Nam cần bắt đầu thực hiện ngay mục tiêu 100-100-100 chứ không chỉ là 90-90-90". Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Theo TS Long, nguồn lực phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam chủ yếu dựa vào viện trợ quốc tế, còn nguồn tài chính trong nước như ngân sách, bảo hiểm y tế (BHYT) lại chưa chi trả. Tuy nhiên nguồn lực này lại đang bị cắt giảm mạnh. Đặc biệt, tiền viện trợ mua thuốc ARV giúp người có HIV khôi phục hệ miễn dịch, sống khỏe hơn lại đang bị cắt giảm. Đến năm 2017, ARV sẽ bị cắt hoàn toàn. Ước tính mỗi năm số tiền chi trả cho loại thuốc này khoảng 420 tỷ đồng.
Theo TS Long, người có HIV nếu được điều trị ARV sớm sẽ giảm 96% nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Bà mẹ có HIV nếu được điều trị ARV, tỷ lệ lây nhiễm sang con chỉ còn 2%. "Chúng ta mới đi được chặng đường cho mục tiêu 90% người có HIV được điều trị ARV. Tuy nhiên nguồn tài trợ lại đang cạn kiệt" - TS Long cho biết.
Để chuẩn bị cho việc tiền viện trợ ARV bị rút toàn bộ, Bộ Y tế đã ra thông tư "đưa ARV" vào danh mục thuốc được BHYT chi trả. Tiền thuốc ARV và một số xét nghiệm cho 1 bệnh nhân HIV theo phác đồ 1 khoảng 4 triệu đồng/năm. Tùy nhóm đối tượng, người tham gia BHYT sẽ phải đồng chi trả từ 0-20% tiền thuốc ARV và các chi phí xét nghiệm khác. Tuy nhiên đến nay vẫn có đến 70% người có HIV chưa tham gia BHYT.
Chị Phạm Thị Hiền (35 tuổi) - Trưởng nhóm tự lực "Vì ngày mai tươi sáng" tỉnh Bắc Ninh cho biết, nhờ được điều trị ARV miễn phí mà suốt 15 năm nay chị đã giữ được sức khỏe để làm việc, sinh con không có HIV. Nhiều chị em trong nhóm tự lực cũng đã được hưởng lợi ích từ việc uống ARV. "90% phụ nữ trong nhóm có chồng chết vì AIDS, một thân bệnh tật nuôi con, công việc bấp bênh, tạm bợ nên không có tiền mua thẻ BHYT, không dám đi khám bệnh. Nếu không trông chờ vào thuốc ARV được phát miễn phí thì hầu hết chị em đều chịu chết mà thôi" - chị Hiền cho biết.
TS Long phân tích, nếu như người có HIV bỏ thuốc thì sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Đồng thời làm tăng nguy cơ kháng thuốc ARV. Lúc đó điều trị thì chi phí sẽ gấp 8 lần (32 triệu đồng) chi phí điều trị phác đồ 1. Do đó để đạt mục tiêu 90-90-90, tránh bùng phát HIV thì việc đầu tiên là phải có kế hoạch tài chính bền vững mà trước mắt là 420 tỷ đồng mua thuốc ARV cho người có HIV.
Theo_Dân việt
AEC có phải là chìa khóa vàng để hút FDI? Dù không phải là nguồn cung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, nhưng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có thể sẽ mở cánh cửa để Việt Nam tránh được tình trạng lệ thuộc quá lớn vào một số thị trường. Việt Nam kỳ vọng đón làn sóng đầu tư nước ngoài mới khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được...