Bộ trưởng Thương mại Mỹ tố Huawei ‘lách luật’
Bộ Thương mại Mỹ cho rằng, Huawei cố tình “lách luật” bằng cách khuyến khích các nhà cung ứng chuyển hoạt động ra bên ngoài lãnh thổ Mỹ né lệnh trừng phạt.
Trả lời phỏng vấn ngày 3/12, Bộ trưởng Wilbur Ross cho rằng đại gia công nghệ Trung Quốc Huawei “đang công khai ủng hộ các doanh nghiệp Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài để né tác động từ việc Washington đưa Huawei vào danh sách đen”.
Tuy nhiên, theo ông Ross bất cứ ai thực hiện việc chuyển sản phẩm ra ngoài một cách cụ thể để tránh bị xử phạt “là hành vi vi phạm luật pháp Mỹ. Vì vậy, ở đây có thể nói Huawei khuyến khích các nhà cung cấp Mỹ vi phạm luật pháp”, ông Ross khẳng định.
(Ảnh: Reuters)
Phát ngôn viên của Huawei, ông Rob Manfredo từ chối bình luận về phát biểu của người đứng đầu ngành thương mại Mỹ.
Reuters tuần trước đưa tin chính phủ Mỹ có thể mở rộng ngăn chặn nhiều lô hàng sản phẩm nước ngoài có công nghệ của Mỹ bán cho Huawei, bằng cách mở rộng phạm vi của hai quy định chính để áp dụng với nhiều sản phẩm hơn.
Video đang HOT
Một trong những quy định được gọi là Quy tắc tối thiểu, quy định bao nhiêu thành phần của Mỹ có trong một sản phẩm do nước ngoài cung cấp thì sẽ cho phép chính quyền Mỹ chặn xuất khẩu. Hiện tại ngưỡng tối thiểu là 25%, nghĩa là nếu các thành phần Mỹ chiếm hơn một phần tư giá trị của mặt hàng, lệnh hạn chế sẽ áp dụng cho hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ông Ross từ chối cho biết về những thay đổi quy tắc có thể sắp xảy ra. Tuy nhiên, ông nói sự ủng hộ của Huawei đối với các nhà cung cấp di chuyển ra nước ngoài “cho thấy một vấn đề mà chúng tôi đã bắt đầu giải quyết, đó là, liệu ngưỡng 25% có còn phù hợp với Trung Quốc hay không”.
Hồi tháng 5, chính phủ Mỹ đưa Huawei Technologies Co Ltd vào danh sách đen thương mại vì lo ngại an ninh quốc gia, buộc một số nhà cung cấp phải xin giấy phép đặc biệt để bán thiết bị cho công ty công nghệ Trung Quốc .
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Công ty Mỹ tiếp tục 'phạm lỗi' với Huawei, báo Trung Quốc đe dọa trả đũa
Hãng chuyển phát nhanh FedEx ngày 23/6 thông báo một kiện hàng của Tập đoàn công nghệ Huawei đã không được chuyển tới Mỹ vì "lỗi vận hành".
Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc cho biết trong một trạng thái trên Twitter rằng công ty Mỹ có thể bị thêm vào "danh sách các thực thể không đáng tin cậy" của Trung Quốc do sự cố này. Động thái diễn ra vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở Nhật Bản, cố gắng giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài gần một năm nay.
(Ảnh: Reuters)
"Vì có nhầm lẫn, kiện hàng được nhắc tới đã bị trả về cho người giao. Chúng tôi xin nhận sai vì lỗi vận hành này", FedEx trả lời câu hỏi của Reuters về kiện hàng Huawei không được giao tới Mỹ.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã vượt ra ngoài thuế quan, đặc biệt sau khi Washington đưa Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vào danh sách đen cấm các công ty Mỹ hợp tác kinh doanh với công ty Trung Quốc.
Trung Quốc cuối tháng 5 đe dọa công bố danh sách các công ty, nhóm và cá nhân nước ngoài không đáng tin cậy có hại cho các công ty Trung Quốc. Trung Quốc không loại trừ bất kỳ quốc gia hay công ty nào, nhưng cho biết danh sách này sẽ áp dụng cho các công ty không tuân thủ các quy tắc thị trường và tinh thần hợp đồng, chặn nguồn cung cho các công ty Trung Quốc vì lý do phi thương mại và làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, theo Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc.
Bộ thương mại sẽ tiết lộ thêm chi tiết của danh sách sớm, báo cáo cho biết.
Bộ thương mại Trung Quốc và FedEx không trả lời yêu cầu bình luận về khả năng FedEx được thêm vào danh sách 'không đáng tin cậy".
Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm 21/6 rằng họ đã bổ sung một số công ty Trung Quốc và một viện thuộc sở hữu của chính phủ liên quan đến siêu máy tính với các ứng dụng quân sự vào "danh sách thực thể", cấm họ mua các bộ phận và linh kiện Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Hãng công nghệ Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, hiện đang ở tâm điểm của các căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tập đoàn này trước đó nói sẽ xem xét lại quan hệ hợp tác cùng FedEx sau các sự cố "chuyển phát nhầm địa chỉ" hồi đầu tháng 6.
Bắc Kinh đã mở cuộc điều tra FedEx vào đầu tháng 6 vì chặn hai gói hàng từ Nhật Bản, và cố gắng chặn hai bưu kiện khác từ Việt Nam chuyển tới Huawei.
Hãng tin Tân Hoa xã từng khẳng định cuộc điều tra này không thể được nhìn nhận là sự trả đũa đối với một doanh nghiệp Mỹ vì chiến tranh thương mại.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài gần một năm liên quan đến các vấn đề như thuế quan, trợ cấp, công nghệ, quy định và an ninh mạng. Lãnh đạo hai nước đã điện đàm tuần trước và xác nhận sẽ gặp nhau ở Nhật Bản, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 nhằm giải quyết các vấn đề.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tổng thống Putin : Tấn công Huawei là chính sách kiềm chế Trung Quốc của Mỹ Nhà lãnh đạo Nga cho rằng sự phát triển của Bắc Kinh đã buộc Washington phải có biện pháp kiềm chế. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào công ty Huawei của Trung Quốc chính là công cụ trong chính sách kiềm chế Trung Quốc. Tuyên bố trên đã được nhà lãnh đạo Nga đưa...