Bộ trưởng Thăng: Tiền không có thì làm cái gì!
“Trước các ông hết kêu tại mặt bằng, rồi lại đổ cho thời tiết, toàn lý do khách quan. Bây giờ tiền không có thì làm cái gì!”.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng bức xúc trước năng lực yến kém, thi công chậm tiến độ của nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc) khi đi kiểm tra hiện trường gói thầu A4 cao tốc Nội Bài – Lào Cai cuối tuần qua.
Còn nhiều việc phải làm!
Tại hiện trường gói thầu A6, báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT, đại diện nhà thầu Doosan (Hàn Quốc) cho biết, hiện gói thầu còn vướng mắc mặt bằng tại một số đoạn do người dân cản trở thi công và yêu cầu làm đường gom dân sinh bổ sung trên tuyến.
Tuy nhiên, hiện tiến độ đang rất “căng” nếu làm đường dân sinh trước sẽ không thể kịp.
Do vây, nhà thầu Doosan đề nghị Bộ GTVT, các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện để có thể thi công kịp tiến độ gói thầu.
Nhà thầu Keangnam báo cáo tiến độ thi công tại dự án cao tốc Nội Bài – Lào với Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Ông Frahcisco Favier de Bonifaz, tư vấn trưởng tư vấn giám sát Getinsa (Tây Ban Nha) cho rằng: Gói thầu A6, nhà thầu đã có cải thiện đáng kể về tiến độ. Tuy nhiên, ngoài vướng mắc do người dân yêu cầu làm đường, thì phần việc còn lại lớn nhất của gói thầu là bảo vệ mái dốc đường.
“Nhà thầu phải tập trung vào hạng mục này để tiến độ gói thầu sớm hoàn thành”, ông Frahcisco Favier de Bonifaz yêu cầu.
Sau khi nghe các đơn vị nhà thầu, tư vấn giám sát và chủ đầu tư báo cáo về gói thầu A6, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo, thời gian hoàn thành gói thầu A6 và toàn dự án còn lại không nhiều, do vậy nhà thầu Doosan phải tập trung lực lượng, thiết bị, tài chính để hoàn thành. Đặc biệt, nhà thầu cần tập trung xử lý mái dốc để khi đưa vào vận hành khai thác đường phải đồng bộ, đảm bảo an toàn.
Về mặt bằng, Bộ trưởng Thăng cũng đề nghị tỉnh Yên Bái cần tăng cường vận động tuyên truyền người dân, nhưng đồng thời cũng phải bảo vệ đảm bảo cho nhà thầu thi công.
Đối với các đường gom dân sinh bổ sung do mất rất nhiều thời gian nên Bộ trưởng Thăng cũng chỉ đạo, nhà thầu phải làm đồng thời, vừa làm đường ngang dân sinh, vừa làm đường chính tuyến.
Video đang HOT
Bộ trưởng GTVT cũng yêu cầu trong giai đoạn cuối của dự án phải tăng cường giám sát chất lượng, không vì tiến độ mà ‘hy sinh’ chất lượng.
Đặc biệt, ông Thăng yêu cầu tư vấn giám sát phải giám sát kỹ độ phẳng mặt đường, phải lưu ý cảnh giác chất lưng đối với nhà thầu, nhất là các nhà thầu phụ Việt Nam.
Cần thiết chấm dứt hợp đồng!
Sau khi kiểm tra gói thầu A6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trực tiếp đến kiểm tra hiện trường gói thầu A4 và A5.
Tại gói thầu A5, ông Frahcisco Favier de Bonifaz cho biết, khó khăn lớn nhất là do nhà thầu chính Keangnam không thanh toán tiền cho nhà thầu phụ, dẫn đến thi công chậm trễ.
Để đảm bảo tiến độ, đại diện tư vấn giám sát cho rằng, nhà thầu Keangnam phải có đủ năng lực về tài chính chi trả cho nhà thầu phụ mua nguyên vật liệu, bê tông nhựa.
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang được gấp rút hoàn thành và thông xe toàn tuyến vào quý 2/2014.
Trong khi đó, tại gói thầu A4, ông Lê Kim Thành – Phó Tổng công ty đường cao tốc VN (Vec) cho biết, hiện gói thầu chỉ đạt khoảng 57% khối lượng và đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch.
Cụ thể, tại km87 hiện vẫn còn 40.000m3 vật liệu nhà thầu Keangnam phải đứng ra xử lý. Ngoài ra, tại km 82 cũng cần 100.000 m3 đất phải huy động…. Đặc biệt, phần mặt đường của gói thầu vẫn còn 7,6 km chưa được triển khai thi công trải thảm.
Tuy nhiên, hiện nguồn vốn của gói thầu rất “căng” vì lượng tiền để các nhà thầu phụ huy động trong giai đoạn cuối cần khá nhiều, trong khi nhà thầu chính lại chậm thanh toán.
Đại diện nhà thầu Keangnam cho rằng, về nguồn vật liệu, nhà thầu đã có kế hoạch và đang có triển vọng tốt chuẩn bị triển khai, nhưng do có một số vướng mắc nên phải dừng lại chưa triển khai được.
Trước thái độ làm việc thiếu trách nhiệm của nhà thầu Keangnam, Bộ trưởng Đinh La Thăng không khỏi bức xúc.
Ông nói: “Các ông bảo có triển vọng sao không làm trước đi mà giờ lại kêu vướng mắc? Trước thì các ông hết kêu tại mặt bằng, rồi lại đổ cho thời tiết. Toàn lý do khách quan, bây giờ tiền không có thì làm cái gì?”.
Bộ trưởng Thăng yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường làm việc ngay với nhà thầu chính Keangnam để giải quyết theo hợp động. Trong trường hợp phía Keangnam không có giải pháp cụ thể thì sẽ chấm dứt hợp đồng tại gói thầu A4…
Bộ trưởng GTVT cũng yêu cầu, trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư cần tính toán lại giá những hạng mục khó của gói thầu để đưa lực lượng vào thi công hoàn thành tuyến đúng tiến độ.
“Không thể để tình trạng một tuyến cao tốc dài gần 250 km với nguồn vốn đầu tư hàng tỷ USD lại không thể khai thác được, chỉ vì vướng mắc vài km do thái độ làm việc thiếu trách nhiệm của nhà thầu…”, Bộ trưởng GTVT nói.
Theo Vũ Điệp
VietnamNet
Bộ GTVT hai lần bảo vệ được thanh danh cán bộ
Đã có báo cáo kết quả của thanh tra Tổng cục Đường bộ - Bộ GTVT về một lá đơn tố cáo liên quan đến lãnh đạo cơ quan này.
Trước đó, Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được lá đơn tố cáo ông Trần Văn Sơn - Tổng Giám đốc Khu quản lý đường bộ II về một số sai phạm của ông này, người viết ký tên là Phạm Văn Thìn.
Trong đơn tố cáo cho rằng ông Sơn đã để xảy ra không ít chuyện bất thường trong công tác quản lý, sắp xếp nhân sự khiến nhiều người bất bình. Ông Sơn còn bị tố là "không quyết liệt, nhân nhượng cho các nhà thầu trong công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên".
Sau đó, ông Sơn đã có giải trình về những nội dung nêu ra trong đơn, nhưng không có người nào tên Phạm Văn Thìn đứng đơn và nội dung đơn cũng không đúng sự thật.
Bộ trưởng Thăng khẳng định có lực lượng bảo kê, tiếp tay trong xây dựng
Chính vì vậy, các cơ quan chức năng Bộ GTVT đã vào cuộc xác minh và Tổng cục Đường bộ cho rằng, những tố cáo đó không có cơ sở.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam kết luận: "Giải trình của Tổng Giám đốc Khu quản lý đường bộ II tương đối rõ ràng, có tính cầu thị. Các nội dung phản ánh về sai phạm trong công tác điều hành và sinh hoạt của ông Trần Văn Sơn là không có cơ sở".
Thế nhưng, không lâu sau đó, tháng 11/2013, lại có đơn nặc danh tố cáo ông Sơn cũng với nội dung như trên.
Ngày 5/12, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT - đã có buổi làm việc với Khu quản lý đường bộ II cũng có kết luận về việc tố cáo này.
Ông Trường nhận định: "Nội dung phản ánh trong đơn là không đúng sự thật, chỉ nhằm bôi nhọ, hạ bệ uy tín lãnh đạo".
Trước đó, ngày 30/8, giải trình trước UB Quốc phòng - An ninh Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng thừa nhận có tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ và cho biết đang cố gắng hạn chế bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát.
"Nhưng nguyên nhân không chỉ ở những lực lượng hoạt động trên đường mà còn từ ngay phòng máy lạnh, tức là khâu cấp phép", ông Đinh La Thăng nói.
Trụ sở Khu quản lý đường bộ II ( nay là Cục Quản lý đường bộ I, thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông- Vận tải) .
Ông cũng đưa ra hướng giải quyết: "Xử lý trên đường chỉ có cách là luật pháp chặt chẽ, người thực thi pháp luật nghiêm minh, không dung túng, bao che, đỡ đầu, bảo kê, ai vi phạm đều xử lý công bằng như nhau".
Bên cạnh đó, ông đề nghị thay thế, chuyển đổi ngay vị trí công tác với lãnh đạo sở GTVT thiếu trách nhiệm, can thiệp, dung túng cho các đơn vị kinh doanh vận tải.
Đặc biệt, với các địa phương, Bộ trưởng Thăng đưa ra nhiều "giải pháp trách nhiệm" khi yêu cầu: "Trường hợp để đơn vị kinh doanh vận tải không đảm bảo điều kiện hoạt động, Giám đốc Sở GTVT phải chịu trách nhiệm".
Bộ trưởng GTVT yêu cầu các sở GTVT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đã được phát hiện qua kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2013.
Theo Đất Việt
Không đồng loạt tăng phí đường bộ từ 1-1-2014 Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 159/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ 1-1-2014. Theo Thông tư 159, các mức phí đường bộ quy định với từng chủng loại xe đều tăng so với...