Bộ trưởng Thăng thị sát mở luồng sông Hậu: “Các anh toàn báo cáo láo”
“Từ tháng 10/2014, tôi đã lên lịch vào kiểm tra dự án mà các ông cứ cản không cho tôi vào. Cứ báo cáo láo với tôi là tốt lắm…” – Bộ trưởng Đinh La Thăng “quát” các đơn vị liên quan tại công trường mở luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu.
Ngày 6/2, Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng đoàn công tác tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các đơn vị đang trực tiếp thi công dự án đầu tư xây dựng công trình “Luồng cho tàu biển trọng tải lớn đi vào sông Hậu (luồng sông Hậu)”, tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tại 3 gói thầu: 6A; 10A và 11.
Bộ trưởng Đinh La Thăng tại công trường đang thi công Luồng sông Hậu.
Dự án Luồng sông Hậu có tổng cộng 7 gói thầu xây lắp chính, với tổng mức đầu tư 9.81 tỷ đồng do Ban QLDA hàng hải (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Luồng tàu có chiều dài 46,5km; đê biển chắn sóng phía Nam dài 2,4km; đường dân sinh dọc bờ Nam kênh Tắt đào mới chiều dài 5km; bến phà, nhà trạm quản lý…
“Báo cáo láo!”
Tại công trường, vị tư lệnh ngành giao thông đặt vấn các đơn vị trực tiếp liên quan đến thi công tại gói thầu 6A là không có thiết kế, không có khảo sát thì đấu thầu bằng gì?
“Thiết kế kỹ thuật có rồi, nhà thầu chỉ làm thiết kế đê bao bể chứa. Gói thầu 6A chưa thống nhất về giá. Nhà thầu phải xác định khối lượng thi công, sau đó trình đơn giá cho đơn vị tư vấn giám sát. Thống nhất được giá sẽ làm nhanh, đúng tiến độ” – đại diện thiết kế trả lời
Ông Thăng không đồng ý những khối lượng trước đây đã làm mà bây giờ điều chỉnh giá….Giá cả nhà thầu và BQL không thống nhất với nhau thì làm cuối năm chưa thể xong công trình. Làm tích cực gì mà từ tháng 7/2014 đến giờ mà chưa xong. Làm tích cực là 3 tháng phải xong.
Video đang HOT
BQL lý giải, chậm tiến độ là do dừng giãn thi công. Không làm thủ tục đầy đủ, hồ sơ thủ tục phải làm lại.
Công nhân đang thi công tại gói thầu 6A
Bộ trưởng Đinh La Thăng “quát” các đơn vị liên quan: “Dừng giãn là chuyện cũ, thì vẫn là cái bộ máy đó chứ đâu. Tôi đã bảo không làm được thì cách chức Trưởng BQL ngay thì các ông cứ bảo vệ là làm tốt. Bây giờ không xong thì các anh lại bảo làm không được. Tất cả các bộ phận tư vấn giám sát, nhà thầu, thiết kế thi công cãi nhau loạn xạ. Đã không làm được mà sao cứ báo cáo tốt?”.
BQL cho rằng đã ký hợp đồng rồi. Tuy nhiên, ông Thăng đặt vấn đề vì sao không có bảng giá mà vẫn dám ký hợp đồng với nhà thầu thì không ai trả lời!
“Tôi nói thẳng, các ông không biết làm cái gì cả. Để làm dự án này thì phải làm những công việc gì và không hình dung được. Về toàn báo cáo láo theo tiến độ tốt. Từ tháng 10/2014, tôi đã lên lịch vào kiểm tra dự án mà các ông cứ cản không cho tôi vào. Cứ báo cáo láo với tôi là tốt lắm…Anh không phải vào. Tôi không thể hiểu được, sốt hết cả ruột” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Thi công yếu sẽ thay thế
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng phê bình chủ đầu tư, BQL, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công thiếu phối hợp, không chịu chia sẻ vì mục đích chung của dự án…
Đây là dự án trọng điểm quốc gia được Quốc hội, nhân dân giám sát. Phải đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng để đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh và cả ĐBSCL.
Các đơn vị đang thi công đào luồng thông vào sông Hậu
Ông Thăng đề nghị UBND tỉnh giúp giải phóng mặt bằng. BQL ứng tiền chuyển cho UBND tỉnh để giúp giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu đơn vị nào làm chậm thì BQL có quyền thay nhà thầu khác hoặc yếu quá thì thay nhà thầu mới. Đây là dự án cấp quốc gia chứ không phải nhà thầu xí phần dự trữ công việc để làm dần. BQL phải chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan, kể cả chuyện thanh toán chậm và tiến độ công trình.
“Bây giờ thuê đơn vị tư vấn nước ngoài vào kiểm tra một lần nữa, có khi tiết kiệm được cả ngàn tỷ đồng. Dân mình còn nghèo lắm, một ngàn tỷ là có thể giúp nhân dân Trà Vinh nhiều việc lắm” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Được biết, dự án Luồng Sông Hậu có thời gian thực hiện dự án là 5 năm, chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ 2013 – 2015 là giai đoạn thông luồng kỹ thuật, trong đó tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện trước hạng mục đê Nam, đoạn luồng biển dùng chung, hoàn trả khối lượng đã thực hiện và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Kinh phí khoảng 7.555,7 tỷ đồng (bao gồm cả 929,3 tỷ đồng đã thực hiện). Giai đoạn sau 2015 (2016-2017) hoàn thành các hạng mục còn lại đảm bảo tính ổn định, đồng bộ, đảm bảo dân sinh của dự án. Kinh phí khoảng 2.225,5 tỷ đồng
Theo Quốc Huy
Phong tỏa cầu Thăng Long để khắc phục "tiếng bom"
Bắt đầu từ 15h chiều nay, 27/1, Công ty Hà Thái tổ chức phong tỏa 1 phần đường trên cầu Thăng Long, phân làn giao thông, phục vụ việc sửa chữa 2 khe co giãn - nguyên nhân gây ra những "tiếng bom" dội xuống khu dân cư suốt nhiều năm qua.
Sau khi báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết về những tiếng động kinh hoàng "hành" khu dân cư số 10 phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã chỉ đạo các đơn vị xử lý dứt điểm những "tiếng bom" này trước Tết Nguyên đán 2015.
Sau khi được thay mới, khe co giãn trên cầu Thăng Long sẽ không phát ra những tiếng động kinh hoàng mỗi khi có xe đi qua.
Ngày 27/1, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Minh Khai - Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Hà Thái (Công ty Hà Thái) - cho biết, các đơn vị chức năng Bộ GTVT, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty Hà Thái đang gấp rút triển khai các phần việc cụ thể để tiến hành thi công đúng tiến độ mà Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu.
Ông Khai cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã cho kiểm tra hiện trường cầu Thăng Long, cùng với Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan đưa ra các kết luận về tình trạng 2 khe co giãn bị hư hỏng trên cầu. Từ đó, các đơn vị đã thống nhất và đề xuất với Bộ GTVT sẽ thay mới hoàn toàn 2 khe co giãn trên.
Sau khi thống nhất, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quyết định chọn đơn vị thi công hạng mục này là Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long. Theo đó, công ty này cam kết chế tạo và lắp đặt khe co giãn tại các vị trí ON6 và OB6 của cầu Thăng Long trong vòng 21 ngày kể từ ngày có giấy phép thi công.
Theo ông Lê Minh Khai, Công ty Hà Thái đang khẩn trương xin cấp giấy phép xây dựng để triển khai các phương án phân luồng giao thông cho đơn vị thi công triển khai thay thế các khe con giãn. Bắt đầu từ 15h chiều nay, 27/1, đơn vị thi công sẽ tiến hành đục phá bê tông, tháo dỡ khe co giãn cũ. Công ty Hà Thái sẽ phong tỏa một phần đường trên cầu Thăng Long, phục vụ công tác thi công và vẫn đảm bảo cho các phương tiện lưu thông qua cầu.
"Phải tập trung toàn bộ nguồn lực để đáp ứng tiến độ Bộ trưởng Đinh La Thăng đề ra. Để thực hiện được điều này, chúng tôi sẽ cho thi công liên tục 3 ca. Thời gian thi công khoảng 20 ngày cả chế tạo và lắp đặt" - ông Khai nói.
Dự tính, kinh phí để thay mới 2 khe co giãn bị hư hỏng ở cầu Thăng Long là trên 5 tỷ đồng.
Khánh Linh
Theo Dantri
Rà soát toàn bộ tuyến đê hơn 80 tỷ đồng có nhiều bất cập Dù đã nhiều lần được nhắc nhở, đốc thúc song Công ty Ngân Anh Vương - đơn vị thi công gói thầu đoạn qua xã Thạch Mỹ - vẫn chây ì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án đê Tả Nghèn (Hà Tĩnh). Ngày 6/1, sau khi Dân trí đăng tải bải viết "Phát hiện nhiều vấn đề tại dự án đê...