Bộ trưởng Thăng: Không ngại việc Trung Quốc cấm DN vào Việt Nam
“Việc Trung Quốc cấm DNNN của họ đấu thầu dự án mới tại Việt Nam, nếu có thì họ là người thiệt trước khi tự làm khó mình, làm khó cho DN của mình, tự từ bỏ một thị trường tốt” – Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trao đổi bên hành lang Quốc hội.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Trung Quốc mới đây đưa thông tin, Chính phủ nước này đã tạm thời cấm các công ty quốc doanh tham gia đấu thầu hợp đồng mới ở Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Việc này liệu có ảnh hưởng tới các dự án tới đây của ngành GTVT, thưa Bộ trưởng?
Thông tin này tôi mới đọc được trên báo chí, chưa có nguồn thông tin chính thức nào nhưng nói một cách tổng thể, Việt Nam hiện đã hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới. DN của ta, nhà đầu tư của ta có thể hoạt động ở bất cứ đâu trong nước và cả nước ngoài. Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được quyền vào làm ăn, kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam có rất nhiều nhà đầu tư của các nước khác nhau chứ không chỉ có Trung Quốc vì Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, an ninh chính trị tốt, ổn định, thu hút được các nhà đầu tư, trong đó các nhà đầu tư, nhà thầu Trung Quốc.
Trong khi đó, Việt Nam lại xây dựng một nền kinh tế có hội nhập nhưng phải đảm bảo độc lập tự chủ, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào nên việc Trung Quốc cấm các DNNN của họ tham gia đấu thầu dự án mới tại Việt Nam, nếu có, thì trước hết là họ bị thiệt vì họ vào đầu tư là trên cơ sở hợp tác làm ăn 2 bên cùng có lợi. Làm như thế là tự làm khó mình, làm khó cho DN của mình vì đã tự loại trừ đi một thị trường tốt.
Còn với Việt Nam, việc này không ảnh hưởng gì tới các dự án vì Trung Quốc không tham gia thì đã có các nhà thầu nước ngoài khác tham gia. Nhà thầu Việt Nam cũng đủ mạnh, đủ lớn để thực hiện các dự án giao thông hiện nay. Giao thông là ngành đi đầu, tiếp cận khoa học công nghệ mới tốt nhất hiện nay.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng: “Vốn của Trung Quốc đối với các dự án giao thông tại Việt Nam chỉ rất nhỏ” (ảnh: Việt Hưng).
Có một thực tế hiện nay là số lượng các dự án giao thông, nhất là các dự án trọng điểm tại Việt Nam do các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư, thực hiện rất nhiều vì lợi thế là các nhà thầu nước này luôn bỏ thầu với giá thấp nhất nên thắng thầu trong hầu hết các dự án?
Thực ra không phải là rất nhiều, chỉ có 9 nhà thầu Trung Quốc với 17 gói thầu, tổng cộng gần 30.000 tỷ đồng tiền vốn đang thực hiện ở Việt Nam (hầu hết đã thực hiện được một nửa). Trong đó, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang sử dụng nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho vay nên tất nhiên là các nhà thầu của họ được tham gia.
Còn việc nhà thầu họ rút hay không thì Việt Nam hoàn toàn không phụ thuộc gì, không ảnh hưởng gì vì trước hết, nếu nhà thầu rút ra thì phần đang làm dở không thanh toán được. Chúng tôi sẽ đưa các nhà thầu khác vào làm và thậm chí họ còn làm nhanh hơn Trung Quốc.
Video đang HOT
Phương án của chúng tôi về việc anh này rút, anh kia ngừng tham gia thì đều đã có phương án cả, thậm chí là làm không tốt còn bị đuổi, chấm dứt hợp đồng luôn, nên không phải lo lắng, băn khoăn gì cả.
Với dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông, Bộ GTVT có phương án để thay thế nguồn vốn của Trung Quốc khi họ rút về?
Vì Trung Quốc chỉ cho vay ODA với dự án này nên chỉ có nguồn vốn tại đây có khả năng bị ảnh hưởng. Còn tất nhiên, họ không cho vay tiếp thì chúng ta sẽ đi vay chỗ khác đề bù đắp, đảm bảo tiếp tục dự án. Dự án này là của đất nước mình chứ có phải của người ta đâu, người ta rút mình vẫn phải làm tiếp chứ.
Còn với các dự án khác, khi họ chỉ là nhà thầu thuần túy thì bình thường, kể cả là Chính phủ Trung Quốc không cấm, không ép doanh nghiệp phải rút mà nhà thầu làm không tốt thì chúng ta cũng mời ra, đưa đơn vị khác vào làm.
Bộ GTVT đang yêu cầu các nhà thầu Trung Quốc hoàn thành tiến độ đã định của các dự án. Còn trường hợp nào đó anh dừng không sang thì chúng tôi tuyên bố chấm dứt hợp đồng đơn phương và sẽ mời các nhà thầu khác vào.
Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế hội nhập sâu rộng nhưng độc lập, không phụ thuộc bất cứ nước nào chứ không chỉ Trung Quốc, trên cơ sở 2 bên cùng có lợi, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. Trên cơ sở đó, nhà thầu Trung Quốc hay nhà thầu nước nào đó rút thì cũng có đơn vị khác thay thế. Chúng ta đã có cơ chế bảo vệ trước rồi vì đây là chủ trương nhất quán từ trước.
Có ý kiến phân tích ở góc độ khác, Việt Nam có lợi thế khi ở cạnh Trung Quốc để có thể tận dụng được nguồn vốn, công nghệ giá rẻ của nước này. Nếu Chính phủ Trung Quốc cấm DN của họ đấu thầu, đầu tư dự án tại Việt Nam thì chúng ta sẽ ảnh hưởng vì mất đi lợi thế đó?
Nguồn vốn của Trung Quốc chưa chắc đã phải là rẻ vì người cho vay thì phải có lãi và người đi vay cũng phải tính toán nếu thấy có lợi mới vay. Trên cơ sở mối quan hệ đôi bên cùng có lợi như vậy chúng ta mới làm. Còn giờ, như tôi đã nói, người ta không cho vay nữa, người ta rút thì mình cũng sẵn sàng thôi, không ngại gì cả, không chỉ với nhà đầu tư Trung Quốc mà với tất cả các nhà đầu tư khác cũng vậy. Mình phải chủ động chứ.
Còn vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông hiện tại thì có rất nhiều nguồn khác nhau, vốn của Trung Quốc là phần rất nhỏ. Đầu tư ODA lớn nhất cho Việt Nam, trong đó có ngành cho giao thông, thì Nhật Bản là số một, rồi đến các nhà đầu tư, nhà tại trợ khác chứ còn Trung Quốc chỉ rất nhỏ.
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
Tổng thầu Trung Quốc làm chậm dự án đội giá 339 triệu USD?
- Măc du Dư an tuyên đương săt đô thi Cat Linh - Ha Đông đang châm tiên đô; tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại còn 57 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật Tổng thầu chưa trình lại để Chủ đầu tư phê duyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án.
Sau nhưng lum xum cua dư luân vê dư an tuyên đương săt đô thi đâu tiên cua Ha Nôi, Cat Linh - Ha Đông đôi gia 339 triêu USD, ngay 5/6, Bô Giao thông vân tai đa họp kiểm điểm vơi cac đơn vi liên quan nhăm thuc tiên đô cua dư an.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đường sắt, đến nay dự án đa hoàn thành giai phong măt băng (GPMB) được 40,19ha/41,11ha (đạt 97,7%) so vơi kê hoach. Hiện tại còn một số khu vực còn vướng mắc, chưa hoàn thành công tác GPMB như: khu vực nhà ga Cát Linh, một phần khu vực phường Thịnh Quang (Quận Đống Đa)....
Dư kiên khôi lương măt băng con vương nay se đươc các địa phương hoàn thành trong tháng 6/2014 với điều kiện có đủ kinh phí chi trả cho các hộ dân phải di dời và GPMB. Hiện Ban Quan ly dư an đương săt đang phối hợp với các địa phương để giải quyết các phát sinh, vướng mắc để hoàn thành GPMB của dự án theo yêu cầu.
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, đên thơi điêm hiên tai công tác hoàn thiện thiết kế kỹ thuật đa trình, duyệt thiết kế kỹ thuật 419 trụ cầu trên tuyến, thiết kế kỹ thuật hạng mục điện chiếu sang 11 nhà ga; điều hòa thông gió 11 nhà ga; cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy 11 nhà ga...
Tuy nhiên còn 57 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật Tổng thầu chưa trình lại theo ý kiến của Tư vấn thẩm tra để trình Chủ đầu tư phê duyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án. Ngoai ra, còn 74 bộ hồ sơ dự toán Tổng thầu chưa trình lại.
Hệ thống trụ cầu của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Vne
Se thi công đông loat đê đam bao tiên đô
Tham dư va phat biêu chi đao tai cuôc hop, sau khi nghe Tông thâu bao cao vê tiên đô thưc hiên dư an, Thứ trưởng Bô Giao thông vân tai Nguyễn Hồng Trường đề nghị, Tổng thầu EPC tăng cường nhân lực, thiết bị đề bù lại tiến độ bị chậm. Ông khăng đinh, sau khi có mặt bằng, Bộ sẽ yêu cầu rút tiến độ của dự án và hàng tháng sẽ họp kiểm điểm tiến độ một lần vào đầu tháng.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, trong thời gian vừa qua, đã có nhiều cuộc họp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Đến nay, dự án đã có tiến bộ trong việc thực hiện. Cụ thể, tiến hành lao lắp được 76 phiến dầm, phối hợp giữa các cơ quan đơn vị thực hiện dự án đã tốt hơn...
Tuy nhiên, hiện nay dự án đã bị vỡ tiến độ tổng thể do chậm trong công tác GPMB và do huy động nhân lực của nhà thầu không kịp thời. Mặt bằng thi công có nhưng không đủ nhân lực để thực hiện.
Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Bô Giao thông vân tai đề nghị Ban Quản lý dự án đường sắt bám sát các quận, huyện của Hà Nội để rút ngắn thời gian GPMB. Đông thơi, phải giao cho một đồng chí phụ trách về công tác này và có báo cáo thường xuyên, kiểm điểm từng tuần một để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Ông cũng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam tập trung chỉ đạo cho dự án này và cùng các đơn vị liên quan đây nhanh tiên đô hoàn thành dự toán. Chậm nhất là tuần cuối tháng 6/2014 phải trình được tổng dự toán để tiến hành các công việc tiếp theo.
"Tổng thầu EPC từ tuần sau phải quay trở lại thi công đồng loạt. Những địa điểm đã có mặt bằng thì phải triển khai thi công hết. Tổng thầu cũng cần đưa nguồn nhân lực sang Việt Nam để làm ngay dự toán. Đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ga và tiến hành thi công đồng loạt tại cả các nhà ga", Thư trương Bô Giao thông vân tai yêu câu.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông được khởi công vào tháng 10/2011 co tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD, trong đo vay vôn ODA Trung Quốc 419 triêu USD.
Goi thâu chinh cua dư an (thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp) do Công ty hưu han Tâp đoan Cuc 6 Đương săt Trung Quôc thưc hiên theo hinh thưc tông thâu EPC (tư vấn, thiết kế-cung cấp thiết bị-xây lắp, vận hành).
Mơi đây, sau khi sau khi Bộ Giao thông vận tải kiến nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thi tuyên Cát Linh - Hà Đông lên 891 triệu USD, Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ này và UBND TP Hà Nội kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Tai văn ban bao cao Pho Thu tương, Bộ Giao thông vận tải khẳng định, dự án đội giá là do Chủ đầu tư là Cục Đường sắt Việt Nam và đơn vị Tư vấn lập dự án (TEDI) chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Mối nguy từ các dự án tổng thầu EPC rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc! Hàng loạt dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC thời gian qua đã khiến dư luận giật mình vì sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trong nước. Hơn 10 năm qua, thống kê của Viện Nghiên cứu cơ khí - NARIME (Bộ Công Thương) thì nhiều dự án trọng điểm thuộc những lĩnh vực...