Bộ trưởng Thái Lan đòi tống khứ ‘du khách Tây’ không mang khẩu trang
Bộ trưởng Y tế Thái Lan ngày 7/2 giận dữ chỉ trích những du khách “phương Tây” không đeo khẩu trang và đề nghị cho trục xuất vì gây nguy hiểm cho người khác giữa đợt dịch.
Theo Channel NewsAsia, Bộ trưởng Anutin Charnvirakul cho biết ông có tham gia phát khẩu trang miễn phí tại cổng một nhà ga đường sắt đô thị và bắt gặp một số du khách phương Tây không chịu nhận khẩu trang. Ông nói du khách tỏ vẻ như “không quan tâm” đến nguy cơ lây nhiễm virus corona.
“Những loại du khách này chúng ta cần tống khứ khỏi Thái Lan”, Bộ trưởng Charnvirakul chia sẻ với phóng viên rồi từ chối bình luận thêm.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul phát khẩu trang miễn phí tại nhà ga đường sắt đô thị ở Bangkok. Ảnh: AFP.
Lãnh đạo bộ y tế Thái Lan sau đó đăng lời xin lỗi trên Facebook rằng đã quá nóng giận khi nhiều du khách đến từ châu Âu “không hợp tác” với chiến dịch phát khẩu trang đại trà. Thái Lan thời gian qua phát hiện 25 ca dương tính với virus corona và 9 bệnh nhân đã hồi phục.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 12/2019 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hơn 31.400 ca nhiễm đã được ghi nhận trên toàn thế giới với ít nhất 638 người tử vong. Dịch bệnh được phát hiện tại 28 nước và vùng lãnh thổ.
Thái Lan trong năm 2019 đón tiếp gần 10 triệu du khách đến từ Trung Quốc. Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành du lịch Thái Lan dự báo lượng du khách Trung Quốc năm 2020 sẽ giảm gần 2 triệu lượt.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều tranh luận về công dụng của khẩu trang y tế trong ngăn ngừa dịch bệnh đã xuất hiện, đặc biệt khi nỗi sợ truyền nhiễm châm ngòi cơn sốt khẩu trang ở hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á.
Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thái Lan nhấn mạnh khẩu trang chỉ thật sự hữu dụng nếu người mang có các triệu chứng đường hô hấp hoặc đang chăm sóc cho người nhiễm bệnh.
Cả thế giới chạy đua tìm phương thuốc ngăn chặn virus corona
Các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đang dốc sức để tìm ra loại vaccine mới. Hiện nay, tất cả đều mới chỉ là thử nghiệm lâm sàng nhưng đã thu về nhiều hiệu ứng tích cực.
Theo news.zing.vn
Trung Quốc mở cuộc điều tra sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng
Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong những người đầu tiên lên tiếng về dịch bệnh đang lan rộng hiện nay. Sự ra đi của anh đã dẫn đến làn sóng phản ứng giận dữ trên mạng xã hội.
Bác sĩ Vũ Hán cảnh báo sớm về virus corona qua đời sau khi bị lây bệnh
Bác sĩ Li Wenliang, người đã cảnh báo về sự nguy hiểm của virus corona rồi sau đó bị cảnh sát Trung Quốc triệu tập và phê bình, đã qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán.
Cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc hôm 7/2 tuyên bố mở cuộc điều tra sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra ở Vũ Hán, giữa lúc dư luận nước này phản ứng gay gắt trên mạng xã hội.
Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc cho biết một nhóm thanh tra sẽ đến Vũ Hán để "tiến hành cuộc điều tra toàn diện về các vấn đề liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng mà quần chúng phản ánh", theo Tân Hoa xã.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc không cho biết cụ thể hơn về cuộc điều tra.
Bác sĩ Lý Văn Lượng trước và sau khi nhập viện. Ảnh: Weibo.
Bác sĩ Lý, 34 tuổi, sống tại Vũ Hán, qua đời rạng sáng 7/2 sau thời gian chiến đấu với virus, theo thông báo từ Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, nơi anh làm việc.
Cái chết của vị bác sĩ nhãn khoa đã khiến nhiều người tiếc thương, đồng thời tức giận vì phản ứng của giới chức đối với dịch bệnh đến nay đã làm ít nhất 636 người tử vong tại Trung Quốc đại lục.
Ít nhất 31.000 người được xác nhận nhiễm virus ở Trung Quốc và gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ công bố có ca nhiễm, buộc Tổ chức Y tế Thế giới phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu.
Bác sĩ Lý là một trong số 8 bác sĩ bị cảnh sát Vũ Hán triệu tập vì thảo luận về sự xuất hiện của chủng virus cùng họ với virus gây ra Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS) trên mạng xã hội hồi cuối tháng 12.
Tòa án tối cao của Trung Quốc hồi tháng 1 đã chỉ trích cảnh sát Vũ Hán vì vụ bắt giữ 8 người mà họ cáo buộc là "phao tin đồn nhảm", cho rằng dịch bệnh có thể không trở nên nghiêm trọng "nếu công chúng tin vào những 'tin đồn' này khi đó".
Bác sĩ Lý được cảnh sát thả sau một tiếng thẩm vấn và buộc ký vào văn bản nói rằng sẽ không "tái phạm". Anh trở lại làm việc tại bệnh viện và nhiễm virus từ một bệnh nhân.
Theo news.zing.vn
Dịch Corona Vũ Hán: "Những ngày này là địa ngục trần gian với tôi!" "Những ngày này là địa ngục trần gian với tôi!" - Đó là tâm sự của một người phụ nữ Canada có chồng con đang mắc kẹt ở tâm dịch Corona Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chồng cô đã xét nghiệm dương tính với virus Corona còn con gái 2 tuổi của họ đang chờ kết quả xét nghiệm. Theo CTV...