Bộ trưởng Tài chính Pakistan thông báo từ chức
Bộ trưởng Tài chính Pakistan Miftah Ismail ngày 25/9 cho biết sẽ chính thức nộp đơn xin từ chức ngay khi trở về nước.
Người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt chờ nhận hàng cứu trợ tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan,ngày 31/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, ông Ismail cho biết thêm đã trao đổi vấn đề này với Thủ tướng Shehbaz Sharif trong một cuộc họp và sẽ chính thức từ chức sau chuyến thăm Anh.
Quyết định trên của ông Ismail được đưa ra trong bối cảnh Pakistan đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế trầm trọng do ảnh hưởng của thảm họa lũ lụt. Ông Ismail đang tháp tùng Thủ tướng Sharif thăm Anh và dự kiến sẽ trở về Pakistan đầu tuần này.
Video đang HOT
Ismail là Bộ trưởng Tài chính thứ 5 của Pakistan dự kiến sẽ được thay thế trong vòng chưa đầy 4 năm giữa lúc nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai và lạm phát kéo dài, gây áp lực đối với các hộ gia đình và cả các doanh nghiệp.
Lũ lụt khủng khiếp ở Pakistan đã ảnh hưởng đến hơn 33 triệu người, khiến hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng và khoảng 13.000 người bị thương.
Lũ lụt cũng làm hư hại hàng triệu ngôi nhà, hàng nghìn km đường xá. Nước lũ đã phá hủy 70% hoạt động nông nghiệp của cả nước.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã lên tiếng cảnh báo về “thảm họa thứ hai” do các bệnh dịch sau lũ gây ra ở Pakistan khi chứng kiến số người chết vì dịch bệnh ở nước này không ngừng tăng lên.
Lũ lụt chưa qua, Pakistan tiếp tục đối mặt với mưa to, gió lớn trong nhiều ngày
Cơ quan khí tượng Pakistan dự báo mưa to và gió lớn tiếp diễn trong 4 - 5 ngày tới ở nhiều khu vực trên cả nước, nhất là ở khu vực tỉnh Sindh, Balochistan và Khyber Pakhtunkhwa, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lũ lụt ở nước này.
Một cây cầu bị phá hủy sau trận lũ quét tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, ngày 1/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Pakistan (NDMA) tối 9/9 cho biết ít nhất 5 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong các trận lũ quét do mưa lớn gây ra.
Theo NDMA, tỉnh Balochistan ở miền Tây Nam Pakistan là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 4 người thiệt mạng, tiếp theo là tỉnh Sindh ở miền Nam có 1 người thiệt mạng, trong khi tất cả những người bị thương đều ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, miền Tây Bắc Pakistan. Trong số những người thiệt mạng có 3 trẻ em và 1 phụ nữ. Ngoài ra, NDMA cho biết thêm lũ lụt cũng phá hủy 4.179 ngôi nhà và làm chết 731 con gia súc tại nhiều khu vực khác nhau ở Pakistan.
Cơ quan khí tượng Pakistan dự báo mưa to và gió lớn tiếp diễn trong 4 - 5 ngày tới ở nhiều khu vực trên cả nước, nhất là ở khu vực tỉnh Sindh, Balochistan và Khyber Pakhtunkhwa, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lũ lụt ở nước này. Dự báo, trong thời gian này có nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở khu vực Kashmir, vùng đồi núi ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, khu vực Gilgit-Baltistan và một số vùng khác.
NDMA cho biết thương vong do mưa lớn và lũ lụt tại Pakistan kể từ giữa tháng 6 đến nay đã tăng lên 1.396 người thiệt mạng và 12.728 người bị thương. Trong khi đó, tổng số nhà bị phá hủy do mưa lũ cũng tăng lên 1.743.345 nhà. Ngoài ra có 750.223 con gia súc bị chết. Theo NDMA, tổng cộng 177.265 người đã được giải cứu và 663.869 người khác đang phải sống trong các nơi trú ẩn tạm thời.
Hiện NDMA cùng các tổ chức khác của chính phủ, các tình nguyện viên và các tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực thực hiện các hoạt động cứu hộ - cứu nạn ở những khu vực bị ảnh hưởng.
Giá rau tăng đến 500%, đẩy lạm phát ngày càng leo thang ở Pakistan Giá cà chua, khoai tây và hành tây tăng chóng mặt đang khiến lương thực trở thành mặt hàng xa xỉ đối với người dân Pakistan, quốc gia vừa bị lũ lụt tàn phá nặng nề. Người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt chờ nhận hàng cứu trợ tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan ngày 31/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Quốc gia Nam Á này...