Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo về tình hình tài khóa ‘chưa từng có’
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki ngày 23/1 cảnh báo tình hình sức khỏe tài khóa của nước này đang xấu đi với quy mô “chưa từng có” sau các đợt chi tiêu lớn liên quan đến đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine.
Ông Suzuki nhấn mạnh điều quan trọng là phải đảm bảo không gian tài khóa đề phòng các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản trong ngày họp đầu tiên của phiên họp thường kỳ, Bộ trưởng Suzuki cho rằng môi trường xung quanh nền kinh tế Nhật Bản đang ngày càng xấu đi do giá cả tăng và nỗi lo suy thoái toàn cầu liên quan đến các chính sách thắt chặt tiền tệ.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu phục hồi kinh tế trước khi tái cơ cấu tài khóa. Ông Suzuki nói: “Tài chính công là nền tảng của tín nhiệm quốc gia. Điều quan trọng là phải đảm bảo không gian tài khóa để ngăn ngừa mức độ tín nhiệm của Nhật Bản và sinh kế của người dân bị ảnh hưởng trong tình huống khẩn cấp… Sau các biện pháp đối phó với đại dịch và phải sử dụng ngân sách bổ sung, chúng ta (Nhật Bản) đang đối mặt với tình hình tài chính nghiêm trọng ở mức độ chưa từng có”.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua dự thảo ngân sách kỷ lục 114.380 tỷ yên cho tài khóa 2023, bắt đầu từ ngày 1/4 tới. Dự thảo ngân sách vừa được trình lên Quốc hội ngày 23/1, bao gồm các khoản chi nhằm hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lạm phát, vốn đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, cùng với các kế hoạch chi cho quốc phòng kỷ lục.
Ông Suzuki nhấn mạnh: “Vào thời điểm bước ngoặt này, ngân sách 2023 sẽ vạch ra con đường để giải quyết những thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt ở trong và ngoài nước, qua đó định hình tương lai (của Nhật Bản)”.
Theo dự báo mới nhất của Chính phủ Nhật Bản, quy mô nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, xét về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế, sẽ tăng lên mức kỷ lục 558.500 tỷ yên trong tài khóa 2023, trong khi chỉ số giá tiêu dùng lõi sẽ giảm từ 3% của năm 2022 xuống còn 1,7% trong năm nay. Chính phủ dự kiến tăng trưởng thực tế sẽ vào khoảng 1,5%, trong khi tăng trưởng danh nghĩa là 2,1% trong tài khóa 2023.
Chính phủ Nhật Bản giữ nguyên đánh giá về kinh tế trong nước dù lạm phát tăng cao
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 24/11, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã công bố báo cáo đánh giá tình hình kinh tế trong nước tháng 11/2022, trong đó giữ nguyên nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang phục hồi vừa phải bất chấp việc lạm phát tăng cao.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, Chính phủ Nhật Bản giữ nguyên nhận định về nền kinh tế trong báo cáo hằng tháng.
Người dân mua hàng tại trung tâm thương mại ở Osaka, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Trong báo cáo trên, Chính phủ Nhật Bản giữ nguyên nhận định đối với hầu hết các yếu tố trong nền kinh tế, từ xuất khẩu cho tới chi tiêu của doanh nghiệp, nhưng điều chỉnh đánh giá về đầu tư công. Theo đó, xuất khẩu "gần như không thay đổi". Trong số các yếu tố chủ chốt của nhu cầu trong nước, đầu tư kinh doanh đang "tăng lên", trong khi tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản, đang phục hồi "ở mức độ vừa phải".
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cảnh báo về những biến động trên thị trường tài chính sau khi đồng yen giảm mạnh so với đồng USD. Báo cáo lưu ý: "Nền kinh tế Nhật Bản đang phục hồi vừa phải... Cần chú ý đầy đủ vấn đề tăng giá, căng thẳng về nguồn cung và biến động trên thị trường tài chính và vốn".
Báo cáo được công bố trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng việc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Kể từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện 6 đợt tăng lãi suất liên tiếp, trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn kiên định với chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ nền kinh tế. Điều này đã khiến khoảng cách lãi suất giữa hai nền kinh tế liên tục nới rộng, dẫn tới đồng yen liên tục mất giá so với đồng USD.
Sự mất giá mạnh của đồng yen đi kèm với việc giá nhiên liệu, nguyên vật liệu thô và lương thực trên thế giới tăng cao đã khiến giá hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, đẩy lạm phát ở Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 40 năm qua. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm 1,2% trong quý III năm nay. Sau sự sụt giảm bất ngờ này, các nhà kinh tế kỳ vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ quay lại quỹ đạo tăng trưởng dương trong quý cuối năm nay.
Mặc dù vậy, trong những tuần gần đây, Nhật Bản chứng kiến sự gia tăng trở lại số ca mắc mới COVID-19. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng nước này đã bước vào "làn sóng lây nhiễm thứ 8" của dịch COVID-19. Dịch bệnh tái bùng phát khiến không ít người lo ngại tác động tiêu cực đối với chi tiêu dùng cá nhân.
Ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kinh tế có tổng trị giá lên tới 71.600 tỷ yen (hơn 490 tỷ USD) nhằm giảm bớt tác động của tình trạng giá cả hàng hóa leo thang tới các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nước, đồng thời hỗ trợ đà phục hồi vẫn còn mong manh của nền kinh tế. Trong gói kích thích kinh tế này, tổng chi tiêu công, bao gồm đầu tư công và cho vay cũng như các khoản chi của các chính quyền địa phương, lên tới 39.000 tỷ yen; phần còn lại là các khoản chi của khu vực tư nhân. Sau đó, Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội dự thảo ngân sách bổ sung thứ hai trong tài khóa 2022 có tổng trị giá 29.100 tỷ yen (gần 200 tỷ USD) để tài trợ cho gói kích thích kinh tế này.
Lạm phát của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 40 năm Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 18/11, Bộ Nội vụ, Thông tin và Truyền thông Nhật Bản công bố báo cáo cho biết chỉ số giá tiêu dùng - CPI (không tính biến động giá cả mặt hàng tươi sống) của nước này trong tháng 10 đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng cao nhất trong hơn 40...