Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Xung đột tại Ukraine là ‘thách thức lớn nhất’ đối với kinh tế toàn cầu
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, tình hình xung đột tại Ukraine hiện là “thách thức lớn nhất” đối với kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhận định trên được bà Yellen đưa ra trước thềm cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali (Indonesia).
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bali, bà Yellen cho biết cuộc xung đột tại Ukraine đã gây khiến lạm phát tăng vọt trong thời điểm thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19, đe dọa những thành quả đạt được trong 2 năm qua và dẫn tới nguy cơ đói nghèo trên diện rộng.
Bộ trưởng Yellen nêu rõ bà sẽ tiếp tục hối thúc các đồng minh trong G20 tìm giải pháp can thiệp nhằm chấm dứt tình hình xung đột tại Ukraine, đồng thời hạ giá năng lượng. Bộ trưởng Tài chính Nga sẽ không trực tiếp dự họp ở Bali, thay vào đó sẽ phát biểu trực tuyến.
Những nhận định của bà Yellen được đưa ra trong bối cảnh Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) – bà Kristalina Georgieva ngày 14/7 cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu thời gian qua đã xấu đi đáng kể và có thể sẽ còn tiếp tục u ám hơn.
Theo bà Georgieva, kinh tế toàn cầu vốn đã chật vật tìm đường hồi phục do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng cuộc xung đột tại Ukraine càng khiến tình hình thêm khó khăn, lạm phát tăng đe dọa đảo ngược những thành quả hồi phục đã đạt được. IMF dự kiến sẽ tiếp tục “hạ thấp hơn nữa dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 và 2023″, sau khi đã thực hiện động thái này cách đây vài tháng.
Kinh tế Indonesia ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati ngày 13/4 cho biết, nền kinh tế nước này ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022 giữa bối cảnh toàn cầu bất ổn do cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Indonesia tại Jakarta. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo bà Sri Mulyani, tỷ lệ tăng trưởng trên có thể đạt được là nhờ một số chỉ số kinh tế ghi nhận tín hiệu tốt cho đến đầu tháng 3/2022, chẳng hạn như chỉ số niềm tin người tiêu dùng, doanh số bán lẻ, tăng trưởng doanh số bán xe có động cơ tăng, tiêu thụ xi măng và tiêu thụ điện.
Với các động lực như hiện nay, nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng khoảng 4,8-5,5% trong năm 2022. Trong tháng 4/2022 sẽ có nhiều báo cáo từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đệ trình các sửa đổi theo hướng giảm sút đối với triển vọng kinh tế toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine.
Bản điều chỉnh sẽ đi theo xu hướng giảm như OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 4,5% xuống 3,5%, WB cũng hạ dự báo kinh tế cho Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay từ 5,4% xuống 4% và 5%. Đối với Indonesia, WB dự báo tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,1% trong năm nay.
Bà Sri Mulyani Indrawati cho biết thêm, tính đến ngày 31/3, dòng vốn nước ngoài trị giá khoảng 1,3 tỷ USD chảy ra khỏi thị trường tài chính trong nước là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Cuộc xung đột đã làm tăng thêm sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu và tác động đến thị trường tài chính trong nước.
Tuy nhiên, bà Sri Mulyani Indrawati cho rằng áp lực dòng vốn chảy khỏi thị trường trong nước so với các thị trường mới nổi khác vẫn tương đối thấp. Dự trữ ngoại hối của Indonesia trong tháng 3/2022 vẫn ở mức cao, đạt 139,1 tỷ USD. Số tiền này tương đương với việc tài trợ cho 7,2 tháng nhập khẩu và tài trợ cho khoản nợ nước ngoài của chính phủ. Tiêu chuẩn này cũng cao hơn tiêu chuẩn đầy đủ quốc tế thường được tính toán cho nhu cầu nhập khẩu khoảng ba tháng.
Quan chức Trung Quốc, Mỹ hội đàm trực tuyến về các vấn đề kinh tế Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Trưởng đoàn Trung Quốc tham gia Đối thoại kinh tế toàn diện với Mỹ, đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen theo đề nghị của phía Washington vào sáng ngày 5/7. Ảnh minh họa: Reuters Theo tờ China Daily, hai bên đã có cuộc trao đổi quan điểm...