Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc: Sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh việc tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đóng góp ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới đất nước.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc . (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Ngày 8/4, Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành phê chuẩn ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021-2026.
Nhân dịp này, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có những chia sẻ với báo chí về nhiệm vụ và trọng trách mới được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó; trong đó, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh việc tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đóng góp ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước.
- Thưa Bộ trưởng, xin ông có thể chia sẻ cảm nhận của mình khi đảm nhận cương vị mới là Bộ trưởng Bộ Tài chính?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: 5 năm trước, tôi vinh dự được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó đảm nhận nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Sau một nhiệm kỳ hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước, giờ đây tôi tiếp tục vinh dự được đảm trách Bộ trưởng Bộ Tài chính – một bộ quản lý nhà nước đa ngành và có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính của quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, luôn nhận được sự quan tâm sát sao của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Tôi nhận thấy đây là vinh dự lớn, nhiệm vụ quan trọng nhưng đòi hỏi trách nhiệm cao và nặng nề. Vì vậy, tôi phải hết sức cố gắng để hoàn thành trọng trách được giao. Là một cán bộ được đào tạo chuyên ngành tài chính chính quy, trưởng thành từ cơ sở, kinh qua nhiều lĩnh vực công tác, tôi đã trực tiếp lãnh đạo quản lý điều hành ngân sách nhà nước, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý Nhà nước và xây dựng Đảng.
Đặc biệt, 5 năm qua, với nhiệm vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo trực tiếp thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công giúp cho tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm về kinh tế-tài chính vĩ mô. Đó là điểm thuận lợi lớn cho tôi khi đảm nhận trọng trách mới.
Tuy vậy, bản thân tôi luôn xác định phải không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện ở vị trí công tác mới, cùng với tập thể Lãnh đạo Bộ và toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành tài chính đoàn kết, đồng lòng, chung sức thực hiện nhất quán có hiệu quả sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, các cấp chính quyền, địa phương, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nỗ lực đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Video đang HOT
- Bộ Tài chính là bộ quản lý nhà nước đa ngành, có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính-ngân sách của quốc gia. Đặc biệt, năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, năm đầu thực hiện các mục tiêu của giai đoạn 2021-2025, thực hiện Chiến lược Tài chính 5 năm và 10 năm tới. Thưa Bộ trưởng, đâu là những khó khăn, thách thức mà ngành tài chính phải đối mặt trong thời điểm này?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hiện nay có thể nói là thời điểm hết sức quan trọng, năm đầu thực hiện các mục tiêu, chiến lược, nghị quyết của Đảng, Quốc hội , Chính phủ đặt ra trong nhiệm kỳ mới. Đây vừa là khó khăn, thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với ngành tài chính.
Đại dịch COVID-19 còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thế giới cũng như trong nước, trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế, thương mại quốc tế ngày càng gay gắt hơn.
Ông Hồ Đức Phớc phát biểu tại kỳ họp Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Ở trong nước, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường quan hệ thương mại của doanh nghiệp Việt Nam, trong khi năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn hạn chế. Dư địa của nguồn lực tài chính và chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng còn gặp khó khăn…
Trên thực tế, việc quản lý thu, sử dụng ngân sách và tài sản công có lúc, có nơi chưa hiệu quả; đầu tư công vẫn còn lãng phí… Những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước trước mắt cũng như lâu dài.
Tuy nhiên, trong khó khăn, thách thức, cũng mở ra nhiều cơ hội mới đối với ngành tài chính trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là năm đầu của thực hiện kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 5 năm và 10 năm tới.
Ngành tài chính trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua, sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đưa ra những chính sách, cơ chế phù hợp cho thời gian tới. Đặc biệt, phải tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước.
Trải qua hơn 75 năm hình thành và phát triển, ngành tài chính Việt Nam luôn vững bước qua các giai đoạn lịch sử của đất nước và đã có những bước đột phá mạnh mẽ để tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Thách thức đầu tiên là việc đảm bảo chính sách tài khóa, cân đối thu chi, giảm nợ công, giảm bội chi ngân sách.
Cùng đó, quản lý điều hành ngân sách và nguồn lực quốc gia hiệu quả nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững chắc. Với đội ngũ cán bộ công chức toàn ngành trách nhiệm và chuyên nghiệp, tôi tin tưởng rằng, ngành tài chính và cá nhân tôi trong thời gian tới sẽ phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Trên cương vị mới, đâu sẽ là mục tiêu ưu tiên trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của ông, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nhiệm kỳ này là thời điểm rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Do đó, trong xây dựng và quản lý điều hành kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước phải tích cực, nhưng thận trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ động trong hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước; đồng thời, bảo đảm an toàn, an ninh nền tài chính quốc gia.
Cùng với đó, phải tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực nhằm tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu tiềm năng, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm hiệu quả.
Mặt khác, cải thiện tích cực chính sách tài khóa, sức chống chịu của nền tài chính quốc gia trong quản lý, điều hành nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập khu vực và thế giới trong tình hình mới.
Một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới đó là phải tiếp tục giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính-ngân sách nhà nước; công khai, minh bạch, đẩy mạnh trách nhiệm giải trình và tiếp tục thúc đẩy việc hoàn thiện chính sách, tháo gỡ nút thắt nền kinh tế, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính-ngân sách nhà nước.
Cùng đó, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, giảm bội chi ngân sách, giảm nợ công. Đó có thể coi là đường hướng cho thời gian tới để thực hiện chính sách tài khóa.
Muốn vậy, tôi cho rằng phải tiếp tục hoàn thiện thể chế tài chính; tăng cường hiệu quả công tác phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính-ngân sách nhà nước với quá trình phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế; quản lý chặt chẽ, hiệu quả bội chi, nợ công phù hợp. Ngoài ra, đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công; đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại thị trường tài chính, bảo hiểm, dịch vụ kế toán kiểm toán…
Bộ Tài chính là cơ quan đa ngành, đa nghề với rất nhiều lĩnh vực liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Do đó, các chính sách tài chính bên cạnh việc phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, điều cốt yếu đó là phải vì sự phát triển của đất nước, vì dân và vì sự phát triển của doanh nghiệp, coi doanh nghiệp làm trung tâm.
Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung, chú trọng khơi dậy và huy động các nguồn lực tài chính từ xã hội, thông qua thúc đẩy phát triển các thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, bảo hiểm… theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Từ đó, xây dựng nguồn lực tài chính quốc gia ngày càng phát triển lành mạnh, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy hội nhập hiệu quả, nâng cao vị thế của nền kinh tế nước ta trên trường quốc tế.
-Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Miễn nhiệm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Mai Tiến Dũng.
Chiều 7/4, Quốc hội họp phiên toàn thể thông qua các Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Cụ thể, Quốc hội phê duyệt miễn nhiệm chức vụ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Mai Tiến Dũng.
Ngoài ra, Quốc hội cũng phê duyệt miễn nhiệm 6 Bộ trưởng không tham gia Trung ương khóa XIII, gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Miễn nhiệm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Quốc hội cũng phê duyệt miễn nhiệm các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đối với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (đã được phân công làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (đã được phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội) và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến (đã được chỉ định làm Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ, cũng được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ hiện nay.
Cũng trong phiên làm việc chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Ngày mai (8/4), Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trình miễn nhiệm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.. Sáng 7/4, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Thủ...