Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và “Túi tiền Quốc gia”
Làm sao để gánh nợ công bớt nặng; làm sao cho đảm bảo an ninh, an toàn cho nền tài chính quốc gia… trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn luôn là trăn trở của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng
“Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tốc độ tăng vừa qua là quá cao… Việc tăng cường quản lý nợ công thời gian tới với những nội dung: Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là khoản vay mới, kiên quyết nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng công trình hạ tầng kinh tế quan trọng thiết yếu theo quy hoạch. Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo chất lượng công trình theo đúng quy định… Để an toàn nợ công thì chúng ta tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, chi tiêu ngân sách Nhà nước…”.
Từng kinh qua các vị trí công tác như Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình và Tổng kiểm toán Nhà nước, rõ ràng ông Đinh Tiến Dũng là người được đào tạo bài bản, là “ứng cử viên” sáng giá cho chức Bộ trưởng Bộ Tài chính khi ông Vương Đình Huệ chuyển sang làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Công việc ở Bộ Tài chính sẽ khó khăn hơn so với thời điểm ông đảm nhận công việc ở Tổng kiểm toán Nhà nước, bởi lúc này ngành tài chính phải lo “ túi tiền Quốc gia”; làm sao để gánh nợ công bớt nặng; làm sao cho đảm bảo an ninh, an toàn cho nền tài chính quốc gia… trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Khi nhậm chức, ông cũng đã cố gắng cắt giảm chi tiêu công. Năm 2013, ông được Thủ tướng khen tại Hội nghị ngành vì đã giúp tiết kiệm 22.700 tỷ đồng từ việc yêu cầu các đơn vị bỏ một loạt chi phí không cần thiết. Qua năm 2014, không còn tình trạng cán bộ các ngành, địa phương ồ ạt đi nước ngoài, công chức, viên chức nâng cao ý thức tiết kiệm sử dụng điện nước, văn phòng phẩm, qua đó đã tiết kiệm cho ngân sách hàng tỷ đồng. Năm 2015, Bộ Tài chính chủ động tham mưu cho Chính phủ ban hành chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo điều hành nhiệm vụ tài chính, ngân sách, với nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục yêu cầu giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên để phòng khi ngân sách căng thẳng.
Video đang HOT
Một vấn đề nữa cũng được dư luận quan tâm khi Bộ Tài chính công khai chi phí nuôi xe công, tiêu tốn ngân sách tới gần 13.000 tỷ đồng/năm. Sự minh bạch, công khai thông tin là cần thiết, để có sự đồng thuận, chia sẻ trong bối cảnh ngân sách còn gặp nhiều khó khăn. Ở một góc nhìn khác, câu chuyện lãng phí trong sử dụng xe công không mới, nó đã diễn ra nhiều năm qua khi vẫn còn tình trạng một số địa phương bố trí xe cho các chức danh như phó chủ tịch tỉnh, trưởng các sở, ban, ngành…, vi phạm quy định của Thủ tướng. Rõ ràng, cần thiết phải có quy định chặt chẽ hơn về chức danh được sử dụng cũng như siết chặt việc mua mới.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, rồi cắt giảm nhiều dòng thuế theo cam kết… đã tạo ra thách thức với Bộ Tài chính trong việc hoàn thành thu ngân sách. Để tăng thu, ông liên tục trình Chính phủ, đề xuất Quốc hội sửa các luật về thuế, tạo cơ sở pháp lý thay đổi cơ cấu nguồn thu bền vững hơn. Nhờ đó năm 2015, các khoản thu nội địa không kể dầu thô đều khởi sắc và góp tới 55% tổng thu ngân sách…
Trong bối cảnh Chính phủ ban hành một loạt cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, tiếp sức cho doanh nghiệp, trong đó có việc cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài chính đã nhanh chóng triển khai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan. Sau những chỉ đạo, điều hành quyết liệt của ông, thủ tục hành chính, thuế, hải quan…, đã hanh thông hơn khiến nhiều doanh nghiệp hài lòng./.
Quang Tuấn – Quốc Hưng
Theo_VOV
Nỗi lo xuyên nhiệm kỳ
2,5 ngày đổi mới chất vấn tại Nghị trường sắp trôi qua đã cho thấy sự quyết liệt đeo bám đến cùng để vấn đề phải được giải quyết rốt ráo ở nhiều đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, qua những gì đại biểu hỏi và các Bộ trưởng trả lời vẫn cho thấy một thực trạng bấy lâu nay là: nhiều Bộ trưởng hứa rất tâm huyết, nhưng thực hiện lại chưa được như kỳ vọng.
Một vấn đề được nhiều nhà đầu tư và TTCK quan tâm là nợ công có thực sự đáng lo? Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã cung cấp thêm nhiều con số cho thấy mối quan ngại là có cơ sở khi nợ công vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng tốc độ tăng rất cao, lên tới 20%/năm, trong đó có nhiều khoản vay với lãi suất cao. Vị tư lệnh ngành tài chính cũng đưa ra nhiều giải pháp để "hóa giải" nỗi lo này, song vẫn còn đó không ít băn khoăn chưa được giải tỏa.
Lời hứa của các bộ trưởng
Trước hết, đó là liệu có sự vênh nhau trong cách tính nợ công giữa Việt Nam và quốc tế? Chuyên gia Ngô Trí Long từng nêu quan điểm, nếu xét trên cấu trúc nợ của Việt Nam, thực tế có thể nghiêm trọng hơn con số rất nhiều, mức nợ công không phải là dưới 65% GDP. Cụ thể, nợ của DNNN, nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc Nhà nước không được tính vào nợ công, trong khi hiện khối nợ của DNNN rất lớn.
Bên lề Nghị trường, lời hứa của Bộ trưởng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, theo nhiều đại biểu Quốc hội, cần phải được thực thi quyết liệt, không chỉ trong nhiệm kỳ của cá nhân các Bộ trưởng hiện tại mà cả những người kế nhiệm tới đây.
Tại một phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 5 vừa qua, trước câu hỏi, với khả năng thu - chi ngân sách như hiện nay, nợ công có thực sự yên tâm hay không? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng từng trả lời rằng, nợ công vẫn an toàn. Song đến phiên chất vấn sáng qua, ông cũng đã phải bày tỏ sự quan ngại về nguồn thu khi tỷ lệ tăng thu giai đoạn 2006-2010 là 20,8%/năm, còn giai đoạn 2011-2015 giảm xuống ở mức 9,5%/năm.
Vấn đề này cũng được giới chuyên gia nhắc đến không ít lần!
Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nguy cơ thâm hụt ngân sách trong những năm tới tăng mạnh khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết về giảm thuế xuất nhập khẩu theo yêu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, các khoản thu từ dầu thô và các tài nguyên khác là không bền vững. Chẳng hạn, thu từ dầu thô giảm từ 28,8% tổng thu ngân sách xuống còn 11,6% trong năm 2011 và ước khoảng 10,2% cho năm 2015.
Rõ ràng là với tỷ lệ nợ công so với GDP cao như hiện nay, đồng thời với những khó khăn, thách thức cũng như xu hướng nợ công tăng, khả năng chi trả và việc sử dụng vốn kém hiệu quả là tình trạng rất đáng báo động. Trước thực tế đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đã đề nghị Chính phủ ban hành Chỉ thị 02 về tăng cường quản lý nợ công, tổng kết, đánh giá lại nợ công, chiến lược nợ công và Luật Nợ công; cần thiết sẽ kiến nghị Quốc hội sửa luật trong thời gian tới.
Bên lề Nghị trường, lời hứa của Bộ trưởng Dũng, theo nhiều đại biểu Quốc hội, cần phải được thực thi quyết liệt, không chỉ trong nhiệm kỳ của cá nhân các Bộ trưởng hiện tại mà cả những người kế nhiệm tới đây.
Nhìn rộng hơn, "lời hứa" của các Bộ trưởng, tư lệnh ngành phải được kiểm tra theo từng năm. Những Bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ cần có chế tài xử lý để đề cao tính chịu trách nhiệm, để bớt dần những... nỗi lo xuyên nhiệm kỳ và nỗi ám ảnh về "thần thoại Hy Lạp".
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Sau chất vấn Bộ trưởng Tài chính, Đại biểu QH vẫn lo "vỡ nợ" Sau trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài chính, các đại biểu (ĐB) tỏ ra khá lo lắng về việc nếu không sử dụng hợp lý vốn vay thì nguy cơ vỡ nợ, đe dọa đến an ninh tài chính quốc gia. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn tại QH sáng 17-11 Là người trả lời...