Bộ trưởng sợ bệnh nhân đến… hạ đường huyết vì chờ khám!
“Có hôm tôi theo một bệnh nhân đi khám, trực tiếp xem hồ sơ từ lúc người ta đưa mẹ vào khám, chờ kết quả xét nghiệm, đi siêu âm … từ 5 giờ sáng. Nếu như lấy máu xong không kịp đi ăn, lại đến đợi siêu âm, chiếu chụp… có lẽ họ hạ đường huyết mất”.
Bộ trưởng chỉ đạo phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm thời gian chờ khám của người bệnh. Ảnh: H.Hải.
Tại Hội nghị “Giảm thời gian chờ khám, chữa bệnh, cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện” diễn ra sáng 18/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, trong hai vấn đề người bệnh không hài lòng nhất có thời gian chờ khám quá lâu.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, hiện nay tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh thời gian chờ khám của người dân đã giảm đi rất nhiều.
Theo báo cáo của PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, kết quả thời gian khám bệnh chung của cả 3 tuyến , khám lâm sàng trung bình 66,5 phút (giảm 53,5 phút so với mục tiêu), tuy nhiên thời gian chờ vẫn rất dài, 45,4 phút.
Khám lâm sàng có làm thêm hai kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh là 200 phút, (giảm 40 phút so với mục tiêu), tuy nhiên thời gian chờ vẫn là 92,6 phút. Trung bình giảm thời gian khám bệnh trên một lượt khám so với trước khi có cải tiến là 48,5 phút.
Bộ trưởng Y tế đưa ra dẫn chứng thực tế, khi đến bệnh viện nào bà cũng phải hỏi tận nơi, hỏi chính người bệnh đang chờ khám mới thấy, chờ đợi là quá lâu, đặc biệt tại tuyến trung ương.
“Bệnh nhân nhịn ăn đến viện từ 5 – 6 giờ sáng lấy số, xếp hàng rồi đến 8 – 9 giờ mới được khám vì số lượng đông quá. Sau khi khám còn xét nghiệm, chờ kết quả xét nghiệm, rồi mới quay về bác sĩ kê đơn, lấy thuốc. Đây là mức khám đơn giản nhất, chỉ làm xét nghiệm, còn những nguời vừa khám, vừa xét nghiệm sinh hoá, vừa chẩn đoán hình ảnh còn chờ lâu hơn”, bà Tiến nói.
“Có hôm tôi theo một bệnh nhân đi khám, trực tiếp xem hồ sơ từ lúc người ta đưa mẹ vào khám, chờ kết quả xét nghiệm, đi siêu âm … mà họ đến viện từ 5 giờ sáng. Nếu như lấy máu xong không kịp đi ăn, lại đến đợi siêu âm, chiếu chụp… có lẽ họ hạ đường huyết mất. Vậy việc này phải cải thiện như thế nào? Tại sao vẫn để bệnh nhân mãn tính có tính chất tái khám như bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch lên tuyến trung ương khám, để người già vẫn vẫn phải chống gậy chờ lấy thuốc?”, Bộ trưởng truy vấn.
Hay chỗ thu tiền là nơi “ùn tắc” nhất tại bệnh viện tuyến trung ương. “Chúng ta phải đưa ra giải pháp. Vì đến giai đoạn này chúng ta cần quyết liệt để được ngang bằng khu vực, không thể để người bệnh đi khám 5 – 6 giờ sáng, mà đến 11 giờ vẫn ngồi đông đúc như trong hội trường”, Bộ trưởng chỉ đạo.
Theo Bộ trưởng Tiến, giải pháp giảm thời gian chờ đợi đầu tiên cần thực hiện, đó là hẹn thời gian khám. Như các nước, họ hẹn giờ khám, bệnh nhân đến đúng giờ, chờ 5 – 10 phút đến giờ khám rất văn minh.
Video đang HOT
“Tốt nhất, tất cả các bệnh nhân tái khám không phải xét nghiệm nhiều nên chuyển sang hẹn khám buổi chiều, hẹn khám sau 17 giờ… Hiện tất cả đều đổ dồn vào đầu giờ sáng đến khám nên quá tải, thời gian chờ đợi lâu. Như tại BV chợ Rẫy, đến 80% bệnh nhân đến khám vào đầu giờ sáng. Đây là giải pháp đầu tiên dễ làm nhất. Tuy người dân có thể chưa quen, nhưng cần tuyên truyền để người dân hiểu”, Bộ trưởng nói.
Giải pháp thứ 2 Bộ trưởng đề cập, đó là phải khống chế lượt khám dưới 50 người/bàn khám để giảm thời gian chờ. Tiếp đến là cần ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số để triệt để giải quyết tình trạng chờ đợi. Theo đó cần có đơn thuốc điện tử, người bệnh nên nộp tiền bằng thẻ ngân hàng; bệnh viện mở thêm bàn thu viện phí…
“Tuy nhiên, về lâu dài, cơ bản nhất đó là cần tăng cường chất lượng bệnh viện tuyến dưới để những người dân mắc bệnh mãn tính thông thường như huyết áp, tiểu đường… tái khám, lấy thuốc ngay tại cơ sở.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Ăn miến sai cách làm tăng đường huyết: Nguy hiểm khôn lường
Với suy nghĩ miến chứa ít đường, ít năng lượng nên nhiều người bị tiểu đường lựa chọn miến làm loại thực phẩm ăn kiêng thay cơm trắng thường xuyên nhằm cắt giảm tinh bột, hạ đường huyết. Tuy nhiên, ăn miến thay cơm là cách nhanh nhất khiến đường huyết tăng lên với tốc độ "không phanh".
Ăn miến sai cách - đường huyết lên không phanh
Bác N.T.T - Hà Nội luôn ăn uống kiêng khem rất thận trọng từ khi biết mình bị bệnh tiểu đường. Được biết bệnh tiểu đường phải cắt giảm nhiều tinh bột, nhiều người mách dùng miến ăn thay cơm sẽ có tác dụng giúp hạ đường huyết, bác chăm chỉ thực hiện. Đến khi đường huyết của bác tăng cao lên đến 14 phẩy, phải nhập viện, thì cả nhà bác mới ngã ngửa ra nguyên nhân chính là do bác đã ăn miến thay cơm.
Người tiểu đường không nên ăn miến thay cơm
Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi: "Miến là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ. Chỉ số đường huyết của miến là GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường trong 100g gạo tẻ là 76,1g.
Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến cũng nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì tải lượng đường huyết của miến là GL = 78; còn gạo tẻ là 63.
Như vậy, miến cung cấp nhiều tinh bột hơn cơm chứ không hề ít hơn như nhiều người lầm tưởng. Ăn miến sai cách sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong".
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người bị tiểu đường cần cắt bỏ hoàn toàn miến hay bất cứ thực phẩm nào khác ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Người tiểu đường ăn miến, ăn cơm như thế nào mới đúng?
Ăn kết hợp với các nhóm thực phẩm khác: Theo chuyên gia, người tiểu đường không nhất thiết phải kiêng khem ngặt nghèo mà vẫn cần duy trì đủ năng lượng với 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Nếu ăn không đủ 4 nhóm chất trên, người bệnh sẽ gặp có nguy cơ suy dinh dưỡng và không đủ năng lượng để hoạt động.
Điều chỉnh lượng ăn vừa đủ, phù hợp với thể trạng từng người: Thông thường, đối với bệnh nhân tiểu đường, cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. Bù lại, người bệnh nên tăng 10% khẩu phần đạm. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm hoặc ăn miến với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể.
Tùy vào chiều cao của từng người mà mỗi người lại có nhu cầu năng lượng khác nhau.
Ví dụ: thông thường nữ giới cao 1,51m-1,55m cần 70g tinh bột trong 1 bữa chính, tương đương với 1 bát con cơm 2 thìa con cơm trắng hoặc 85g miến, tương đương vớ 1 bát con 2/3 bát con miến.
Nam giới cao 1,67m-1,70m cần 90g tinh bột trong 1 bữa chính, tương đương với 1 nửa bát cơm trắng và 2/3 bát cơm trắng hoặc 109g miến, tương đương với 2 miệng bát con 1/3 bát con miến.
Để kiểm tra xem mỗi bữa chính, người tiểu đường cần bao nhiêu g tinh bột phù hợp với tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của từng người, có thể tra cứu tại: http://caulacbotieuduong.com/kiem-tra-suc-khoe
Nên ăn rau trước khi ăn miến hoặc cơm: Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì chất xơ hòa tan làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để được chuyển hóa thành glucose.
Bên cạnh đó, chất xơ trong rau là lượng chất cơ thể không thể tiêu hóa. Do đó, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó làm giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, còn cách nào để giúp hạ và ổn định đường huyết?
Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội...
Đồng thời, người tiểu đường cũng cần dùng thuốc đều đặn, đúng liều, đủ liều và liên tục.
Có thể kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Ví dụ: sản phẩm được chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa, được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.
Dây thìa canh giúp ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, giúp kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ,. Nhờ vậy giúp hạ và ổn định đường huyết.
Bên cạnh đó, hoạt chất trong dây thìa canh có cấu trúc gần giống với đường. Vì vậy, khi uống vào trước ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy thụ thể ở ruột và làm não bộ tưởng nhầm là đã tiêu hóa 1 lượng đường đáng kể vào. Lúc này, não sẽ chỉ đạo cơ thể tiêu thụ lượng đường giảm đi. Do đó, người tiểu đường cũng sẽ không ăn quá nhiều cơm, miến hoặc các chất bột đường khác.
TPBVSK Diabetna sử dụng dây thìa canh chuẩn hóa được cam kết trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO (trồng trọt và thu hái dược liệu tốt), giúp hỗ trợ tân sinh, chỉ khát, làm hạ đường huyết, hỗ trợ người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Thông tin cho bạn đọc
Tổng đài tư vấn về bệnh tiểu đường: 024.7305.6199 hoặc 028.7305.6199 hoặc 0911.182.666
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Theo Dân trí
Cứu sống bệnh nhân bị chém ngang cổ Chiều 13-5, bác sĩ Lê Anh Tuấn - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Phước - cho hay bệnh viện vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, bị chém tại vùng cổ gây thương tích nặng. Bệnh nhân Nguyễn Lê Dương được êkip bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bình Phước phẫu thuật vào tối 12-5 -...