Bộ trưởng Singapore: Anh gần như từ bỏ các biện pháp kiềm chế virus corona
Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Singapore cho rằng Anh và Thụy Sỹ đang không cố gắng chống lại virus corona mới, vì vậy số ca bệnh tại các nước này có thể tăng mạnh.
“Điều khiến chúng tôi lo ngại về các trường hợp như của Anh và Thụy Sỹ không chỉ là về con số. Đó là các nước này gần như đã từ bỏ bất cứ biện pháp kiềm chế virus nào” – ông Lawrence Wong cho biết. “Nếu không có nỗ lực kiềm chế, chúng tôi ước tính số ca bệnh tại các nước này sẽ tăng mạnh trong những ngày và tuần tới.”
Số người chết vì Covid-19 ở Anh đã tăng gấp đôi lên 21 người hôm 14/3, trong khi số người mắc bệnh tăng 43% lên 1.140 người. Chính phủ Anh cũng không dự đoán được mức tăng này, theo các báo cáo.
Ông Lawrence Wong.
Thủ tướng Anh Boris Johnson và nội các bị chỉ trích vì không làm theo các nước khác để phòng chống dịch bệnh lây lan – áp dụng các biện pháp như đóng cửa trường học, cấm tập trung đông người. Cách phản ứng của chính phủ Anh thay vào đó tập trung vào vệ sinh cá nhân, tự cách ly đối với những người cảm thấy mình bị ốm và làm xét nghiệm cũng như theo dõi đối với những người được xác nhận nhiễm virus.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm 15/3 cho biết những người trên 70 tuổi sẽ được khuyến cáo ở nhà 4 tháng để tự cách ly dù họ không có triệu chứng. Điều này nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona mới và bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao này. Tuy nhiên biện pháp đặt ra câu hỏi chính phủ sẽ phải làm gì để cung cấp thực phẩm và thuốc cho họ.
Y tế Anh được cho là có kế hoạch trì hoãn các biện pháp ngăn virus lây lan để đạt được “ miễn dịch bầy đàn“. Trưởng cố vấn khoa học chính phủ Anh – ông Patrick Vallance nói sẽ cần khoảng 60% dân số Anh nhiễm virus gây bệnh Covid-19 để tạo tình trạng miễn dịch này.
Trong thư ngỏ được công bố tối 14/3, hơn 245 học giả sống và làm việc tại Anh đã chỉ trích chiến lược nêu trên, lập luận rằng điều đó sẽ khiến Cục Y tế Quốc gia (NHS) chịu nhiều áp lực hơn. Tuy nhiên sau đó Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh cho biết “ miễn dịch bầy đàn không phải là một phần trong kế hoạch hành động của chúng tôi, nhưng là kết quả phụ tự nhiên của một dịch bệnh“.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thụy Sỹ cũng khuyến khích người dân tự bảo vệ mình, theo Tổng thống Simonetta Sommaruga. Hiện tại, Thuỵ Sỹ cố gắng làm chậm sự lây lan của virus bằng cách đóng cửa các trường học và cấm các sự kiện có hơn 100 người cho đến giữa tháng 4. Họ cũng đang ưu tiên tăng số xét nghiệm.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Bloomberg)
Theo vtc.vn
Giới khoa học Anh phản bác ý tưởng "miễn dịch cộng đồng"
Các nhà khoa học Anh thúc giục chính phủ áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn chặn dịch Covid-19, thay vì chiến lược miễn dịch cộng đồng.
Trong một lá thư ngỏ, nhóm 229 nhà khoa học từ các trường đại học của Anh nói rằng cách tiếp cận "miễn dịch cộng đồng" hiện nay sẽ khiến dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) bị gia tăng căng thẳng và "rủi ro nhiều sinh mạng hơn mức cần thiết".
Các nhà khoa học ký tên vào lá thư cũng chỉ trích bình luận của Cố vấn trưởng khoa học của chính phủ Anh Patrick Vallance, về "miễn dịch cộng đồng". Tuy nhiên, Bộ Y tế Anh nói rằng bình luận của ông Patrick đã bị hiểu sai.
Cố vấn khoa học Patrick Vallance (trái) và Cố vấn Y tế Chris Whitty. Ảnh: BBC
Trong lá thư, các nhà khoa học cũng đặt câu hỏi về quan điểm của chính phủ rằng người dân sẽ trở nên chán nản với sự hạn chế nếu các biện pháp này được áp đặt quá sớm.
Lá thư được đăng tải cùng ngày Anh tuyên bố có thêm 10 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 21.
Cách tiếp cận của Anh trong việc đối phó với dịch Covid-19 trái ngược với các nước khác ở châu Âu. Italy đã phong tỏa toàn bộ đất nước kể từ 10/3, trong khi Ba Lan dự kiến đóng cửa biên giới 2 tuần. Ngày 14/3, chính phủ Pháp ra lệnh đóng cửa tàn bộ những địa điểm công cộng không cần thiết. Tây Ban Nha cũng đã tuyên bố đóng cửa đất nước 15 ngày từ 16/3 để ngăn chặn Covid-19.
Các biện pháp "thiếu hiệu quả"
Nhóm các nhà khoa học, dù không bao gồm các chuyên gia hàng đầu về các dịch bệnh truyền nhiễm, nói rằng các biện pháp hiện nay mà chính phủ Anh đang áp dụng là thiếu hiệu quả và cần phải có thêm các biện pháp cứng rắn hơn như những nước châu Âu khác.
Hôm 13/3, Cố vấn Patrick đề xuất ý tưởng kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh theo đó để dân số có thể tạo cơ chế miễn dịch đối với dịch bệnh như một phần trong chiến lược của chính phủ.
Ý tưởng này được biết đến với tên gọi "miễn dịch cộng đồng". Theo ước tính của các nhà khoa học, "miễn dịch cộng đồng" đối với dịch Covid-19 có thể đạt được với khoảng 60% dân số nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, trong lá thư ngỏ, các nhà khoa học nói rằng việc thực hiện "miễn dịch cộng đồng" ở điểm này có vẻ như không phải là một lựa chọn chắc chắn".
"Tự do phóng nhiệm" (không can thiệp, để thả tự nhiên)
Theo giáo sư Willem van Schaik của Đại học Birmingham, một nhà khoa học ký tên vào thư ngỏ, để có được miễn dịch cộng đồng, điều này đồng nghĩa với việc chỉ riêng ở Anh phải cần ít nhất 36 triệu người nhiễm bệnh và phục hồi.
"Không thể dự đoán được điều đó sẽ có ý nghĩa như thế nào sinh mạng con người, nhưng chúng tôi dự đoán sẽ có hàng chục nghìn người chết, thậm chí hàng trăm nghìn người chết", ông nói.
"Cách duy nhất để khiến điều này có hiệu quả là để hàng triệu người mắc bệnh trong một khoảng thời gian tương đối dài để NHS không bị quá tải".
Giáo sư van Schaik nhấn mạnh rằng Anh là nước duy nhất ở châu Âu đang đi theo cái mà ông mô tả là "tự do phóng nhiệm" [không can thiệp, để cho diễn ra một cách tự nhiên-ND] đối với dịch Covid-19.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Y tế và các vấn đề xã hội nói rằng bình luận của Cố vấn Patrick đã bị hiểu sai ý.
"Miễn dịch cộng đồng không phải là một phần kế hoạch hành động của chúng tôi, mà là sản phẩm phụ tự nhiên của dịch bệnh. Mục đích của chúng tôi là cứu người, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và giảm bớt sức ép đối với NHS. Mọi biện pháp chúng tôi có hoặc sẽ đưa ra đều sẽ dựa vào bằng chứng khoa học tốt nhất".
"Nhận thức của chúng tôi về mức độ miễn dịch có thể xảy ra trong nước trong những tháng tới sẽ giúp cho việc lên kế hoạch và phản ứng được chính xác và hiệu quả nhất", người phát ngôn này cho biết thêm.
Trong một lá thư khác gửi chính phủ, hơn 200 nhà khoa học cũng đã đặt câu hỏi về tuyên bố của chính phủ cho rằng việc triển khai các biện pháp chặt chẽ hơn quá sớm sẽ dẫn tới việc mọi người nhanh chóng chán nản và không tuân thủ chặt chẽ ở thời điểm dịch bệnh tăng cao.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh cần phải công khai những bằng khoa học nếu chúng được lấy làm cơ sở cho một chiến lược y tế cộng đồng có rủi ro cao.
Ngoài ra, lá thư thứ 2 cũng cho rằng, kinh nghiệm ở Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đáng để thử.
Hoàng Phạm ( VOV)
COVID-19: Thủ tướng Israel đi xét nghiệm, Đức ghi nhận 11 ca tử vong Theo tuyên bố của cơ quan trên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không có triệu chứng nhiễm bệnh trước khi được tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2. Thủ tướng Benjamin Netanyahu. (Ảnh: AFP/TTXVN) Reuters đưa tin, Văn phòng Thủ tướng Israel ngày 15/3 cho hay, ông Benjamin Netanyahu đã được xét nghiệm virus corona (SARS-CoV-2) như một biện pháp phòng ngừa. Theo tuyên bố...