Bộ trưởng sẽ xử lý “sếp” các dự án chậm tiến độ
Trước việc thời gian qua, một số dự án giao thông trong quá trình thực hiện đầu tư thường phải bổ sung hạng mục, điều chỉnh giải pháp kỹ thuật, dẫn đến chậm tiến độ; Bộ trưởng Bộ Giao thông cho biết, tới đây sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân đứng đầu đơn vị các dự án tương tự.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa ban hành Chỉ thị tăng cường quản lý chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng công trình giao thông do Bộ GTVT quản lý, đầu tư.
Nhận định, trong những năm qua, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng công trình giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý, đầu tư đã từng bước được chấn chỉnh, chất lượng các dự án được nâng cao, tiến độ công trình được đảm bảo, trình tự, thủ tục pháp lý được thực hiện chặt chẽ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư, vẫn còn nhiều dự án phải bổ sung, điều chỉnh làm chậm tiến độ dự án, khó khăn trong việc bố trí vốn… Bộ trưởng yêu cầu các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trước khi trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định dự án đầu tư, cần rà soát nội dung dự án bảo đảm đầy đủ thủ tục pháp lý, đề xuất giải pháp phù hợp, tổng mức đầu tư được tính đúng, tính đủ….
Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đầu tư, nếu phải bổ sung hạng mục, điều chỉnh các giải pháp kỹ thuật do lỗi tư vấn, điều chỉnh dự án do nguyên nhân chủ quan, thủ trưởng các đơn vị được giao làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các đơn vị cá nhân liên quan sẽ phải kiểm điểm trách nhiệm trước Bộ trưởng. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải sẽ xử lý trách nhiệm của cá nhân đứng đầu các đơn vị và coi đây là tiêu chí quan trọng đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ trong năm của người đứng đầu các đơn vị.
Video đang HOT
Đối với các công việc phát sinh, điều chỉnh thiết kế do lỗi của đơn vị tư vấn gây ra, tư vấn có trách nhiệm lập hồ sơ điều chỉnh và không được tính thêm bất kỳ chi phí nào và phải chịu trách nhiệm kiểm điểm trước chủ đầu tư và Bộ Giao thông vận tải trong việc để xảy ra các sai sót về thiết kế.
Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu, trong quá trình thực hiện dự án mà phải thay đổi giải pháp thiết kế, dẫn đến phải điều chỉnh dự án do vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt, người đứng đầu đơn vị (chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn) sẽ phải chịu trách nhiệm kiểm điểm trước Bộ trưởng và trước pháp luật. Đối với các hạng mục bổ sung, chỉ được xem xét khi các mục tiêu của dự án đã cơ bản hoàn thành và phải được cấp quyết định đầu tư chấp thuận.
Đối với các dự án đang triển khai đầu tư cần chủ động rà soát, tính toán lại toàn bộ các chi phí trong tổng mức đầu tư, đảm bảo không vượt mức đầu tư được duyệt. Trường hợp có khả năng vượt mức đầu tư đã duyệt cần cắt giảm các chi phí, hạng mục chưa thật cần thiết, bảo đảm mục tiêu dự án.
Bộ trưởng giao, các cơ quan tham mưu của Bộ trong quá trình thẩm định dự án, cần tổ chức thị sát thực địa, bảo đảm các giải pháp thiết kế khả thi, kinh tế và chỉ tham mưu quyết định đầu tư các dự án đã xác định được nguồn vốn, khả năng cân đối vốn; các cơ quan tham gia ý kiến trong quá trình thẩm định phải nghiên cứu đầy đủ hồ sơ dự án và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nội dung góp ý kiến.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Chậm giải phóng mặt bằng: Lãnh đạo Hà Nội 'bốc hỏa'
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ do gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng khiến lãnh đạo Hà Nội "bốc hỏa".
Tại cuộc làm việc với Hà Nội ngày 5/8, Thứ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện Bộ không thể đưa nhà thầu Nhật Bản thi công đảo giao thông phía nam cầu Nhật Tân do thiếu mặt bằng.
Cụ thể, với dự án cầu Nhật Tân, cam kết hồi tháng 4 bằng văn bản của UBND TP Hà Nội với Bộ Giao thông vận tải là bàn giao xong vào cuối tháng 4/2013. Song đến nay, tại gói thầu số 2 (nút giao Phú Thượng) vẫn còn 158 hộ chưa di dời.
Tương tự, tại dự án đường Nhật Tân - Nội Bài, cũng vào tháng 4/2013, Hà Nội có thông báo cam kết bàn giao mặt bằng vào cuối tháng 6/2013, nhưng đến nay, vẫn còn gần 350 hộ chưa di dời.
Như đã đưa tin, phải thi công đường dẫn cầu Nhật Tân cầm chừng suốt 1,5 năm do mặt bằng chậm giải phóng, nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đã đề nghị Bộ GTVT bồi thường 200 tỷ đồng.
Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cho rằng, đây không phải là tiền phạt, mà yêu cầu trang trải những chi phí phát sinh khi dự án chậm trễ.
Dự án cầu Nhật Tân đang bị chậm tiến độ
Một số nguồn tin cho hay, ngày mai (6/8), phía Việt Nam sẽ chính thức bồi thường cho nhà thầu Nhật 155,5 tỉ đồng trong vụ chậm tiến độ ở dự án cầu Nhật Tân hồi đầu năm nay.
Thế nhưng, theo nguồn tin mới nhất từ bộ Giao thông vận tải, vụ việc vẫn đang trong quá trình đàm phán, chưa đi đến kết quả cuối cùng. Thêm vào đó, nguồn tin này cho biết bộ Tài chính cũng chưa chấp thuận phương án lấy tiền ngân sách ra bù, rồi ghi vào phần tăng tổng mức đầu tư của dự án này.
Trước việc vỡ tiến độ giải phóng mặt bằng này, Thứ trưởng Trường khẳng định: "Khi có mặt bằng sạch thì chúng tôi mới giao cho nhà thầu, vì nếu cho phép nhà thầu triển khai quân ra rồi họ đòi đền bù như gói thầu số 3. Nếu không có mặt bằng thì việc đảm bảo tiến độ dự án là rất khó".
Tại cuộc họp, nhiều lãnh đạo quận, huyện đưa ra nhiều lý do khiến công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm bị chậm như người dân chống đối quyết liệt, dự án tái định cư chậm đầu tư, thiếu tiền chi trả, lúng túng khi xác định giá đất đền bù...
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, các quận huyện cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, không thể để chậm hơn nữa; các địa phương lập nhanh phương án, bố trí kinh phí để đền bù cho nhân dân. Giao Sở Tài chính ra văn bản về quy trình xác định đơn giá đền bù để các quận huyện thực hiện.
Ông Thảo cũng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các khu tái định cư và cho rằng, trong bối cảnh thiếu nhà tái định cư thì việc tạm cư sẽ trở thành chủ trương, thậm chí có thể xây dựng lán trại để tạm cư cho dân. Ông giao Sở xây dựng lập một số mẫu nhà tạm cư dễ lắp đặt.
Lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu các ban quản lý dự án của Bộ GTVT cần nghiêm túc phối hợp với các quận huyện trong công tác giải phóng mặt bằng, nhanh chóng bàn giao chỉ giới để quận huyện lập phương án đền bù.
Cũng tại cuộc họp này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã chốt thời điểm thông xe các dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Nội như cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên thông xe chính thức tháng 11 năm nay. Dịp 10/10/2014 sẽ phải hoàn thành đồng loạt 3 công trình lớn là cầu Nhật Tân, nhà ga T2, đường nối cầu Nhật Tân, tháng 3/2015 sẽ đưa vào chạy thử tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông và chậm nhất tháng 6/2015 tuyến tàu điện này sẽ đưa vào khai thác thương mại. Trong khi đó, Chủ tịch Hà Nội gay gắt phê bình các chủ đầu tư như Ban quản lý dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, chưa bàn giao mốc giới ở Thanh Xuân, Đống Đa mà đã báo cáo Thủ tướng là Hà Nội chậm giải phóng mặt bằng.
Theo VTC
Lắp đặt thành công bao hơi 1B Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 Sáng nay 26-8, tại Quảng Ninh, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã tổ chức lắp đặt bao hơi số 1B Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1. Bao hơi số 1B đã được lắp đặt vào vị trí an toàn trên độ cao 46m Trong khoảng thời gian hơn 8 tiếng, bao hơi số 1B đã được kéo lên. Đây...