Bộ trưởng Quốc phòng: Việt Nam chỉ kè đảo để tránh xói lở
“Các đảo nổi, chúng tôi chỉ kè lại chung quanh để không bị xói lở… đảm bảo cho người dân và các lực lượng đóng trên đảo có cuộc sống được an toàn. Các đảo chìm, chúng tôi chỉ xây những nhà rất nhỏ, ở được rất ít người và không mở rộng ra”, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói.
Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam – Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ – ông Ashton Carter trả lời các câu hỏi của báo chí quanh vấn đề tự do hàng hải trên biển Đông và đề nghị của phía Việt Nam về vấn đề dỡ bỏ lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Trưa nay (1/6), ngay sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã đồng chủ trì buổi họp báo chung.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh mong Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. “Hai nước bây giờ là bạn bè, là đối tác toàn diện, việc làm trên sẽ thể hiện sự tin cậy lẫn nhau, phù hợp với lợi ích cả hai nước”, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, những trang bị phía Việt Nam đề nghị, Việt Nam không chỉ đề nghị riêng với Hoa Kỳ: “Tôi cũng đã từng nói với các bạn bè quốc tế ở diễn đàn Đối thoại Shangri-La, khi gặp Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng, tức là với 18 nước, Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN 1 (với Trung Quốc), đó là chúng tôi thành lập lực lượng cảnh sát biển mới hơn 15 năm, lực lượng vẫn còn rất mới, rất cần được các nước chia sẻ về mặt kinh nghiệm, đào tạo, hỗ trợ về mặt trang bị. Tất cả các nước, các bạn hỗ trợ chúng tôi không đặt điều kiện gì, tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì chúng tôi rất hoan nghênh các bạn”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho biết ông và Bộ trưởng Ashton Carter đã tiến hành hội đàm trên tinh thần hữu nghị, cởi mở, thẳng thắn và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên đã trao đổi về quan hệ quốc phòng song phương và nhận thấy sự phát triển tích cực và ổn định trong quan hệ quốc phòng hai nước. Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ đã triển khai tương đối tích cực các chương trình khắc phục hậu quả chiến tranh.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên Việt Nam và phóng viên nước ngoài. Trong cuộc họp báo, phóng viên có đề cập đến việc Hoa Kỳ kêu gọi dừng các hoạt động bồi đắp cũng như tôn tạo các đảo trong khu vực, quan điểm cũng như cách nhìn nhận của hai Bộ trưởng về các tranh chấp đang diễn ra trong khu vực như thế nào?
Đáp lại, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói, sáng nay (1/6), Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Carter cũng nêu vấn đề này trong trao đổi giữa 2 đoàn Việt Nam và Hoa Kỳ. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này hết sức rõ ràng. Việt Nam luôn luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng các biện pháp hoà bình, theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), không làm mở rộng tranh chấp, làm phức tạp thêm. Các nước ASEAN sẽ nỗ lực cùng Trung Quốc để sớm có Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
“Việt Nam hiện đang đóng quân trên 9 đảo nổi và 12 đảo chìm. Các đảo nổi chúng tôi chỉ kè lại chung quanh để không bị xói lở, vì sóng đánh chỗ này lại bồi chỗ kia. Chúng tôi kè kín lại để đảm bảo cho người dân và các lực lượng đóng trên đảo có cuộc sống được an toàn. Các đảo chìm chúng tôi chỉ xây những nhà rất nhỏ, ở được rất ít người và không mở rộng ra. Tính chất, quy mô của chúng tôi hoàn toàn là vấn đề dân sự”, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bày tỏ.
Video đang HOT
Sau cuộc hội đàm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 2 nước Hoa Kỳ – Việt Nam có cuộc gặp gỡ và trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế.
Bộ trưởng Ashton Carter cho biết, trong hội đàm hai bên có trao đổi về đề xuất của Mỹ, các quốc gia đang có tranh chấp trong khu vực này dừng ngay việc bồi đắp cũng như tôn tạo các đảo và Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đã giải thích rất rõ ràng cho ông biết công việc của người Việt Nam. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đề cập đến bộ luật ứng xử của ASEAN và Bộ trưởng Ashton Carter cho rằng Bộ luật ứng xử của ASEAN cũng được Mỹ ủng hộ vì đây là một diễn đàn đa quốc gia có tính hoà bình.
Bộ trưởng Carter khẳng định: “Hoa Kỳ cùng có mối quan tâm về tự do hàng hải, về giải pháp hòa bình ở Biển Đông như các nước châu Á và các nước trên thế giới. Do đó, không hoạt động của bất cứ bên nào làm thay đổi được hoạt động của Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ vẫn bay, vẫn căng buồm và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Và Hoa Kỳ kêu gọi giải pháp đa phương và hòa bình, sát với đề xuất của chúng tôi là các nước liên quan dừng vĩnh viễn hoạt động cải tạo hoặc quân sự hóa ở Biển Đông”.
Theo Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Washington phản đối hành động quân sự hóa và hoạt động tạo nên căng thẳng ở Biển Đông. Hoa Kỳ ủng hộ việc đàm phán của ASEAN và các nước liên quan đến tranh chấp và đã thảo luận điều này với các quan chức Việt Nam cùng các nước trong khu vực tại Đối thoại an ninh Shangri-La cuối tuần qua. Washington mong muốn tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, vì an ninh và thịnh vượng cho các nước ở khu vực này.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
4 mưu đồ của Trung Quốc khi biến đảo chìm thành đảo nổi
Việc Trung Quốc xây dựng phi pháp trên những thực thể thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), là hành động sai trái. Cần phải hiểu rõ ý đồ và mưu mẹo của họ là gì.
Trước những phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế xoay quanh việc Trung Quốc xây dựng quy mô lớn các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa mà họ dùng vũ lực chiếm đóng từ cuối thập kỷ 80, Trung Quốc vẫn cho rằng điều họ làm là "bình thường, chính đáng". TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ khẳng định những điều này không hề bình thường, mà đó là những việc làm sai trái.
Dưới đây là những phân tích của ông.
Bãi đá Gạc Ma tại thời điểm Trung Quốc xây dựng trái phép
Việc Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đã có rất nhiều ý kiến nhận xét, bình luận, rất nhiều tiếng nói chính thức của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Theo tôi theo dõi, mọi người đều có chung một phản ứng lên án mạnh mẽ những việc làm sai trái đó. Vậy thì cụ thể những sai trái đó là gì và được thể hiện ở các khía cạnh nào?
Tiếp tục xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam
Thứ nhất, việc làm đó tiếp nối quá trình vi phạm chủ quyền đối với lãnh thổ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã thực hiện từ lâu. Đó là sai trái thứ nhất, khi họ dùng vũ lực để xâm chiếm các đảo, thực thể nằm trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Từ đó đến bây giờ họ vẫn không ngừng tiếp tục tiến hành biến đảo chìm thành đảo nổi và xây dựng các căn cứ quân sự trên vùng lãnh thổ của nước khác mà họ đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm. Việc làm này là nhằm củng cố và mở rộng sự chiếm đóng trái phép của họ.
"Chúng ta cũng nên hiểu rộng nghĩa "tấn công" ở đây không phải chỉ có bằng "vũ khí nóng", như súng đạn, tàu chiến, máy bay... mà còn bằng cả "vũ khí lạnh" như các hoạt động vơ vét tài nguyên thiên nhiên, khống chế các tuyến hàng không, hàng hải, áp đặt các biện pháp dân sự..."- TS Trần Công Trục chia sẻ
Ngụy tạo cơ sở cho "yêu sách đường lưỡi bò" phi pháp
Cái sai thứ 2, việc mà họ tìm mọi cách "biến đảo chìm thành đảo nổi", đổ đất xây dựng sân bay, đường băng, bến cảng... từ một vùng không phải là đảo, biến thành đảo. Đây là hành động nằm trong tính toán thực hiện âm mưu hiện thưc hóa yêu sách "đường lưỡi bò" bằng cách biến các bãi cạn, các đảo chìm... thành những đảo nổi để biện hộ cho việc cố tình giải thích và áp dụng sai các tiêu chí theo quy định của Luật biển quốc tế, với lập luận ngụy biện rằng các đảo nhân tạo này vẫn đảm bảo cho đời sống dân sinh, thích hợp cho đời sống con người và có đời sông kinh tế riêng; vì thế, yêu sách " đường lưỡi bò" vô lý trở nên có cơ sở pháp lý, cần được tôn trọng như những yêu sách ranh giới biển của các quốc gia ven biển khác. Rõ ràng đây việc giải thích và áp dung sai các quy định của Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 có liên quan đên hiệu lực của các đảo, quần đảo, đá , bãi cạn trong việc xác định phạm vi các vung biển và thềm lục địa.
"Nhập nhèm đánh lận con đen"
Cái sai thứ 3 của Trung Quốc, việc họ làm ở đây là cố tình thay đổi hiện trạng, nhưng lại che giấu bản chất của vấn đề. Họ tuyên bố rằng, việc họ làm là bình thường, có trách nhiệm, nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ, giữ gìn "chủ quyền". Nhưng điều đáng lên án là "chủ quyền" của họ được tạo lập bằng sự chiếm đóng bằng vũ lực, bằng những cuộc xâm lược phi pháp và việc ra sức xây dựng các công trình quân sự trên các vị trí chiếm đóng trái phép này là không thể chấp nhận được, càng không thể so sánh, đánh đồng với các hoạt động bình thường của những chủ nhân Việt Nam đã từng sinh sống từ bao đời nay trong phạm vi quần đảo này. Rõ ràng là những gì mà Trung Quốc đã làm trong phạm vi lãnh thổ mà họ dùng vũ lực để chiếm đoạt mới thật sự đã làm thay đổi hiện trạng, trái với những cam kết của họ trước cộng đồng khu vực và quốc tế.
Điều 5 : Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hướng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng:
Trong khi chờ đợi có giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, các bên liên quan cam kết tăng cường các nỗ lực trên tinh thần hợp tác và các hiểu biết nhằm tìm ra các phương cách xây dựng sự tin cậy và lòng tin giữa các bên, bao gồm:
a. Khi thích hợp, tiến hành đối thoai và trao đổi ý kiến giữa quan chức quân sự và quốc phòng các bên có liên quan;
b. Bảo đảm đối xử nhân đạo và công bằng đối với tất cả mọi người gặp nguy hiểm hay lâm nạn;
c. Tự nguyện thông báo cho các bên liên quan khác về tập trận quân sự chung/ hỗn hợp sắp diễn ra;
d. Tự nguyện trao đổi thông tin thích hợp.
(Trích Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông- DOC. Nguồn Canhsatbien.vn)
Xây dựng công trình có ý nghĩa "tấn công"
Sai thứ 4, tất cả công trình họ làm đều rất quy mô, đầu tư rất lớn, theo một kế hoạch thực hiện bài bản, lớp lang... Rõ ràng đây không phải là công trình hòa bình hay phòng thủ, bảo vệ như họ nói, mà đây chính là những căn cứ quân sự mang ý nghĩa tấn công mở rộng khu vực chiếm đoạt của họ.
Liên kết với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mà họ đã đánh chiếm bằng vũ lực từ tay chính quyền Việt Nam cộng hòa năm 1974 với những thực thể thuộc quần đảo Trường Sa mà họ dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988, thì đây là chuỗi căn cứ quân sự nguy hiểm, đe dọa tấn công các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tại đó, họ bố trí đường băng, cảng biển, hậu cần, đồn bốt cho lính, chúng ta đã nhìn thấy bằng hình ảnh vệ tinh cũng như những gì họ công bố. Đây là những căn cứ mang tính chất tấn công. Đây là vị trí quân sự phục vụ mục tiêu kiểm soát toàn bộ Biển Đông, trong đường yêu sách lưỡi bò. Họ có thể dùng những vị trí này để khống chế khu vực, mở rộng sự chiếm đóng với các đảo hiện do các quốc gia khác nắm giữ, trong đó có Việt Nam. Vị trí họ đang xây dựng lại án ngữ con đường huyết mạch hàng hải của quốc tế, cũng như con đường qua lại từ đất liền đến các đảo của Việt Nam. Ngoài ra, với sân bay được xây dựng họ cũng sẽ có động thái với đường hàng không như đã từng làm với biến Hoa Đông.
Chúng ta cũng phải hiểu rộng nghĩa "tấn công" ở đây không phải chỉ có bằng vũ khí, bằng tàu thuyền, bằng căn cứ quân sự mà còn bao gồm cả sự "tấn công" về mặt kinh tế, về khai thác tài nguyên biển và mở rộng vùng ảnh hưởng. Khi có điều kiện thời cơ nhưng "đảo nổi nhân tạo" do họ tạo ra một cách phi pháp họ sẽ biến vị trí thành những tàu sân bay không thể đánh chìm để tấn công các đảo dó các nước khác nắm giữ. Nhưng chúng ta cũng phải tính đến, nơi đây, họ sẽ biến thành điểm hậu cần, cảng biển, để tiến hành khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí. Nơi đây sẽ tiếp tế dầu, dịch vụ hậu cần nghề cá, mà không cần hàng trăm con tàu từ đất liền hay đảo Hải Nam xuống.
Do đó, có thể nói những điểm đảo nổi nhân tạo ấy vừa có ý nghĩa chuẩn bị cho cuộc "xâm lược nóng" vừa là cơ sở để họ tấn công bằng cuộc "xâm lược mềm" (kinh tế, nghiên cứu khoa học và khai thác tài nguyên...).
Từ những phân tích nói trên cho thấy tính chất nguy hiểm của tình hình Biển Đông trong bối cảnh hiện nay để chủ động có các phương án ứng phó hiệu quả nhất.
Theo Infonet
Việt Nam Malaysa tăng cường hợp tác quốc phòng Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam, Malaysia nhất trí tiếp tục đưa quan hệ quốc phòng giữa hai nước đi vào chiều sâu. Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam - Malaysia duyệt đội danh dự Nhận lời mời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Malaysia do...