Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á
Ngày 15/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bắt đầu chuyến công du châu Á nhằm củng cố quan hệ với các đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực.
Ngoại trưởng Antony Blinken (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. (Nguồn: AFP/Reuters)
Chuyến công du này là chuyến “xuất ngoại” đầu tiên của hai quan chức cấp cao trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ. Hai bộ trưởng khởi hành riêng rẽ, theo đó ông Austin đã đến Nhật Bản – chặng dừng chân đầu tiên.
Theo kế hoạch, tại Nhật Bản, Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin sẽ tham dự Đối thoại Chiến lược và An ninh với những người đồng cấp nước chủ nhà theo cơ chế Đối thoại “2 2.” Hai quan chức cũng sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, sau đó sẽ đến Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc, Ngoại trưởng Blinken sẽ trao đổi và tham vấn giới chức nước chủ nhà về việc xem xét lại chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với Triều Tiên .
Video đang HOT
Ông Blinken sau đó sẽ trở về Mỹ để cùng Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan tham dự cuộc đối thoại với những người đồng cấp Trung Quốc ở Anchorage, Alaska.
Trong khi đó, Bộ trưởng Austin sẽ rời Seoul tới Ấn Độ để hội đàm với người đồng cấp Rajnath Singh nhằm thắt chặt mối quan hệ đối tác với quốc gia Nam Á này.
Trong phát biểu chung trên tờ Washington Post, Bộ trưởng Austin và Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh sẽ nỗ lực “làm hồi sinh các mối quan hệ (của Mỹ) với các bạn bè và đối tác” và tăng cường củng cố liên minh.
Trước đó, phát biểu tại Hawaii trước khi lên đường đến Nhật Bản, Bộ trưởng Austin cho biết ông và Ngoại trưởng Blinken sẽ “lắng nghe và nghiên cứu,” cũng như nỗ lực củng cố năng lực quân sự của Mỹ với các đồng minh.
Chuyến công du châu Á của người đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên của nhóm Bộ Tứ bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản thảo luận các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.
Tuyên bố chung “Tinh thần Bộ Tứ” được đưa ra sau hội nghị nhấn mạnh cam kết của nhóm này trong việc thúc đẩy một trật tự tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Nga, dọa cấm vận Triều Tiên
Ngoại trưởng Blinken chỉ trích vụ Nga bắt lãnh đạo đối lập Navalny, đồng thời cảnh báo có thể áp thêm cấm vận để phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
"Tôi thấy lo lắng sâu sắc với hành động trấn áp bạo lực nhằm vào người biểu tình Nga", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trên truyền hình hôm 1/2, đề cập vụ cảnh sát Nga bắt hơn 5.300 người biểu tình tại nhiều thành phố lớn đòi trả tự do cho thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny.
Ngoại trưởng Blinken họp báo hôm 27/1. Ảnh: AFP .
Blinken cũng cho biết Washington đang xem xét cách phản ứng với những hành động của Moskva, gồm cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, vụ tin tặc tấn công nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thông qua phần mềm của SolarWinds và nghi vấn treo thưởng để sát hại lính Mỹ ở Afghanistan, nhưng không tiết lộ các biện pháp cụ thể.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 1/2 cho biết Nga sẽ bỏ qua những bình luận của Blinken và cảnh báo Mỹ không áp đặt thêm cấm vận. Việc Nga bắt Navalny hứng chỉ trích từ Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, Moskva nhiều lần đáp trả, yêu cầu các lãnh đạo nước ngoài tôn trọng luật pháp quốc tế và "xử lý các vấn đề trong đất nước của họ". Điện Kremlin khẳng định sẽ không xem xét yêu cầu thả Navalny của phương Tây bởi đây là vấn đề nội bộ.
"Chính phủ Nga đã phạm sai lầm nếu tin rằng đó là vấn đề về nước Mỹ. Đó là vấn đề về họ. Tôi nghĩ họ cần nhìn vào nội bộ, chứ không phải hướng ra ngoài", Blinken nói.
Về vấn đề Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ cho biết những biện pháp cấm vận bổ sung có thể được triển khai cùng các đồng minh của Washington để hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. "Những công cụ khác sẽ bao gồm một số động thái khuyến khích ngoại giao", ông nói.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun hôm 28/1 kêu gọi Mỹ và Triều Tiên đạt thỏa thuận phi hạt nhân hóa sơ bộ, trong đó Bình Nhưỡng sẽ đình chỉ chương trình hạt nhân, đồng thời đề xuất nới lỏng một phần cấm vận Bình Nhưỡng để khôi phục và duy trì động lực đàm phán.
Mỹ muốn cùng đồng minh châu Á răn đe Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đề cao hợp tác quân sự với các đồng minh châu Á nhằm duy trì lợi thế, xây dựng khả năng răn đe Trung Quốc. "Chuyến đi sẽ tập trung vào quan hệ đồng minh và đối tác, cũng nhằm cải thiện năng lực tác chiến. Mục tiêu của chúng tôi là bảo đảm có năng lực và...