Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấ.n côn.g tên lửa của Nga
Ngày 22/11, phát biểu trong cuộc họp báo tại Stockholm với người đồng cấp Thụy Điển Pal Jonson, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết nước này sẽ tiến hành đáp trả cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa cách đây vài ngày của Nga.
Ông Rustem Umerov cho biết đây là lần thứ 2 phía Nga tiến hành leo thang căng thẳng cuộc chiến trong năm nay. Lần đầu tiên là khi Nga đưa lực lượng bên thứ ba vào tham chiến và bây giờ là sử dụng tên lửa để tấ.n côn.g. Vì vậy, ở giai đoạn này, Ukraine đang nỗ lực tăng cường năng lực, khả năng phòng không và đang nỗ lực để đáp trả. Tuy nhiên, ông cũng cũng thừa nhận tình hình chiến sự của Ukraine gặp rất khó khăn.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonsoncho biết cuộc tấ.n côn.g của Nga sẽ không làm giảm sự ủng hộ của chính phủ ông dành cho Ukraine. Theo kế hoạch viện trợ cho Ukraine, nước này sẽ tiếp tục cung cấp khoảng 25 tỷ krona (2,2 tỷ USD) trong giai đoạn 2025 -2026 và có thể hơn thế nữa. Ông Jonson cũng xác nhận hai nước đã có sự hợp tác đi vào chiều sâu. Chính phủ Thụy Điển sẵn tăng cường nguồn viện trợ đáng kể cho việc sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa và thiết bị bay không người lái (UAV). Nước này sẽ tăng cường mua các tên lửa tầm xa và UAV và sau đó chuyển giao cho ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan khác, cùng ngày 22/11, Ngoại trưởng Séc Jan Lipavsky đã có chuyến thăm tới Kiev gặp người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha và thể hiện cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine sau khi Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm mới để tấ.n côn.g.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo, ông Lipavsky cho biết, hành động tấ.n côn.g tên lửa của Nga chỉ là nỗ lực nhằm ‘hù dọa’ người dân Ukraine, người dân châu Âu và các nước không nên khuất phục trước điều đó.
Trước đó, trong bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 21/11, Tổng thống Putin xác nhận Nga đã bắ.n tên lửa mới sau khi Ukraine, với sự chấp thuận của Chính quyền Biden, đã tấ.n côn.g Nga bằng 6 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất trong ngày 19/11 và các loại tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và HIMARS của Mỹ vào ngày 21/11. Theo đó, Moskva đã tấ.n côn.g công ty tên lửa và vũ trụ Yuzhmash – một doanh nghiệp tên lửa và quốc phòng tại thành phố Dnipro của Ukraine.
Ngày 22/11, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận tất cả các tên lửa của nước này đều bắ.n trúng mục tiêu và đây cũng là lần đầu tiên Nga sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mang đầu đạn thông thường trong chiến đấu.
Ngày 22/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động gây hấn vừa qua. Ông Peskov nói: “Thông điệp chính là các quyết định, hành động liều lĩnh của phương Tây khi sản xuất tên lửa, cung cấp cho Ukraine, sau đó tham gia vào các cuộc tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga sẽ không thể không nhận phản ứng từ phía Nga”.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết việc Nga sử dụng tên lửa mới là hành động leo thang rõ ràng và nghiêm trọng trong chiến tranh và kêu gọi sự lên án mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Tổng thống Nga bình luận về hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới Oreshnik
Ngày 22/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận hệ thống tên lửa Oreshnik là loại vũ khí mới, hiện đại theo những nghiên cứu mới, không phải là sản phẩm cải tiến từ thời Liên Xô.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Tổng thống Nga cho biết hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm này của Nga không phải là phiên bản nâng cấp của các phiên bản trước đó có từ thời Liên Xô, mà nằm trong dòng nghiên cứu phát triển mới nhất và hiện đại nhất. Phát biểu trên được ông Putin đưa ra tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga và đại diện của tổ hợp công nghiệp-quân sự và các nhà thiết kế vũ khí tên lửa của nước này.
Tổng thống Nga nói rõ: "Hệ thống Oreshnik không liên quan đến việc hiện đại hóa các hệ thống cũ của Liên Xô. Hệ thống này là kết quả chính trong công trình nghiên cứu quân sự của Nga, công trình đã được thực hiện trong thời đại Nga, trong điều kiện của nước Nga mới, được tiến hành trên cơ sở những phát triển hiện đại và mới nhất".
Cũng tại buổi họp trên, Tư lệnh lực lượng tên lửa Nga, ông Sergey Karakayev thông báo tên lửa siêu vượt âm mới có tên gọi của nước này có thể tiếp cận các mục tiêu trên toàn bộ châu Âu.
Ông Karakayev cho biết: "Căn cứ nhiệm vụ và phạm vi của vũ khí này, tên lửa Oreshnik có thể tấ.n côn.g các mục tiêu trên toàn châu Âu, điều này khiến loại tên lửa này khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác".
Ông nói thêm: "Hệ thống tên lửa siêu vượt âm này có thể tấ.n côn.g bất kỳ mục tiêu nào - từ mục tiêu biệt lập đến mục tiêu trong một vùng, cũng như mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt - với hiệu suất cao".
Bộ Quốc phòng Nga trước đó đã tuyên bố rằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik mới nhất của nước này đã bắ.n trúng tất cả các mục tiêu tại một cơ sở công nghiệp quân sự lớn của Ukraine ở Dnipro bằng đầu đạn MIRV.
Cơ quan này thông báo: "Vào ngày 21/11/2024, để đáp trả việc sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ Nga, lực lượng vũ trang đã tiến hành một cuộc tấ.n côn.g kết hợp vào một trong những địa điểm công nghiệp quân sự của Ukraine tại Dnepropetrovsk (Dnipro). Lần đầu tiên, tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm Oreshnik với đầu đạn phi hạt nhân được sử dụng trong điều kiện chiến đấu trong cuộc tấ.n côn.g. Mục tiêu của cuộc tấ.n côn.g đã đạt được. Tất cả các đầu đạn đều bắ.n trúng mục tiêu".
Vào ngày 19/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt Học thuyết Hạt nhân sửa đổi với nguyên tắc cơ bản là việc sử dụng vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Theo học thuyết trên, sự xuất hiện của các mối đ.e dọ.a và rủi ro quân sự mới đã thúc đẩy Nga xác định rõ thêm các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân. Đặc biệt, học thuyết sửa đổi mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự chịu sự răn đe hạt nhân, cũng như danh sách các mối đ.e dọ.a quân sự mà sự răn đe đó được thiết kế để đáp trả lại.
Ngoài ra, học thuyết cũng nêu rõ rằng Nga hiện sẽ xem bất kỳ cuộc tấ.n côn.g nào của một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ là một cuộc tấ.n côn.g chung. Moskva cũng có quyền xem xét phản ứng hạt nhân đối với một cuộc tấ.n côn.g bằng vũ khí thông thường đ.e dọ.a chủ quyền của mình, một vụ phóng máy bay, tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV) của đối phương trên diện rộng nhắm vào lãnh thổ Nga, việc chúng vượt qua biên giới Nga và một cuộc tấ.n côn.g vào đồng minh Belarus.
Điện Kremlin nói về thông điệp gửi tới phương Tây sau vụ tấ.n côn.g bằng tên lửa đạn đạo Ngày 22/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động gây hấn vừa qua. Hậu quả của cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa của Liên bang Nga vào thành phố Dnipro, tỉnh Dnipropetrovsk của Ukraine, ngày...