Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ‘vuốt ve’ ASEAN
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết sẵn sàng hợp tác cùng bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN để duy trì an ninh khu vực, theo Reuters ngày 16.10.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thường Vạn Toàn có động thái “hòa hoãn” với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN – Ảnh: Reuters
Phát biểu mở đầu một cuộc họp riêng với bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN bên lề Diễn đàn An ninh Xiangshan 2015, ông Thường Vạn Toàn khẳng định tất cả cần phải thúc đẩy một sự phát triển “đúng đắn” của mối quan hệ quốc phòng giữa Bắc Kinh và ASEAN.
“Hiện nay tình hình khu vực nói chung đang ổn định, nhưng có những áp lực rõ ràng từ kinh tế trì trệ và những thách thức an ninh phi truyền thống đang ngày càng tăng”, Reuters dẫn lời ông Thường Vạn Toàn nói hôm nay 16.10.
Các “thách thức an ninh phi truyền thống” này đề cập tới vấn nạn khủng bố. Ngoài ra, Reuters cho biết Trung Quốc không cho phóng viên biết về những đề cập tới tranh chấp trên Biển Đông.
“Các lực lượng bên ngoài đang sử dụng internet, truyền thông xã hội và các phương tiện khác để xúi giục các thành viên trong khu vực, đe dọa sự ổn định xã hội”, ông Thường Vạn Toàn nói tiếp.
Video đang HOT
Cuộc họp không chính thức này đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức một sự kiện như vậy, trong đó phản ánh những căng thẳng trong vấn đề Biển Đông thời gian gần đây, hãng tin AP phân tích hôm 15.10.
Việc Trung Quốc tiếp riêng bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN đến trong những kỳ vọng về việc Hải quân Mỹ sẽ trực tiếp thách thức việc tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc muốn sử dụng cuộc gặp gỡ này để cải thiện hình ảnh, bằng cách bày tỏ mong muốn hợp tác cùng ASEAN để giải quyết những vấn nạn chung, ví dụ tình trạng khủng bố cực đoan.
“Trung Quốc muốn nhân sự kiện này để gây dựng quan điểm, lý giải những chính sách và cải thiện hình ảnh lực lượng an ninh của họ”, AP dẫn lời chuyên gia an ninh trong khu vực Li Mingjiang của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore).
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng việc tiếp đón các thành viên ASEAN nhằm mục đích “thúc đẩy sự hợp tác chiến lược về lòng tin và thực tế”. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn sẽ hội đàm với các đối tác ASEAN.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang muốn tận dụng cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN để lấy lại hình ảnh, trong bối cảnh bị Mỹ trực tiếp thách thức việc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông – Ảnh: Reuters
Theo chuyên gia Li Mingjiang, Trung Quốc nhận thấy mối quan hệ về quốc phòng của họ và các nước trong khu vực đang yếu đi và muốn tận dụng cuộc gặp gỡ này để lấy lại hình ảnh. Việc tổ chức tại Bắc Kinh cũng là cách Trung Quốc lấy lợi thế trong các cuộc đối thoại trên Biển Đông, ít ra trong lần gặp này.
Tuần trước, các quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết họ sẽ tiến vào khu vực 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo được xây dựng phi pháp của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2012 Mỹ trực tiếp thách thức các hoạt động xây dựng và tuyên bố chủ quyền trái phép, theo AP.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung Quốc lo ngại an ninh biên giới trước cuộc bầu cử ở Myanmar
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc quan ngại về an ninh biên giới với Myanmar trước cuộc bầu cử của nước này và thúc giục chính quyền Myanmar giữ gìn an ninh ở khu vực này.
Lực lượng Quân đội liên minh Dân tộc Dân chủ (MNDAA) ở biên giới Trung Quốc - Myanmar - Ảnh minh họa: Reuters
Reuters ngày 22.9 cho biết Bộ Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi Myanmar tăng cường an ninh và kiểm soát khu vực biên giới với Trung Quốc nhằm tránh tai nạn và đe dọa tính mạng của người dân ở khu vực biên giới trong thời gian bầu cử.
Trong cuộc gặp Phó Tổng tư lệnh Quân đội Myanmar, tướng Soe Win, người đang có chuyến thăm Bắc Kinh để bàn về vấn đề quân sự, quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết sẽ phối hợp với quân đội Myanmar để giám sát khu vực biên giới giữa 2 nước.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Naypyidaw từ đầu năm đến nay khá căng thẳng do xung đột giữa quân đội Myanmar và Lực lượng Quân đội liên minh Dân tộc Dân chủ (MNDAA), lực lượng của người Hoa thiểu số ở vùng biên giới mà chính phủ Trung Quốc tuyên bố không liên quan.
Cuộc xung đột dẫn đến vụ ném bom "nhầm" của quân đội Myanmar sang phần đất của Trung Quốc hồi tháng 3.2015, làm 4 thường dân Trung Quốc thiệt mạng. Naypyidaw đã lên tiếng xin lỗi về vụ tai nạn này
Myanmar sẽ tổ chức bầu cử được cho là có ý nghĩa lịch sử của nước này vào tháng 11.2015, đảng cầm quyền do quân đội hậu thuẫn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với đảng Liên hiệp Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, người từng được trao giải Nobel Hòa bình.
Bắc Kinh cho rằng cuộc bầu cử sắp tới ở Myanmar có thể làm nổ ra xung đột giữa các lực lượng chống đối và ảnh hưởng đến vùng biên giới giữa 2 nước.
"Trung Quốc ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc và chính trị ở Myanmar và cả việc tổ chức bầu cử như kế hoạch để đạt được mục tiêu ổn định và phát triển lâu dài ở đất nước này", Reuters trích phát biểu của Bộ trưởng Thường Vạn Toàn.
Reuters cho biết Bắc Kinh theo dõi sát cuộc bầu cử này trước lo lắng sự thay đổi về chính phủ ở Myanmar có thể sẽ ảnh hưởng đến đầu tư của Trung Quốc tại đây, nhất là những dự án về đường ống dẫn dầu, khí và cả dự án thủy điện. Kể từ khi cải cách chính trị hồi năm 2011 nhưng vẫn dưới quyền kiểm soát của quân đội, chính phủ bán dân sự Myanmar đã giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ đòi đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN Trung Quốc không muốn vấn đề Biển Đông được đem ra bàn thảo tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN; trong khi đó Mỹ cho rằng đây là vấn đề an ninh khu vực nên cần được thảo luận tại cuộc họp này, theo Reuters ngày 4.8. Tàu vận tải đổ bộ 996 của Trung Quốc bảo vệ công trình xây phi...