Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ám chỉ ai phá rối khu vực?
Trung Quốc chỉ muốn sử dụng các diễn đàn kiểu này để thúc đẩy quan điểm của mình, giải thích chính sách (bành trướng) và cải thiện (che đậy) hình ảnh.
Việt Nam cần thận trọng với gián điệp mạng Trung Quốc khi Biển Đông căng thẳng”Nhiệm vụ bất khả thi, Tập Cận Bình đập bàn phẫn nộ”Tập Cận Bình họp Bộ chính trị, triệt để loại bỏ chiến lược giấu mình chờ thời
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, ảnh: Reuters.
The Straits Times ngày 16/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ trích “một số nước” phá rối hợp tác khu vực “bằng cách thổi bùng căng thẳng từ bên ngoài khu vực” khi lần đầu tiên Bắc Kinh tổ chức hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN – Trung Quốc không chính thức.
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc chủ trì cuộc họp với các đối tác ASEAN sáng nay cho rằng, Bắc Kinh đã đề xuất một cách tiếp cận hợp tác toàn diện và một khái niệm “an ninh châu Á” để duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực vốn đang có bối cảnh an ninh phức tạp.
Video đang HOT
Bắc Kinh muốn thiết lập một khuôn khổ quốc phòng an ninh với ASEAN, tổ chức cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc – ASEAN hàng năm và đăng ký với Ban thư ký ASEAN ở Jakarta.
Thực ra khái niệm “an ninh châu Á” đã được ông Tập Cận Bình đưa ra từ năm ngoái với kêu gọi an ninh châu Á hãy để người châu Á chịu trách nhiệm và không có nhu cầu những liên minh như Washington với Tokyo. Nói cách khác, Tập Cận Bình muốn “đuổi” Mỹ khỏi khu vực – PV.
Tình hình khu vực đã trở nên căng thẳng những năm gần đây do Trung Quốc ngày một leo thang trong theo đuổi yêu sách “chủ quyền” vô lý, phi pháp ở Biển Đông. Căng thẳng ngày càng lớn hơn khi Bắc Kinh và Washington đang tiếp tục giữ xu thế đối đầu về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông sau hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo do Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp.
Bình luận về động thái này của Lầu Bát Nhất, học giả Lý Minh Giang từ Đại học Công nghệ Nanyang Singapore nói với South China Morning Post ngày 16/10: “Trung Quốc chỉ muốn sử dụng các diễn đàn kiểu này để thúc đẩy quan điểm của mình, giải thích chính sách (bành trướng) và cải thiện (che đậy) hình ảnh của mình”.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Ash Carter: Chính Trung Quốc đang đẩy láng giềng về phía Mỹ
Ông đưa ra ví dụ như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản mong muốn Hoa Kỳ nỗ lực nhiều hơn để duy trì luật pháp quốc tế và trật tự ở Đông Nam Á.
Bloomberg ngày 14/10 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter bình luận, chính hoạt động leo thang bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đã đẩy các nước láng giềng châu Á tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Ông đưa ra ví dụ như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản mong muốn Hoa Kỳ nỗ lực nhiều hơn để duy trì luật pháp quốc tế và trật tự ở Đông Nam Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, ảnh: Military Times.
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ cùng xuất hiện với hai người đồng cấp Úc Marie Payne và Julie Bishop sau hai ngày hội đàm về các vấn đề quốc phòng, an ninh. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói: "Chúng tôi đang cùng chung quan điểm với Hoa Kỳ khi đề cập đến vấn đề Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên không hành động đơn phương, không làm nóng tình hình, leo thang căng thẳng, đảm bảo các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không".
"Nước Mỹ sẽ bay và tàu thuyền Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi. Biển Đông không phải và sẽ không thể là một ngoại lệ", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố.
Theo Rory Medcalf từ Trung tâm An ninh quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, rất có thể Mỹ sẽ tuần tra 12 hải lý xung quanh các bãi Vành Khăn, Su Bi và Ga Ven trước, bởi chúng là những rặng san hô hoàn toàn ngập nước khi triều lên, không thể có 12 hải lý lãnh hải theo UNCLOS.
Ngoại trưởng John Kerry bình luận thêm: "Một quốc gia lớn đến đâu cũng không quan trọng. Nguyên tắc rõ ràng là tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp quốc tế".
Bloomberg bình luận, tuần tra 12 hải lý xung quanh các rặng san hô và bãi cạn ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp không phải là một ý tưởng tồi. Một thách thức rõ ràng có thể gây áp lực với Bắc Kinh phải làm rõ yêu sách của họ dựa trên căn cứ pháp lý nào. Đường lưỡi bò Bắc Kinh đưa ra thì không một quốc gia nào thừa nhận.
Tờ báo cho rằng Hoa Kỳ nên tuần tra ở bãi Vành Khăn trước, bởi đó là một rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển, đồng thời cũng nên tiến hành tuần tra ở những bãi cạn, rặng san hô khác ngập dưới mực nước biển do các bên yêu sách khác đóng giữ. Tất cả các bên yêu sách này đều chào đón sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương dựa trên luật pháp quốc tế.
Nhà Trắng đã có thể tập trung vào việc này một cách mạnh mẽ sau khi kết thúc thành công quá trình đàm phán TPP. Tổng thống Obama có thể tạo ra thành công về đối ngoại tại APEC tháng tới nếu thúc đẩy Trung Quốc ngồi vào bàn ký kết COC, bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông với ASEAN.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Liên Hợp Quốc kêu gọi Nga-Mỹ đoàn kết trong vấn đề Syria Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng kêu gọi Nga và Mỹ cần đưa ra được những cam kết chung, nhằm tránh gây leo thang căng thẳng ở Syria. Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tình hình Syria, ông Staffan de Mistura cho biết: "Việc Nga can thiệp quân sự vào Syria đã khiến vấn đề đàm phán giữa chính phủ và...