Bộ trưởng Quốc phòng Philippines: Trung Quốc tưởng tượng ra ‘đường 9 đoạn’
Bộ trưởng Lorenzana cáo buộc Trung Quốc chiếm đóng trái phép lãnh thổ Philippines và “đường 9 đoạn” Bắc Kinh dùng tuyên bố chủ quyền Biển Đông là “bịa đặt”.
“Khu vực bãi cạn Scarborough nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của chúng tôi”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố trong một thông cáo tối 23/8. “Cái gọi là quyền lịch sử của Trung Quốc đối với khu vực được bao quanh bởi ‘đường 9 đoạn’ của họ không tồn tại, ngoại trừ trong tưởng tượng của họ”.
Tuyên bố được đưa ra sau khi hải cảnh Trung Quốc tịch thu thiết bị đánh cá của ngư dân Philippines ở bãi cạn Scarborough. Bộ Ngoại giao Philippines tuần trước trao công hàm phản đối, gọi đó là “tịch thu bất hợp pháp”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/8 bảo vệ lực lượng hải cảnh, nói rằng họ đã thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật và “hành động của họ là có thể hiểu được”. Bắc Kinh cũng cáo buộc máy bay quân sự Philippines “xâm phạm không phận Trung Quốc” ở một vùng biển tranh chấp khác và kêu gọi Manila “dừng ngay lập tức các hoạt động khiêu khích phi pháp”.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Ảnh: AFP.
“Ngư dân của chúng tôi đang ở trong EEZ của chúng tôi và tương tự như vậy, tàu và máy bay của chúng tôi tiến hành các chuyến tuần tra trong khu vực của chúng tôi. Trung Quốc là những người đã và đang thực hiện các hành động khiêu khích bằng cách chiếm đóng trái phép một số địa điểm trong EEZ của chúng tôi. Do đó, họ không có quyền tuyên bố đang thực thi luật pháp”, ông Lorenzana cho biết thêm trong thông cáo.
Phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte hạ thấp tính nghiêm trọng của vấn đề khi Manila đang tìm cách có được vaccine Covid-19 từ Trung Quốc. “Các nhà ngoại giao của chúng tôi thường trao công hàm phản đối như vậy nếu chúng tôi tin rằng quyền chủ quyền bị vi phạm”, Harry Roque nói. “Tuy nhiên việc này sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Philippines và Trung Quốc”.
Bãi cạn Scarborough là một trong những ngư trường phong phú nhất ở Biển Đông. Khu vực này cách 240 km về phía tây đảo chính Luzon của Philippines và cách 650 km từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát bãi cạn này từ năm 2012 sau cuộc đối đầu với Philippines và thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tuần tra xung quanh.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, viện dẫn cái gọi là “đường 9 đoạn” để biện minh cho cái gọi là chủ quyền lịch sử, chồng lấn lên vùng biển các nước, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia. Bắc Kinh năm 2016 bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế rằng các tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý.
Quan hệ Philippines – Trung Quốc được cải thiện dưới thời Duterte, người đã hồi sinh quan hệ ngoại giao bị đóng băng sau khi đắc cử vào năm 2016. Lãnh đạo Philippines gác lại các tranh chấp trên biển để thu hút viện trợ, thương mại.
Tàu TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam: Philippines nói về niềm tin 'nhân đạo Việt Nam'
Philippines thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam bằng tuyên bố quan ngại sâu sắc trước sự việc tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.
Trong thông báo, Bộ ngoại giao Philippines nhắc lại vụ việc tàu chở 22 ngư dân nước này bị một tàu Trung Quốc đâm chìm bên ngoài Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hồi tháng 6/2019. Các ngư dân bị bỏ mặc lênh đênh giữa biển cho đến khi được tàu cá Việt Nam cứu.
" Kinh nghiệm tương tự của chúng tôi cho thấy sự việc đã làm mất niềm tin trong tình hữu nghị như thế nào và cũng cho thấy sự nhân đạo của Việt Nam khi trực tiếp cứu mạng các ngư dân Philippines tạo ra niềm tin nhiều như thế nào".
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết sẽ không ngừng cảm ơn Việt Nam và đưa ra tuyên bố nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết.
Theo đó, Philippines quan ngại sâu sắc trước thông tin một tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.
Sự cố tàu Việt Nam chở 8 ngư dân bị đâm chìm ngoài quần đảo Hoàng Sa diễn ra trong thời điểm thế giới cần hợp tác và tin tưởng để đối mặt với đại dịch, theo Bộ Ngoại giao Philippines.
Tàu hải cảnh Trung Quốc liên quan vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam.
" COVID-19 là một mối đe dọa rất thực tế đòi hỏi sự đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau. Trong hoàn cảnh này, không đáng để các sự cố như vậy gây ra nguy hiểm".
Philippines cũng cảnh báo những sự cố tương tự làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đối thoại về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông đang có "đà tích cực".
Video: Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam
Ngoài Philippines, Mỹ hôm 6/4 lên án việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hôm 2/4, cho rằng Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Đông. Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc tập trung nỗ lực ủng hộ quốc tế chống lại đại dịch toàn cầu, "ngừng khai thác sự xao nhãng hoặc dễ bị tổn thương của các nước khác để mở rộng yêu sách bất hợp pháp trên Biển Đông".
Khoảng 3h sáng 2/4, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90617 TS đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Trên tàu khi đó có 8 thuyền viên. Sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS đưa về đảo Phú Lâm. Hai tàu cá Việt Nam khác nhận được tin sau đó đến cứu hộ cũng bị truy đuổi.
Đến khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc mới giao 8 ngư dân cho 2 tàu cá đến cứu hộ và thả các ngư dân cùng tàu về.
Tuy nhiên trong tuyên bố sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng cáo buộc "tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy của 'quần đảo Tây Sa' của Trung Quốc để đánh bắt cá".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đổi trắng thay đen vụ việc, tố ngược tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh Trung Quốc.
Ngày 3/4/2020, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
PHƯƠNG ANH
Philippines hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ, Duterte đang đùa với lửa ở Biển Đông? Philippines chính thức thông báo chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng Quốc gia (VFA) với Mỹ. Giới chuyên gia cho rằng việc Philippines từ bỏ VFA, khước từ sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ sẽ khiến Trung Quốc có cơ hội mở rộng quân sự hóa Biển Đông. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan...