Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ chức: Đồng minh lo rạn nứt, Nga khó lường chính sách của Trump
Quyết định từ chức đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khiến nhiều chính phủ lo ngại về độ tin cậy của liên minh với Mỹ và định hướng chính sách của Washington dười thời Tổng thống Trump.
Với sự ra đi của hàng loạt những tên tuổi trước đó trong nội các, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis được xem là một trong những người có ảnh hưởng cuối cùng còn trụ lại bên cạnh Tổng thống Trump. Vậy nên, việc ông từ chức khiến không ít đồng minh của Mỹ quan ngại. Nó cũng có thể sẽ dẫn tới những thay đổi khó lường của Washington trong chính sách quân sự với các nước trong thời gian tới.
Triều Tiên
Ông Mattis ra đi vào thời điểm Hàn Quốc vẫn đang phải vật lộn với quyết định ngừng tập trận chung được Tổng thống Trump đưa ra sau cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên hồi tháng 6 ở Singapore.
Liệu Mỹ có tiếp tục duy trì binh sỹ ở Hàn Quốc?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã trấn an Seoul rằng cam kết của Mỹ vẫn rất mạnh mẽ trong khi Tổng thống Trump liên tục tỏ ra hoài nghi về sự cần thiết của việc duy trì 28.000 binh sỹ Mỹ ở Hàn Quốc và yêu cầu quốc gia Đông Bắc Á phải chi trả nhiều hơn cho an ninh.
Sự ra đi của ông Mattis có thể sẽ là cái cớ để Triều Tiên kêu gọi Tổng thống Mỹ có động thái tương tự ở Hàn Quốc.
Hôm 20/12, truyền thông Triều Tiên khẳng định việc Mỹ loại bỏ vũ khí hạt nhân ra khỏi khu vực là điều kiện để giải trừ vũ khí ở Bình Nhưỡng.
Afghanistan
Theo Bloomberg, quyết định từ chức của ông Mattis cùng việc Mỹ rút quân sẽ làm mất đi phần nào ý nghĩa những nỗ lực gần đây nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 17 năm ở Afghanistan. Washington nếu rút quân về sẽ đưa đồng minh của họ vào thế khó, đặc biệt là Đức, quốc gia duy trì số lượng quân lớn thứ 2 sau Mỹ ở quốc gia Nam Á trong nhiệm vụ Hỗ trợ kiên quyết của NATO.
“Chúng tôi mặc nhiên tới hỗ trợ Mỹ sau khi họ viện dẫn điều khoản phòng thủ tập thể sau vụ tấn công 11/9. Nguyên tắc của chúng tôi trong liên minh là duy trì cùng nhau, ra đi cùng nhau. Chúng tôi viện trợ cho Hoa Kỳ khi họ viện dẫn điều khoản phòng thủ tập thể sau vụ tấn công kinh hoàng ngày 11 tháng 9″, Juergen Hardt, người phát ngôn về chính sách đối ngoại trong liên minh trung hữu của Thủ tướng Merkel cho biết.
Theo ông Michael Kugelman, phó giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Wilson quyết định rút quân của Tổng thống Trump sẽ khiến lực lượng an ninh Afghanistan mất tinh thần, nhưng lại khiến kẻ thù của họ đắc ý.
“Đối với Taliban, đó là kịch bản tốt nhất. Quân đội Mỹ đã rút lui mà chúng không phải từ bỏ, nhượng bộ bất cứ điều gì và giờ đây, chúng nắm trong tay lợi thế rất lớn trên chiến trường”, ông Michael phân tích, nói thêm rằng sự ra đi của ông Mattis càng khiến Tổng thống Trump dễ dàng đưa ra quyết định rút quân hơn.
Trung Đông
Video đang HOT
Ngay cả trước khi Tổng thống Trump quyết định rút quân khỏi Syria, Trung Đông đã bị xoay mòng trước một loạt chính sách khó đoán định của ông chủ Nhà Trắng từ việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran tới quyết định chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel đến Jerusalem.
Mặc cho Trump nói rằng Mỹ rút quân sau khi giành được chiến thắng lịch sử trước IS, giới chức Mỹ cảnh báo rằng quyết định này của ông đã dâng tương lai của Syria vào tay Nga và Iran, những quốc gia ủng hộ ông Assad.
Người Kurd ‘bơ vơ’ sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong khi đó đang chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự ở đông bắc Syria nhằm vào cộng đồng người Kurd, đồng minh của Mỹ nhưng bị Ankara coi là khủng bố. Việc Mỹ rời đi khiến người Kurd, đối trọng lớn nhất với IS trở nên bơ vơ trong chiến chống nhóm phiến quân và đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng nghiêm trọng từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số quốc gia như Nga hay Trung Quốc hoàn toàn có thể lấy đây như một cái cớ xoáy sâu vào khẳng định trước đó của họ rằng Mỹ sẵn sàng bỏ mặc đồng minh.
Châu Âu
Việc cái tổ Lầu Năm Góc sẽ làm trầm trọng thêm mối lo ngại sâu sắc ở châu Âu, đặc biệt là NATO. Sau khi Tổng thổng Trump rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris và thường xuyên tỏ ra ngao ngán với các liên minh, ông Mattis đã phải trấn an các đồng minh của Washington rằng: “Hãy đồng hành cùng chúng tôi. Chúng tôi sẽ vẫn ở đó và chúng tôi sẽ ở đó vì quý vị”.
Khi ông ra đi, các đồng minh của Mỹ lo ngại sẽ không ai có thể ngăn cản Tổng thống Mỹ theo đuổi chính sách “nước Mỹ trên hết” của ông.
“Đối với các đồng minh của Mỹ, sự ra đi của Mattis là một tin xấu. Trump rõ ràng muốn một người chịu trách nhiệm về Lầu Năm Góc, người sẽ nghe lệnh của Nhà Trắng, ban hành và không tranh luận với các quyết định của Tổng thống”, ông Marko Mihkelson, người đứng đầu ủy ban đối ngoại của Quốc hội Estonia nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Delfi.
Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là người theo đuổi các chính sách cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc bằng các cuộc tuần tra hàng hải thường xuyên cùng những lời chỉ trích nặng nề tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực.
Mỹ tăng cường hoạt động tuần tra hàng hải khi ông Mattis còn tại nhiệm. (Ảnh: US Navy)
Tuy nhiên, ông cũng không muốn làm leo thăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington để biến nó thành một cuộc xung đột.
Trong khi gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”, Mattis vẫn khẳng định “cạnh tranh không có nghĩa là thù địch”. Cuộc hội đàm của Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước vào cuối tháng 10 đã giúp hạ nhiệt căng thẳng sau vụ chạm trán trên Biển Đông cách đó gần 1 tháng.
“Trung Quốc coi ông Mattis là một người lý trí và cẩn trọng nên rất lo lắng ai sẽ thay thế ông ấy”, ông Zhe Sun, giám đốc chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Các vấn đề Công và Quốc tế thuộc Đại học Columbia phân tích.
Nga
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng sự ra đi của ông Mattis cảnh báo sự khó lường trong chính sách của Mỹ sẽ càng gia tăng.
Mattis (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một sự kiện năm 2017. (Ảnh: Reuters)
Ông Peskov cho biết Matxcơva hiện không thể nắm được các bước đi tiếp theo Washington định vạch ra ở Syria, đồng thời bày tỏ quan ngại các quyết định lộn xộn, khó đoán của Nhà Trắng khi không còn ông Mattis có thể gây phức tạp cho các vấn đề quốc tế.
“Đó là nguyên nhân khiến chúng ta khó chịu và phải lưu tâm”, ông Peskov cho hay.
Hôm 21/12, Tổng thống Trump đã đẩy lùi những chỉ trích của ông về cách tiếp cận với Nga và Trung Quốc khi viết lên Twitter khẳng định: “Chưa bao giờ có một Tổng thống nào cứng rắn (nhưng công bằng) với Nga và Trung Quốc như tôi. Chưa bao giờ, hãy nhìn vào sự thật. Tin giả chỉ đang cố vẽ bức tranh trái ngược mà thôi”.
(Nguồn: Bloomberg)
Theo VTC New
Bất chấp đối thoại, Mỹ - Trung khó hàn gắn căng thẳng về Biển Đông
Cuộc đối thoại an ninh và ngoại giao cấp cao được mong đợi từ lâu giữa Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra gần đây, song hai bên vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển trong các vấn đề gây chia rẽ trong quan hệ song phương, đặc biệt là căng thẳng trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đón người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phùng Hòa tại Virginia ngày 9/11. (Ảnh: Reuters)
Ngày 9/11, Đối thoại An ninh và Ngoại giao Mỹ - Trung thường niên lần thứ 2 đã diễn ra tại Washington, Mỹ. Phía Mỹ có sự tham gia của Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, trong khi phía Trung Quốc có Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phụng Hòa.
Sự kiện này ban đầu được lên kế hoạch tổ chức từ hồi tháng 9 tại Bắc Kinh, tuy nhiên sau đó bất ngờ bị hủy do Trung Quốc không muốn để Bộ trưởng Ngụy Phùng Hoà gặp người đồng cấp James Mattis. Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang giữa lực lượng quân sự hai nước, việc cả Mỹ và Trung Quốc đều nhất trí tổ chức lại cuộc đối thoại từng bị trì hoãn và Bắc Kinh cũng đồng ý cử các quan chức đại diện tới Washington dự họp được xem là động thái gây bất ngờ.
Theo Mark J. Valencia, học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia ở Trung Quốc, Đối thoại An ninh và Ngoại giao Mỹ - Trung diễn ra do hai nước nhận thấy có những vấn đề an ninh cấp bách cần thảo luận, cũng có thể do Trung Quốc mong muốn đạt được điều gì đó, hoặc vì cả hai lý do trên.
Mục đích chính của Trung Quốc khi đối thoại với Mỹ lần này được cho là nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, dự kiến diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina vào cuối tháng 11. Mục đích thứ hai của Bắc Kinh có thể nhằm xác định xem liệu ông Mattis có còn giữ ghế bộ trưởng quốc phòng Mỹ nữa hay không giữa lúc xuất hiện nhiều tin đồn nói rằng ông sắp rời Lầu Năm Góc, và nếu ông Mattis thực sự rời đi thì quan chức nào sẽ là người thay thế ông. Ngoài ra, Trung Quốc có thể cũng muốn xác định xem liệu mối quan hệ quân sự giữa nước này với Mỹ có thể tiếp tục phát huy hiệu quả nữa hay không.
Mặc dù cùng đưa ra những tuyên bố mềm mỏng, song rõ ràng cả Mỹ và Trung Quốc đều có những quan ngại nhất định. Hợp tác quân sự có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ - Trung vì đây được xem là yếu tố giữ ổn định khi quan hệ song phương trong những lĩnh vực khác bị đổ vỡ. Hồi tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi quan hệ quân sự Mỹ - Trung là "yếu tố hình mẫu cho quan hệ song phương tổng thể". Tương tự ông Tập, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng hy vọng mối quan hệ quân sự với Mỹ có thể trở thành yếu tố "giữ ổn định" cho toàn bộ quan hệ song phương.
Cuộc gặp "xã giao"
Hai phái đoàn Mỹ và Trung Quốc dự Đối thoại An ninh và Ngoại giao Mỹ - Trung tại Washington hôm 9/11. (Ảnh: Reuters)
Trong bối cảnh căng thẳng như hiện nay, đối thoại an ninh được xem là sự kiện quan trọng để tạo bầu không khí cho tương lai của quan hệ Mỹ - Trung. Giới quan sát từng hy vọng cuộc đối thoại sẽ dẫn tới các thỏa thuận giúp "tháo ngòi nổ" căng thẳng Mỹ - Trung, hoặc ít nhất hai bên cũng sẽ cố gắng để thể hiện điều đó trong các văn bản được công bố chính thức. Tuy vậy, cuộc họp báo chung sau hội đàm giữa 4 quan chức cấp cao Mỹ - Trung đã không được như kỳ vọng.
Cả hai bên đều khẳng định cuộc đối thoại diễn ra "thẳng thắn", bất chấp những bất đồng sâu sắc trong quan hệ song phương. Các quan chức Mỹ và Trung Quốc về cơ bản vẫn tái khẳng định lập trường của từng nước và ngầm "phản pháo" lẫn nhau.
Trong khi ông Dương Khiết Trì tuyên bố Trung Quốc có quyền xây dựng "các cơ sở phòng vệ cần thiết" trên lãnh thổ của mình, Ngoại trưởng Pompeo nói: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại liên tục về các hoạt động và động thái quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc thực hiện đúng những cam kết trước đây tại khu vực này".
Trung Quốc từng nhiều lần cảnh báo sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng vệ nếu Mỹ tiếp tục tiến hành các hoạt động thu thập thông tin tình báo cũng như các chiến dịch tự do hàng hải mà Bắc Kinh cho là hành vi khiêu khích ở gần bờ biển và các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Do vậy, Trung Quốc không coi các hoạt động của nước này tại các thực thể tranh chấp trên Biển Đông là hành vi "quân sự hóa" như cáo buộc của Mỹ, mà là các hành động "phòng vệ".
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Mattis cho biết hai bên đã thảo luận về tầm quan trọng của việc cho phép các tàu và máy bay, cả quân sự và dân sự, "hoạt động theo cách an toàn và chuyên nghiệp, phù hợp với luật quốc tế" tại các vùng biển. Đây được cho là ngụ ý ngầm của ông chủ Lầu Năm Góc sau vụ chạm trán giữa hai tàu chiến Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông hồi cuối tháng 9, trong đó Washington đổ lỗi cho tàu Trung Quốc áp sát "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc có thể đã trao đổi về các biện pháp giảm nguy cơ rủi ro tại cuộc đối thoại, song không công khai bất kỳ thông tin nào trước công chúng.
Theo học giả Valencia, để giữ thể diện và tránh bị coi là không đạt được tiến triển sau đối thoại, các quan chức Mỹ và Trung Quốc cho biết hai bên đã cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và tuân thủ luật biển. Các bộ trưởng cũng đề cập tới việc bảo đảm an toàn trên không và trên biển, quản lý rủi ro theo hướng mang tính xây dựng. Tuy vậy, đây vẫn được xem là những tuyên bố "xã giao". Nếu cả hai phái đoàn cấp cao gặp mặt chỉ với mục đích giảm thiểu căng thẳng và nguy cơ xung đột, rõ ràng cuộc gặp này là một sự thất bại.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Tổng thống Syria sẽ phải từ bỏ quyền lực Tổng thống Syria Bashar Assad cuối cùng cũng sẽ phải "tìm cách từ bỏ quyền lực", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói trong một phiên thảo luận tại Viện nghiên cứu Hòa bình ở Washington. Tổng thống Syria Bashar Assad (Ảnh: Sputnuk) "Chúng tôi có lý do để tin rằng cuối cùng ông Assad cũng sẽ phải tìm cách từ bỏ...