Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc ‘hành động đơn phương’ gây bất ổn biển Đông
Ngày 31.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc có những hàng động đơn phương gây bất ổn ở biển Đông và cảnh báo Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự quốc tế bị đe dọa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bắt tay với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-la – Ảnh: AFP
“Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành động đơn phương gây bất ổn nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này trên biển Đông”, AFP dẫn lời ông Hagel phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la ở Singapore ngày 31.5.
“Mỹ sẽ không thờ ơ khi những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo trật tự quốc tế đang bị thử thách”, ông Hagel cho hay.
Ông Hagel chỉ trích động thái Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam, đồng thời tố cáo Bắc Kinh ngặn chặn Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough trên biển Đông.
Bộ trưởng Hagel cho biết Mỹ sẽ không về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng “chúng tôi phản đối bất kỳ quốc già nào hăm dọa, áp bức hoặc đe dọa dùng vũ lực để củng cố các tuyên bố chủ quyền”.
Hôm qua 30.5, cũng tại Đối thoại Shangri-la, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, cho biết Washington sẽ phản ứng lại những chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn đài NHK khi tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 30.5, ông Dempsey cho biết khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên bất ổn bởi vì những hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Quốc, theo tờ Wall Street Journal (Mỹ).
Ông Dempsey cho biết Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để đe dọa và gây sức ảnh hưởng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, thay vì dùng biện pháp ngoại giao.
Tướng Dempsey khẳng định Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng Washington sẽ phản ứng lại những chiến thuật ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Ngày càng nhiều quốc gia châu Á lên án hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở biển Đông và biển Hoa Đông, theo The Wall Street Journal.
Những hành động này bao gồm việc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam và tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam tại khu vực giàn khoan.
Nhưng Bắc Kinh lại ngang ngược nói động thái này là một trong những hoạt động bình thường trong vùng lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
Sự thật về "sức mạnh không thể cưỡng lại" của Trung Quốc
"Tôi đố các bạn nêu ra một dự án sáng tạo, một sự thay đổi sáng tạo, một sản phẩm sáng tạo có xuất xứ từ Trung Quốc". Tại sao ông Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lại quả quyết như vậy?
Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden nói chuyện tại buổi lễ tốt nghiệp trường Võ bị Không quân ngày 28/5
Bài diễn thuyết của ông Joe Biden tại Trường Võ bị Không quân hôm 28/5 nhằm mục đích bác bỏ những mối lo ngại về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.
Ông Biden thừa nhận số nhà khoa học và kỹ sư mà Trung Quốc đào tạo mỗi năm cao hơn con số của Mỹ từ 6 đến 8 lần. Nhưng ông nói thêm rằng dường như chất lượng đào tạo tại Trung Quốc không đi kèm với số lượng học viên ra trường.
Nhiều người dự đoán trong thập niên này Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, xét về tổng sản lượng quốc dân.
Nhưng mặc dù đã tăng trưởng nhanh chóng trong mấy mươi năm qua, kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn, trong đó có các vấn đề chênh lệch giàu nghèo quá độ, tham nhũng và ô nhiễm. Liên quan tới điều này, theo thống kê, trong giai đoạn 2000-2013, tiêu thụ năng lượng của nhóm G20 chiếm đến 80% thế giới. Riêng về than, trong giai đoạn này, mức cầu than đá ở các nước G20 đã tăng 66%. Thủ phạm lớn nhất trong G20 là Trung Quốc. Một mình nước này đã chiếm đến 52% trên tổng số than được tiêu thụ ở các nước G20. Trung Quốc dùng than chủ yếu là phục vụ cho các nhà máy điện. Hiện tại, nước này tiêu thụ điện nhiều nhất thế giới. Trong giai đoạn 2012-2013, mức cầu về điện tại Trung Quốc đã tăng 8%, trong khi con số này của cả nhóm G20 chỉ có 2%, còn EU thì lại giảm 1%. Than là loại năng lượng được cho là thải ra nhiều khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhất.
Thành phố "nhái" Paris ở Trung Quốc
Trở lại vấn đề về sự thiếu sáng tạo của Trung Quốc, với cương vị một phó Tổng thống Mỹ có lẽ ông Biden không thể nói bừa. Bằng chứng rành rành. Không ngày nào mà báo chí thế giới ngưng nói về "sức mạnh" không thể cưỡng lại của Trung Quốc, về khả năng GDP Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành "nền kinh tế lớn nhất thế giới", về sự thống trị tất yếu của Trung Quốc đối với thế giới thế kỷ 21... Tuy nhiên cùng lúc, người ta gần như không bao giờ thấy những bài báo viết về cống hiến khoa học cho thế giới của Trung Quốc, về những tư duy có thể định hình thế giới tương lai, về những phát kiến có thể làm thay đổi diện mạo toàn cầu...
Trong danh sách 100 công ty được nể trọng toàn cầu năm 2012 do Businessweek/Interbrand thực hiện, không có bất kỳ công ty Trung Quốc nào! Những thương hiệu như Huawei, Tencent, Baidu, Sina, Alibaba, Lenovo, Haier... đã bắt đầu được nghe đến nhiều và trở nên quen thuộc nhưng không phải theo cách như người ta thường nghe nói đến những Google, Amazon, Apple, Sony hoặc Samsung - những thương hiệu thành danh với bề dày thành tích sáng tạo mang lại những ứng dụng thiết thực góp phần thay đổi cách sống con người. Trên con đường xây dựng và phát triển, các tập đoàn Trung Quốc chưa hề có phát kiến nào đột phá, chưa có sản phẩm nào gây "chấn động địa cầu", chưa có ý tưởng nào tạo ảnh hưởng trào lưu thế giới, chưa có nhân vật nào đủ sức và khả năng định hình tương lai.
Những gì họ làm vẫn chỉ là phát triển những cái đã có sẵn, với những chuẩn mực có sẵn và "công thức chế biến" có sẵn. Baidu (Bách độ) là phiên bản của Google; Renren (Nhân nhân võng) là biến thể nhái theo của Facebook; và WeChat (Vi tín) là dựa vào ý tưởng của WhatsApp... Hơn nữa, thương hiệu họ, dù bắt đầu có tên có tuổi toàn cầu, nhưng vẫn còn chưa đủ uy tín để trở thành bảo chứng cho chất lượng. Tóm lại, gần như chưa thấy có bất kỳ tấm huy chương phát minh hay thiết kế nào, đáng chú ý cần phải nhớ, được gắn trên ngực một cách đáng tự hào cho những tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc.
Sự "sáng tạo" nổi tiếng của họ vẫn là cách thức và chiêu trò ăn cắp, với thiên hình vạn trạng, từ việc ăn cắp tên người nổi tiếng đến mẫu mã thiết kế... Năm 2012, ngôi sao bóng rổ Mỹ Michael Jordan đã kiện một hãng sản xuất đồ thể thao lớn của Trung Quốc khi họ đặt tên công ty là Qiaodan Sports (Kiều Đan khoái lạc thể dục cơ kim), bởi "Qiaodan" phát âm trong tiếng Hoa là "cheow-dan", nghe hệt như cách đọc chữ "Jordan". Tại sao không đặt tên bằng bất kỳ từ gì khác ngoài "Qiaodan", nếu không phải vì muốn lợi dụng cái tên của Michael Jordan? Tương tự, hãng xe hơi Chery Automobile (Kỳ Thụy khí xa) cũng từng bị General Motors (GM) phản đối, bởi "Chery" nghe giống với "Chevy" (từ thân mật chỉ thương hiệu xe Chevrolet của GM). Vẫn là chuyện đặt tên, cựu ngôi sao NBA Diêu Minh cũng từng kiện một hãng sản xuất đồ thể thao (Vũ Hán Vân Hạc Đại Sa Ngư thể dục dụng phẩm) tự ý dùng cụm từ "Diêu Minh thời đại" cho các sản phẩm của họ... Chỉ là cái tên thôi cũng lười suy nghĩ thì thật khó cho Trung Quốc có thể tiến xa trên con đường chinh phục thế giới bằng khả năng và tư duy sáng tạo. Vấn đề là tại sao người ta lười tư duy đến vậy?
Đó là hệ lụy của chủ trương "đổ khuôn" trong hệ thống giáo dục Trung Quốc, khi người ta, ngay từ cấp tiểu học, đã không hề muốn và có ý định khuyến khích tinh thần phản biện cũng như tư duy độc lập. Học thuộc và lập lại là tất cả những gì được yêu cầu. Họ không thể có một Steve Jobs hay một Albert Einstein. Cơ hội để một nhân tố tài năng được tự do phát triển và "được lắng nghe" như phương Tây là không nhiều. Và một khi ngay trong "ngôi đền thiêng" giáo dục lại xảy ra nhan nhản nạn đạo văn để tốt nghiệp cũng như để được cấp bằng tiến sĩ... thì chất xám càng có ít cơ hội và "lối thoát" để vươn lên phát triển. Còn nữa, một mô hình viện nghiên cứu hoạt động độc lập trong một viện đại học như phương Tây, được "xã hội hóa" đúng nghĩa của từ này với sự góp vốn từ các công ty bên ngoài nhằm thúc đẩy hoặc đầu tư một dự án nghiên cứu cụ thể để cuối cùng có thể thương mại hóa nó, đối với Trung Quốc, còn là một khái niệm xa vời. Trung Quốc cũng không có những "nhà đầu tư mạo hiểm" biết nhìn thấy, tiên liệu cơ hội và chấp nhận bỏ tiền mua ý tưởng, giúp sáng tạo trở nên có giá trị thương mại thật sự, để sau đó cho ra đời những Apple hoặc Google.
Ngoài ra, việc ăn cắp bản quyền để "đi tắt đón đầu", như một chủ trương mang tính chính sách, đã dẫn đến không chỉ tình trạng phổ biến thói quen ăn cắp lan tràn xã hội mà còn làm thui chột dần sự chủ động tư duy sáng tạo. Hậu quả kéo theo là sự thiếu tự tin rõ rệt của tâm lý xã hội Trung Quốc, thiếu tự tin đến mức phải ăn cắp y đúc phiên bản cửa hàng Apple hay sao chép gần như 100% mẫu xe Rolls-Royce cho thiết kế xe Hồng Kỳ... Cuối cùng, đó còn là hậu quả của tình trạng tham nhũng vô phương cứu vãn. Khó ai có thể biết chính xác những đồng ngân sách R&D rót từ trung ương xuống các địa phương sẽ "đi đâu, về đâu". Trong một bài viết trên chuyên san Science (Mỹ) đồng ký tên, hai giáo sư tên tuổi Trung Quốc - Thi Nhất Công (Yigong Shi - trưởng khoa Khoa học Đại học Thanh Hoa) và Nhiêu Nghị (Yi Rao - trưởng khoa Khoa học Đại học Bắc Kinh) - đã thừa nhận thực tế rằng, "có một "bí mật" mà ai cũng biết là làm nghiên cứu tử tế (ở Trung Quốc) thì không quan trọng bằng việc "đi lại" với viên chức nhà nước có quyền có thế cũng như với các chuyên gia thuộc cánh hẩu của họ... Văn hóa nghiên cứu hiện tại của Trung Quốc chỉ khiến lãng phí nguồn, làm hủ hóa tâm hồn và cản trở sáng tạo" (Science Vol. 329 No. 5996).
Gút lại, sự giàu có và lớn mạnh của Trung Quốc, đến thời điểm này, vẫn nhờ chủ yếu vào xuất khẩu những sản phẩm "made in China", nhưng với chất xám người khác. "Nội lực sáng tạo" của họ hoàn toàn chưa đủ mạnh để giúp họ trở thành siêu cường toàn diện. Trừ phi họ thay đổi tư duy giáo dục, tư duy về việc "dạy làm người" như những cá thể biết suy nghĩ độc lập hơn là những khuôn mẫu được mặc định giống hệt nhau, thói quen sao chép may ra mới có thể chấm dứt, và con đường sáng tạo của hậu duệ những người từng chế ra thuốc súng và la bàn may ra mới có cơ hội làm tiền nhân mở mày mở mặt...
Theo Petrotimes
Báo Trung Quốc xuyên tạc gì về phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản? Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh lại tuyên bố ủng hộ Việt Nam trước đó, đồng thời khẳng định Nhật Bản sẽ đóng góp cho hòa bình của khu vực và thế giới. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối ngày 30 tháng 5 năm 2014 Tờ Văn hối Hồng Kông-Trung Quốc ngày 31 tháng 5 đăng...