Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam 3 ngày
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam chủ trì lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sáng nay, khi ông Mark Esper đến thăm trong ba ngày.
Ông Esper thăm chính thức Việt Nam từ ngày 19/11 đến 21/11, theo Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Theo lịch trình, Bộ trưởng Esper gặp người đồng cấp Việt Nam Ngô Xuân Lịch và các lãnh đạo khác để thảo luận về môi trường an ninh khu vực và cách thức tăng cường quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch (trái) và người đồng cấp Mỹ Esper trong lễ đón tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam sáng 20/11. Ảnh: Giang Huy.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Randall Schriver hôm 9/10 cho hay qua chuyến thăm này của ông Esper, Việt Nam và Mỹ sẽ đưa ra nhiều hoạt động, chương trình cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, phù hợp với quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ.
Hợp tác quốc phòng giữa hai nước gần đây không ngừng gia tăng. Việt Nam năm 2017 tiếp nhận tàu tuần tra lớp Hamilton của Tuần duyên Mỹ và biên chế vào Cảnh sát biển. Trong năm ngoái và năm nay, Mỹ cũng chuyển giao tổng cộng 12 xuồng tuần tra Metal Shark cho Cảnh sát biển Việt Nam. Ngoài ra, hãng Boeing đã được giao hợp đồng chế tạo 6 UAV ScanEagle cho Việt Nam.
Trước khi đến Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper đã thăm Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines từ ngày 13/11.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, phải, và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper gặp gỡ sáng nay tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
Trong họp báo sau cuộc gặp với người đồng cấp Philippines Delfin Lorenzana ngày 19/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper cho hay việc thực thi các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông là nhằm gửi đi thông điệp rõ ràng rằng mọi quốc gia đều nên tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong năm nay Mỹ đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải nhiều hơn 20 năm qua.
“Thông điệp mà chúng tôi đang cố gửi gắm không phải là phản đối bản thân Trung Quốc, mà là chúng tôi ủng hộ các quy định, luật pháp quốc tế và muốn Trung Quốc cũng tuân thủ chúng. Hợp tác hành động là cách tốt nhất để thể hiện thông điệp đó và buộc Bắc Kinh đi đúng hướng”, ông Esper nói.
Trước đó, một loạt quan chức cấp cao Mỹ lên án Trung Quốc điều tàu Hải Dương 8 và tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa ở Nam Biển Đông của Việt Nam từ tháng 7/2019.
Theo Việt Anh (VNE)
Mỹ tăng cường sức mạnh tấn công ở Biển Đông bằng chiến hạm hiện đại nhất
Hải quân Mỹ tăng cường sức mạnh ở Biển Đông bằng việc triển khai hai tàu chiến đấu ven bờ lớp Independence.
Tàu tác chiến ven bờ lớp Independence của Mỹ.
Theo SCMP, sự xuất hiện của hai tàu tác chiến ven bờ cho thấy Mỹ thay đổi chiến lược từ trinh sát và răn đe sang nâng cao khả năng tấn công, các chuyên gia nhận định.
Tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords rời cảng hải quân Changi vào ngày 15.11, trong khi tàu USS Montgomery tham gia hoạt động chung với hai tàu chiến Úc trong thời gian từ ngày 6-12.11.
Cả hai tàu đều đang hoạt động ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương xây đảo nhân tạo phi pháp. Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực bằng việc xây trái phép sân bay, đưa radar, tên lửa đến các đảo nhân tạo.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 19.11 nói Mỹ sẽ tăng cường tuần tra ở Biển Đông để gửi tín hiệu đến Trung Quốc. "Mỹ cũng phản đối bất kỳ quốc gia nào đe dọa và cưỡng ép vì lợi ích quốc tế với các quốc gia khác", Esper nói trong chuyến thăm đến Philippines.
"Thông điệp mà chúng tôi đang cố gửi gắm không phải là phản đối bản thân Trung Quốc, mà là chúng tôi ủng hộ các quy định, luật pháp quốc tế và muốn Trung Quốc cũng tuân thủ. Hợp tác hành động là cách tốt nhất để thể hiện thông điệp đó và buộc Bắc Kinh đi đúng hướng", Esper nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper có chuyến thăm Philippines.
Các tàu chiến thực hiện sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải trước đây chủ yếu là tàu tuần dương tên lửa hoặc tàu khu trục. Nhưng tàu tác chiến ven bờ có ưu thế đặc biệt trong khu vực, theo Viện nghiên cứu đại dương thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tàu tác chiến ven bờ của Mỹ có thể tiếp cận gần hơn ở vùng nước nông, tại các rạn san hô Trung Quốc xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu đạt tốc độ tối đa tới 50 hải lý cũng tạo ra ưu thế đáng kể.
Nhờ thiết kế dạng module, các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ có thể nhanh chóng thay thế vũ khí tùy thuộc mục đích chiến đấu, từ chống hạm sang chống hầm hoặc phòng không.
Hồi tháng 10, các tàu chiến ven bờ của Mỹ đã phóng thử tên lửa chống hạm tầm bắn 185km ở khu cực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Sự xuất hiện của các tàu tác chiến ven bờ thay đổi chiến lược của hải quân Mỹ ở Biển Đông, nâng cao khả năng "tấn công trước những nguy cơ xung đột tiềm tàng", báo cáo viết.
Tuy vậy, chuyên gia quân sự Hong Kong Song Zhongping nói điểm yếu của các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ là giáp mỏng và không có khả năng tàng hình. "Trung Quốc có thể đáp trả bằng việc đưa thêm các tên lửa chống hạm, máy bay hoặc thậm chí là tàu sân bay".
Song nói Mỹ cũng có thể đang muốn thúc đẩy việc bán tàu tác chiến ven bờ cho các đồng minh trong khu vực.
Theo danviet.vn
Vì sao Mỹ - Hàn Quốc bất ngờ hủy tập trận chung? Một nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên đã đổ lỗi cho Mỹ về việc đã "ném nước lạnh" vào các cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng. Bình Nhưỡng đã không ngừng phản đối các cuộc tập trận chung của Mỹ - Hàn. Ảnh: Reuters Vào ngày Chủ Nhật, Mỹ và Hàn Quốc đã công bố sẽ hủy đợt tập trận chung...