Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Sẽ can dự lâu dài ở khu vực và biển Đông
Bộ trưởng Carter khẳng định chiến lược cân bằng tại châu Á của Mỹ gồm rất nhiều thứ chứ không chỉ là các chiến dịch tuần tra tự do lưu thông hàng hải. Đó là một chương trình tổng thể thúc đẩy các hoạt động ngoại giao, kinh tế cũng như quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.
Chiến lược cân bằng của Mỹ ở châu Á không phải là một ngày một bữa, mà là chiến lược dài hạn, tạp chí Defense One (Mỹ) dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trước các thủy thủ tại ĐĐH Chiến tranh hàng hải (Mỹ) ngày 25-5.
Ông cho rằng các hành động và phản ứng qua lại giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông là một phần trong bức tranh tổng thể căng thẳng hai bên ở khu vực và sẽ chỉ chấm dứt khi Trung Quốc thay đổi. Mà theo ông Carter, sự thay đổi của Trung Quốc là chắc chắn sẽ xảy ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu trước các thủy thủ tại ĐH Chiến tranh hàng hải (Mỹ) ngày 25-5. Ảnh: DEFENSE ONE
Phát biểu trước các thủy thủ tại căn cứ tàu ngầm New London ở bang Connecticut (Mỹ) trước đó, Bộ trưởng Carter cho biết các cuộc tuần tra của tàu chiến và máy bay Mỹ trên biển Đông gần đây chỉ là phần dễ nhìn thấy nhất trong kế hoạch lớn của Mỹ.
Video đang HOT
“Chiến lược cân bằng tại châu Á gồm rất nhiều thứ chứ không chỉ là các chiến dịch tuần tra tự do lưu thông hàng hải. Đó là một chương trình tổng thể thúc đẩy các hoạt động ngoại giao, kinh tế cũng như quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”.
“Mỹ sẽ di chuyển sức mạnh đến châu Á, sẽ hiện đại hóa sức mạnh Mỹ ở châu Á. Các hoạt động tập trận song phương và đa phương, cũng như phát triển quan hệ đối tác quân sự với các nước trong khu vực là một phần trong chiến lược này của Mỹ. Tất cả hạng mục trong chiến lược này đều nhằm duy trì hòa bình và ổn định lâu dài ở châu Á-Thái Bình Dương”.
Giải thích về các cuộc tuần tra hàng hải, Bộ trưởng Carter cho biết: “Mỹ thực hiện tuần tra khắp thế giới chứ không riêng ở đâu, không nhắm riêng vào nước nào. Trên biển Đông không chỉ có Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nếu gọi các cuộc tuần tra của Mỹ là thách thức tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, thì Mỹ không chỉ thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà thách thức cả tuyên bố chủ quyền của các nước khác”.
Bộ trưởng Carter cũng cho rằng các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông nên được giải quyết theo hướng hòa bình chứ không phải bằng quân sự, bằng cưỡng ép.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Đặc nhiệm "tìm diệt IS" của Mỹ đến Iraq
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 13-1 thông báo một lực lượng mới chuyên trách các hoạt động đặc biệt của Mỹ đã đến Iraq để chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ông Carter tiết lộ việc triển khai lực lượng trên trong một bài phát biểu trước binh lính Mỹ nhằm nhấn mạnh những nỗ lực chống IS của nước này tại Iraq và Syria.
"Lực lượng viễn chinh đặc nhiệm tôi công bố trong tháng 12-2015 đã đến nơi và đang chuẩn bị làm việc với người Iraq để tiêu diệt các chỉ huy và tay súng thánh chiến của IS" - ông Carter tuyên bố tại Fort Campbell, bang Kentucky.
Binh lính Iraq trong một đợt huấn luyện Ảnh: REUTERS
Đây là hoạt động tăng cường quân lực mới nhất của Mỹ nhằm gây áp lực quân sự lên IS dù lực lượng đặc nhiệm mới triển khai đến Iraq chỉ 200 người. Bài phát biểu của ông Carter còn nhấn mạnh những tiến bộ của lực lượng Iraq, bao gồm việc giành quyền kiểm soát thành phố Ramadi và sự tiến bộ của quân nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn ở Syria.
Ông Carter cũng sẽ triển khai thêm 1.800 lính thuộc Sư đoàn 101 đến Iraq trong vài tháng tới. Phần lớn trong số này sẽ tham gia huấn luyện lực lượng Iraq và người Kurd.
Trước chỉ trích của Đảng Cộng hòa cho rằng chiến lược tiêu diệt IS của Tổng thống Barack Obama là thiếu sót và không hoàn thiện, ông Carter nói ông sẽ đến Paris - Pháp vào tuần tới để gặp bộ trưởng quốc phòng 6 nước (Pháp, Anh, Úc, Đức, Ý, Hà Lan) và bàn về cuộc chiến chống IS.
Tuy nhiên, Úc vừa lên tiếng từ chối yêu cầu của Mỹ về việc bổ sung lực lượng cho cuộc chiến chống IS ở Trung Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Maris Payne phát biểu hôm 43-1: "Úc đã xem xét lời yêu cầu. Chúng tôi tham gia vào các hoạt động không kích và đào tạo cho lực lượng an ninh Iraq. Chính phủ cũng đã thông báo với Bộ trưởng Mỹ Carter rằng đóng góp của chúng tôi sẽ vẫn như cũ".
Từ cuối năm 2014, Úc đưa máy bay chiến đấu Super Hornet, máy bay hỗ trợ và 600 lính phòng không cùng lính đặc nhiệm đến Iraq chiến đấu với IS. Năm 2015, chiến dịch của Úc mở rộng sang Syria.
H.Bình (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Lầu Năm góc cảnh báo kịch bản xung đột Mỹ -Nga Lầu Năm góc tiếp tục đưa ra lời cảnh báo chiến tranh với Nga khiến giới phân tích lo ngại về kịch bản đối đầu MỹNga đang dần hình thành Lầu Năm Góc cảnh báo nguy cơ đối đầu Nga-Mỹ Ngày 20/5, trong hội nghị quốc phòng ở Washington, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Wark cho biết, quan hệ giữa...