Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm Việt Nam
Bộ trưởng Ashton Carter dự kiến đến Việt Nam trong tháng này và thảo luận về hợp tác quân sự, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius thông báo, đồng thời cho hay Mỹ-Việt sẽ có nhiều cuộc hội đàm cấp cao để bàn về việc Trung Quốc xây đảo trái phép trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. (Ảnh: US Defense)
Bloomberg dẫn lời ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ngày 21/5 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến đến Việt Nam vào cuối tháng 5. Theo Đại sứ Ted, vấn đề hợp tác quân sự sẽ được đưa ra thảo luận trong chuyến thăm này.
Ông Osius cho hay Bộ trưởng Carter sẽ tham gia diễn đàn an ninh thường niên Đối thoại an ninh Shangri-La, một diễn đàn thường niên tổ chức tại Singapore mà các sĩ quan quân sự cấp cao của Trung Quốc cũng tham dự.
Về các chuyến thăm giữa quan chức Việt – Mỹ, ông Osius cho biết: “Chúng tôi sẽ có một số quan chức trong nội các, và có thể một chuyến thăm cấp cao hơn thế nữa từ Mỹ tới Việt Nam”.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với các cơ quan báo chí phương Tây kể từ khi nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái, Đại sứ Osius cho biết hai nước Mỹ – Việt đang tổ chức thêm nhiều cuộc hội đàm cấp cao, đặc biệt là về cách giải quyết tình trạng căng thẳng trên Biển Đông hiện nay.
“Mối quan hệ Mỹ – Việt khăng khít hơn sau mỗi tuần, nếu không muốn nói là mỗi ngày. Chúng tôi thường xuyên trao đổi. Trong năm nay, sẽ có 5 hay 6 Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam sang thăm Mỹ. Về phần mình, Mỹ sẽ cử nhiều quan chức nội các và thậm chí là các quan chức ở cấp cao hơn tới Việt Nam”, Đại sứ Osius phát biểu.
Gần đây, Trung Quốc đã điều một tàu khu trục hạng nhỏ bám theo một chiến hạm tác chiến cận bờ của Mỹ khi tàu của Washington tiến gần khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Đồng thời, không quân Bắc Kinh còn phát cảnh báo xua một máy bay trinh sát Mỹ bằng sóng radio.
Video đang HOT
Mỹ và Việt Nam đều coi hành động cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông là một mối đe dọa đến lợi ích chiến lược trên Biển Đông, vùng biển có nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng.
“Điều đó khiến chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn trước kia”, Đại sứ Osius nói trong cuộc phỏng vấn ngày 21/5/ Ông cho rằng phát triển một mối quan hệ đối tác khăng khít và gắn bó sẽ đem đến lợi ích cho cả hai nước. “Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy các mối quan hệ đối tác, trong đó các đối tác của chúng tôi ngày càng có năng lực hơn”.
“Chúng tôi muốn thông qua áp lực ngoại giao để giải quyết căng thẳng Biển Đông”, Đại sứ Mỹ khẳng định. “Những bất đồng hiện nay không nhất thiết phải kết thúc bằng xung đột. Có rất nhiều cách để tránh kết cục xung đột”.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Bloomberg
Báo quốc tế đưa tin Việt Nam diễu binh mừng 40 năm thống nhất
Sự kiện Việt Nam tổ chức long trọng lễ kỷ niệm mừng 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được nhiều hãng tin, tờ báo hàng đầu thế giới đăng tải đậm nét, kèm theo những đánh giá cao về thành tựu kinh tế, xã hội những năm qua.
Hãng tin AFP ngày 30/4 đã tường thuật về cuộc diễu binh: "Việt Nam đang kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh với một lễ duyệt binh qua các đường phố của Thành phố Hồ Chí Minh".
Đội hình quân đội nhân dân Việt Nam tiến qua lễ đài (Ảnh: BBC)
"Chiến thắng 30/4 là một bước ngoặt vàng cho người Việt Nam", AFPtrích dẫn lời phát biểu của Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh trong bài phát biểu tại buổi lễ diễn ra trước Dinh Độc Lập.
"Khu vực trung tâm của thành phố trung tâm kinh tế của Việt Nam, vốn thường rất sôi động, được phong tỏa để từng đoàn binh sỹ mặc quân phục duyệt binh qua lễ đài có sự hiện diện của những lãnh đạo cấp cao nhất, trong tiếng nhạc hùng tráng.
Xe diễu hành, bao gồm một chiếc có mang chân dung lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, di chuyển chậm qua các tuyến phố, chào mừng thời khắc những chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Tổng thống của chính quyền Sài Gòn cũ - mà nay đã được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh".
Bài viết của AFP sau đó đã được nhiều tờ báo lớn khác đăng tải lại, như Aljazeera tại Trung Đông, Business Insider tại Mỹ, Inquirer của Philippines, Bưu điện Bangkok tại Thái Lan, SBS và Sky news tại Úc...
Trên trang nhất, website của đài BBC tại Anh in đậm: "Việt Nam kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh", kèm theo những bức ảnh và đoạn clip được ghi tại lễ diễu binh trước Dinh Độc Lập.
Bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong dịp kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước (Ảnh: BBC)
"Vào ngày 30/4/1975, thành phố này - mà khi đó được gọi là Sài Gòn và là thủ đô của chính quyền chính quyền Sài Gòn tại miền Nam Việt Nam - đã được các chiến sỹ Cộng Sản giành lại. Chiến thắng của quân giải phóng kết thúc cuộc chiến tranh đã khiến ít nhất 3 triệu người Việt Nam thiệt mạng, cũng như khoảng 58.000 binh lính Mỹ", BBC viết.
"Chiến thắng của quân đội miền Bắc đã thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản sau hàng thập niên chịu chiến tranh", tác giả viết, kèm khẳng định "Đây cũng là thất bại đầu tiên của một siêu cường thế giới hiện đại".
Có mặt trực tiếp tại lễ diễu binh, phóng viên của hãng thông tấn Đức DPA đã trích dẫn lời Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu chào mừng khẳng định:
"Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta. Chúng ta đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất".
Cũng đưa tin về sự kiện trên, hãng tin AP sau phần tường thuật đã điểm lại tiến trình bình thường hóa quan hệ nhanh chóng giữa Mỹ và Việt Nam cũng như mối quan hệ hợp tác ngày một chặt chẽ hơn hiện nay.
"Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995. 16.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ, trong khi Mỹ là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Kim ngạch thương mại song phương trong năm ngoái đã vượt 36 tỷ USD. Lãnh đạo hai nước vẫn duy trì những chuyến thăm cấp cao, và Việt Nam hoan nghênh hợp tác quân sự cũng như các chuyến ghé thăm của hải quân Mỹ", tác giả Margie Mason viết.
Trong khi đó, Sài Gòn xưa "nay được gọi là thành phố Hồ Chí Minh đang tràn đầy sức sống; rất nhiều những vết sẹo từ chiến tranh giờ không còn trên diện mạo thành phố. Đây là một động lực kinh tế của Việt Nam, và những dự án xây dựng mới đây cũng như đang diễn ra đã khiến bầu trời nơi này chuyển mình, với nhiều tòa cao ốc tỏa ánh đèn neon sáng lung linh về đêm".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP, BBC, AP, DPA
Ngoại trưởng G7 thảo luận về an ninh biển châu Á Nhật Bản cho biết sẽ đưa các vấn đề căng thẳng tại châu Á do những tranh chấp lãnh thổ có liên quan tới Trung Quốc ra bàn thảo tại hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7) khai mạc hôm nay 14/4 tại miền Bắc nước Đức. Những hành động gia tăng căng thẳng của Trung Quốc ở...