Bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Nhật trao đổi về chính sách an ninh mới
Những sửa đổi mới nhất trong chính sách an ninh thời hậu chiến của Nhật Bản liên quan việc thực thi quyền phòng vệ tập thể sẽ là trọng tâm cuộc hội đàm ngày 11/7 tới giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera.
Theo hãng tin Kyodo, phát biểu trước báo giới ngày 8/7, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết tại cuộc hội đàm dự kiến diễn ra tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, hai bộ trưởng sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng đối với liên minh Mỹ-Nhật, trong đó có điều chỉnh mới đây của Nhật Bản về việc thực thi phòng vệ tập thể bằng cách diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera.
Theo quan chức trên, hai bên cũng sẽ trao đổi về các đường lối chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương, trong đó nêu chi tiết vai trò của quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ theo Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.
Ngoài ra, quan chức quốc phòng hai nước cũng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Australia, cũng như các thách thức an ninh chung như mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Tuần trước, Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định thay đổi cách hiểu đối với bản Hiến pháp hoà bình liên quan đến việc thực thi quyền phòng vệ tập thể, theo đó Nhật Bản sẽ được phép thực thi quyền phòng vệ tập thể, nếu “sự tồn vong của quốc gia bị đe dọa và xuất hiện những nguy cơ rõ ràng đối với quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân.”
Video đang HOT
Thay đổi này cũng chấm dứt việc cấm Nhật Bản hỗ trợ một quốc gia hữu hảo trong trường hợp quốc gia đó bị tấn công. Ngoài ra, nó cũng nới lỏng những hạn chế về hoạt động của Lực lượng Phòng vệ (SDF) trong chiến dịch gìn giữ hòa bình do Liên hợp quốc đứng đầu và các “kịch bản vùng xám” – những tình huống bất trắc nhưng chưa đến mức bùng phát thành chiến tranh.
Chính quyền Mỹ đã hoan nghênh quyết định mang tính lịch sử này của Nhật Bản. Phó Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes đánh giá đây là một bước tiến lớn trong quan hệ liên minh giữa Washington và Tokyo, tạo điều kiện thuận lợi để Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn, với tư cách là một đối tác an ninh của Mỹ, cũng như một quốc gia có tiếng nói quan trọng trong trật tự thế giới hiện nay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel coi đây là một bước đi nhằm nâng cao vị thế của Tokyo trong đảm bảo hòa bình, an ninh tại khu vực cũng như trên toàn cầu./.
Theo NTD
Mỹ, Nhật thỏa thuận triển khai radar, máy bay giám sát Senkaku/Điếu Ngư
Ngày 3.10, các quan chức Mỹ và Nhật Bản tuyên bố sẽ phối hợp triển khai hệ radar cảnh báo sớm tên lửa và máy bay do thám không người lái để giám sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng Trung, Nhật.
Một máy bay do thám tầm cao không người lái Global Hawk của Không quân Mỹ - Ảnh: AFP
Tuyên bố được đưa ra tại cuộc họp "2 2" giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tại thủ đô Tokyo vào ngày 3.10, theo hãng tin AP.
Việc triển khai này dự kiến tiến hành trong năm 2014.
Hệ thống radar cảnh báo sớm X-Band thứ hai của Mỹ sẽ giúp đồng minh Tokyo tăng cường khả năng phát hiện sớm tên lửa, dự kiến lắt đặt tại khu vực bờ biển phía tây Nhật Bản.
Các quan chức Mỹ, Nhật khẳng định X-Band là nhằm để bảo vệ Tokyo trước mối đe dọa tấn công tên lửa từ CHDCND Triều Tiên, chứ không phải Trung Quốc, theo AP.
Trước đây, Mỹ đã lắp đặt Hệ thống radar cảnh báo sớm X-Band thứ nhất tại một khu căn cứ quân sự ở thành phố Kyotango (Nhật Bản).
Các quan chức Mỹ và Nhật cho biết họ sẽ tiếp tục bàn thảo chi tiết kế hoạch sản xuất tại Nhật Bản các máy bay do thám tầm cao không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ, sau cuộc họp "2 2".
Trước đó, báo chí Nhật Bản đã loan tin rằng RQ-4 Global Hawk, có thể bay suốt 30 giờ liền ở độ cao 20.000 m, sẽ được Nhật Bản triển khai trong năm 2015 nhằm tăng cường khả năng tuần tra của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài ra, Mỹ, Nhật còn thỏa thuận triển khai các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ tại Nhật Bản trong năm 2017.
Mỹ cũng sẽ triển khai máy báy chống tàu ngầm P-8 lần đầu tiên bên ngoài nước Mỹ, đưa số các máy bay này đến Nhật Bản vào cuối năm 2013.
Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, tàu và máy bay hai nước này thường xuyên "đụng độ" tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Cũng trong cuộc họp "2 2", các quan chức quốc phòng và ngoại giao Mỹ, Nhật đã cùng bàn thảo về việc "làm mới" thỏa thuận liên minh quân sự giữa hai nước nhằm đối phó với những mối đe dọa trong khu vực.
Trước đó, hôm 24.9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng tố cáo những động thái kể trên của Mỹ, Nhật (đã được báo chí Nhật loan tin từ trước) sẽ gây ra căng thẳng và bất ổn trong khu vực.
Theo TNO
Ba đại gia đua nhau 've vãn' ASEAN Các nước Mỹ, Nhật, Trung gần đây liên tục bày tỏ sự quan tâm đến ASEAN. Điều này không phải là mới, nhưng cường độ ve vuốt chưa từng có khiến người ta đặt câu hỏi: Tại sao là ASEAN và tại sao là lúc này? Dưới đây là ý kiến của Dylan Loh, thạc sĩ về quan hệ quốc tế thuộc trường...