Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gác lại bất đồng trong chuyến thăm Trung Quốc
Các điểm bất đồng sẽ được tránh đề cập trong chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đến Trung Quốc trong tuần này – theo SCMP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis thăm Trung Quốc từ ngày 26-28.5. Ảnh: AP
Phát biểu với phóng viên trên máy bay hôm 24.6, ông Mattis tránh bất cứ chỉ trích cứng rắn nào với Trung Quốc như ông từng nói trong thời gian gần đây.
Thay vì thế, ông Mattis nhấn mạnh rằng, ông sẽ tập trung vào các vấn đề an ninh chiến lược trong đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Theo các quan chức, một chủ đề chính của cuộc thảo luận vào cuối tuần này là vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và vai trò của Bắc Kinh – đồng minh có quan hệ lâu dài với Bình Nhưỡng.
“Tôi muốn đến Trung Quốc để đối thoại. Tôi không muốn ngay lập tức đặt ra những kỳ vọng nhất định về những gì họ định nói. Tôi muốn đến đó để lắng nghe” – tờ SCMP dẫn lời ông Mattis.
Video đang HOT
Sự thay đổi của ông Mattis theo hướng ngoại giao hơn phản ánh sự thừa nhận của chính quyền Mỹ về ảnh hưởng quan trọng của Trung Quốc đối với Triều Tiên, trong bối cảnh các cuộc đàm phán đang tiếp diễn để Bình Nhưỡng từ bỏ hạt nhân.
Một quan chức của Mỹ cho biết, mặc dù ông Mattis sẵn sàng bày tỏ quan điểm của Washington về việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và những mâu thuẫn khác, song ông chủ Lầu Năm Góc không muốn bắt đầu đối thoại bằng “kích thích”. Thay vào đó, mục tiêu của chuyến thăm là có các cuộc đàm phán chất lượng cao hơn về mối quan hệ quân sự giữa hai nước.
Tuy nhiên, tháng trước, ông Mattis bất ngờ rút lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC ở Thái Bình Dương, để phản ứng việc Bắc Kinh đưa vũ khí đến các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Vài ngày sau đó, ông Mattis công khai đe dọa “hậu quả lớn hơn trong tương lai” nếu quân sự hóa tiếp tục thực hiện.
Nhưng lần này đối với ông Mattis, Triều Tiên sẽ là chủ đề chính trong các cuộc đối thoại với giới chức cao cấp Trung Quốc – theo nhận định của SCMP. Trong khi Washington muốn Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình để củng cố đàm phán phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng, thì Mỹ cũng muốn Trung Quốc duy trì cam kết thực thi trừng phạt chống Triều Tiên, như một phần của chiến dịch gây áp lực.
Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Mattis tới Trung Quốc đại lục, kể cả với tư cách cá nhân và trên cương vị bộ trưởng quốc phòng. Lần gần nhất một ông chủ Lầu Năm Góc tới Trung Quốc là chuyến thăm của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel vào tháng 2.2014.
SONG MINH
Theo Laodong
Tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển, Đài Loan xuất kích máy bay
Đài Loan đã tung máy bay và tàu hải quân khi 2 tàu chiến của Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan, dấu hiệu căng thẳng mới nhất giữa hai bên.
Trang The South China Morning Post hôm 23-6 đưa tin cơ quan phòng vệ của Đài Loan cho biết hai tàu chiến của Trung Quốc, gồm một tàu khu trục Type 052C và tàu còn lại là tàu khu trục nhỏ Type 054A, đã đi về hướng phía Nam của bờ biển phía Đông của hòn đảo này hôm 22-6.
Tàu khu trục Type 052C của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia
Tuyên bố của cơ quan phòng vệ Đài Loan hôm 23-6 nêu rõ các tàu Trung Quốc tiến vào biển Đông, dường như đang trong một sứ mệnh huấn luyện đường xa.
"Chúng tôi lập tức tung máy bay và tàu hải quân giám sát di chuyển của các tàu chiến (Trung Quốc) theo đúng quy định của chúng tôi" - tuyên bố cho biết.
Báo United Daily News của Đài Loan hôm 22-6 đã đưa tin các tàu khu trục Jinan và Huanggang của Trung Quốc đã đi vào eo biển Đài Loan hồi tuần trước, trong vòng vùng nhận diện phòng không của hòn đảo.
Bài báo cũng khẳng định các tàu khu trục này lưu lại gần Đài Loan hơn một tuần trước khi di chuyển về hướng biển Đông hôm 22-6.
Diễn biến trên nổi lên giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis chuẩn bị tới Trung Quốc vào tuần tới và eo biển Đài Loan nhiều khả năng là một trong những vấn đề dẫn đầu chương trình nghị sự.
Hôm 22-6, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã nói với các học giả từ một tổ chức nghiên cứu ở Washington rằng sức ép của Bắc Kinh chính là nguyên nhân cho sự căng thẳng leo thang tại eo biển Đài Loan. Bà cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ để nỗ lực chống lại sức ép từ Đại lục.
Lầu Năm Góc được cho là đang cân nhắc triển khai tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan và tăng cường các thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan sau khi không quân Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận xung quanh hòn đảo này với sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược H-6K của Bắc Kinh.
Hồi đầu tháng, Viện Mỹ tại Đài Loan, nơi được coi như đại sứ quán trên thực tế của Mỹ tại hòn đảo này, đã được khai trương bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Theo Đỗ Quyên (SCMP (Người lao động))
Chuyến đi giữa lúc căng thẳng của ông chủ Lầu Năm Góc tới Trung Quốc Chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tới Trung Quốc vào tuần tới diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang ở trong trạng thái căng thẳng liên quan tới vấn đề Đài Loan và tình hình Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore. (Ảnh:...