Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến châu Âu lôi kéo đồng minh chống Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 22/6 bắt đầu chuyến thăm quan trọng đến châu Âu trong bối cảnh quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng.
Một trong những mục tiêu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến châu Âu lần này là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của các nước thành viên NATO trong cuộc đối đầu với Nga.
Chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm châu Âu của ông Carter là thành phố Berlin của Đức. Tại đây, ông Carter sẽ kêu gọi Đức gia tăng vai trò an ninh của mình trên thế giới. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Berlin trong gần một thập kỷ qua và ông Carter sẽ có bài phát biểu tại đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: AP
Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến thành phố Talinn của Estonia để gặp các bộ trưởng quốc phòng Estonia, Lithuania và Latvia, 3 nước đang kêu gọi triển khai quân NATO thường trực trên lãnh thổ của mình.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Mỹ cũng muốn nhân cuộc khủng hoảng Ukraine để gia tăng sức ép đối với các đồng minh châu Âu, đảo ngược xu hướng giảm chi tiêu quốc phòng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Mỹ từ lâu đã kêu gọi các nước thành viên NATO tăng cường đầu tư cho quốc phòng. Tuy nhiên, lời kêu gọi này của Mỹ không nhận được sự hưởng ứng từ các nước thành viên NATO do một số nước đang đối mặt với khó khăn kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ với Nga sau khủng hoảng Ukraine đã khiến nhiều nước thành viên NATO, đặc biệt các nước như Đức, Ba Lan và vùng Baltic lo ngại. Chính vì vậy, trong chuyến thăm tới châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ lặp lại những yêu cầu này và chắc chắn đề nghị của ông Carter sẽ không bị bỏ qua.
Phát biểu trước thềm chuyền thăm, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cũng bày tỏ hy vọng, Mỹ sẽ sớm quyết định trong vài tuần tới liệu có triển khai trang thiết bị quân sự hạng nặng tới Ba Lan hay không.
Ông Tomasz Siemoniak nói: “Quyết định thuộc về phía Mỹ và chúng tôi mong muốn Mỹ triển khai trang thiết bị quân sự. Chúng tôi nghĩ rằng những dự án này sẽ tăng cường an ninh đáng kể cho Ba Lan cũng như lá chắn chống tên lửa tại Redziko. Tôi đã có các cuộc thảo luận và có sự xác nhận chắc chắn về thời hạn chót năm 2018, điều đó có nghĩa là hoạt động xây dựng sẽ bắt đầu vào năm tới”.
Nga và Mỹ gần đây cũng liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn, nghi ngờ đối thủ phát triển và chuẩn bị triển khai các hệ thống tên lửa bị cấm. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ bổ sung ít nhất 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho kho vũ khí hạt nhân của nước này trong năm nay.
Trong khi đó, Mỹ tuyên bố sẵn sàng chuyển vũ khí hạng nặng như xe tăng đến các quốc gia Đông Âu sát sườn Nga. Những bước đi của hai bên cho thấy đang diễn ra một cuộc đua vũ trang ngầm giữa hai quốc gia này
Video đang HOT
Mặc dù vậy vẫn có nhiều cảnh báo ở Mỹ về hậu quả trong cuộc đối đầu với Nga. Nếu Mỹ gửi vũ khí cho Ukraine như một số thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội thúc giục, điều này có thể tạo cho Nga một cái cớ để phản ứng với bước đi của Mỹ, dẫn đến một vòng xoáy leo thang mới.
Chính vì vậy, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul, Washington cần tính đến một giải pháp ngoại giao nếu muốn tránh rơi vào một cuộc xung đột với Nga, có thể không giải quyết được trong vài tuần hoặc vài tháng, mà thách thức này sẽ mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ./.
Theo VOV
Trung Quốc đang tìm cách xua khéo Mỹ khỏi Biển Đông?
Nhắc đến triển vọng thúc đẩy kim ngạch thương mại Mỹ- Trung lên hơn 500 tỷ USD, Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ để Bắc Kinh "rảnh tay" trên Biển Đông.
Lợi lớn vẫn không che hết được mọi bất đồng
Phát biểu trong chuyến công du tới Mỹ hồi cuối tuần qua, Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã gợi mở rằng: "Vấn đề Biển Đông chỉ là vấn đề rất nhỏ trong mối quan hệ Mỹ- Trung và cả hai bên cần phải tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn trong khu vực và trên thế giới".
Sự "bằng mặt mà không bằng lòng" của ông Phạm Trường Long (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter. (Ảnh: AP)
Theo các chuyên gia, thông điệp mà ông Phạm muốn gửi gắm đến Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và giới chức Mỹ bao gồm 2 vế khá rõ ràng:
Một là, Mỹ cần phải cân nhắc xem liệu có nên để căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Trung gây ảnh hưởng đến lợi ích to lớn mà mối quan hệ này mang lại.
Hai là, Mỹ hoàn toàn có thể "tạm lờ" đi vấn đề Biển Đông bởi Mỹ đang phải "bao đồng" nhiều chuyện khác cũng "đau đầu" không kém như cuộc khủng hoảng Ukraine, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và hòa bình Trung Đông.
Như vậy, ông Phạm đã chuyển tải thông điệp "răn đe ngầm" của Trung Quốc đến Mỹ trong lớp vỏ của "hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế và quốc phòng".
Với chiến lược "cây gậy và củ cà rốt" này, giới chức Trung Quốc tự tin cho rằng, Mỹ dù muốn hay không cũng sẽ phải xuống thang bởi với tư cách là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và cũng là đối tác thương mại hàng đầu của nhau, sự "va chạm" Mỹ- Trung dù là rất nhỏ cũng "gây ra những thảm họa khôn lường", như lời Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố năm 2014.
Tuy nhiên, đáp lại Trung Quốc lại là những lời răn đe mạnh mẽ hơn từ phía Mỹ và các đồng minh. Điều này cho thấy Biển Đông là xương sống, là yếu tố then chốt trong chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ và dù có vấp phải khó khăn đến đâu, giới chức Mỹ cũng không để Trung Quốc "làm mưa làm gió" trên Biển Đông.
Ngay trong buổi tiếp ông Phạm Trường Long, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã ngay lập tức có những tuyên bố phủ đầu, bất chấp những quy tắc về ngoại giao.
Ông Carter đã kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay việc cải tạo các bãi đá trên Biển Đông cũng như việc quân sự hóa các tranh chấp trong khu vực. Ông Carter cũng kêu gọi Trung Quốc và các bên liên quan theo đuổi một giải pháp hòa bình theo khuôn khổ của luật pháp quốc tế cho các tranh chấp trên Biển Đông.
Như vậy, thông điệp mà ông Carter gửi đến Trung Quốc cũng rất rõ ràng, Mỹ coi trọng lợi ích khi hợp tác với Trung Quốc nhưng không thể để mặc Trung Quốc thực thi những hành vi phi pháp ở Biển Đông làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
Philippines, Malaysia cũng "khó chịu ra mặt" với Trung Quốc
Thái độ của Mỹ đã được Philippines tiếp nhận một cách tích cực và trong những ngày qua, Philippines liên tục có gia tăng lời lẽ chỉ trích Trung Quốc cũng như vạch ra những sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ở trong nước, Philippines chiếu phim tài liệu về chủ quyền biển đảo của nước này nhằm tăng cường hiểu biết và sự ủng hộ của người dân đối phó với tham vọng của Trung Quốc.
Còn trên trường quốc tế, đại diện của Philippines tại Liên Hợp Quốc, bà Lourdes Yparraguirre cũng không ngần ngại tố cáo các hoạt động cải tạo bãi đá phi pháp của Trung Quốc không chỉ vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà còn vi phạm Tuyên bố ASEAN- Trung Quốc về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, Công ước về Đa dạng sinh học, và Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật nguy cấp (CITES).
Nguy hiểm hơn, theo bà Yparraguirre, hành động nạo hút cát, bồi đắp các bãi đá ở Biển Đông còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trong khu vực và gây ra hệ lụy không thể đo đếm hết được.
Hành động cải tạo các bãi đá ở Biển Đông của Trung Quốc khiến Mỹ và các nước trong khu vực hết sức quan ngại. (Ảnh CSIS)
Ngoài ra, bà Yparraguirre cũng khẳng định, Trung Quốc dùng ưu thế về sức mạnh quân sự của mình để o ép các nước khác nhằm tạo sự đã rồi ở Biển Đông và từng bước hợp thức hóa yêu sách đường 9 đoạn phi lý của mình.
Tuy nhiên, nếu như việc Philippines lên án Trung Quốc là điều dễ hiểu thì sự chỉ trích của Malaysia lại khiến Trung Quốc phải giật mình.
Malaysia lâu nay vốn thường duy trì một phương pháp tiếp cận "ẩn mình", không quyết liệt và mạnh mẽ như các nước khác trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Hơn thế nữa Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia và Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại song phương hàng năm giữa hai nước đã vượt mốc 100 tỉ USD và dự kiến đạt 160 tỉ USD vào năm 2018.
Việc lên án mạnh mẽ Trung Quốc được cho là chẳng đem lại gì cho Malaysia trong khi có thể đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế vốn phụ thuộc chủ yếu vào đối tác này.
Tuy nhiên, những động thái leo thang căng thẳng kéo dài của Trung Quốc từ năm 2013 đến nay trên Biển Đông, nhất là tại các khu vực mà Malaysia có chủ quyền hợp pháp như bãi cạn James, khiến nước này không thể nín nhịn mãi.
Hơn thế nữa, Malaysia đã cảm nhận được sự ủng hộ từ phía Mỹ. Điều này khiến Malaysia dù vẫn thận trọng nhưng "đã dám lên tiếng mạnh mẽ hơn".
Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Hamzah Zainuddin lên án mạnh mẽ yêu sách đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc
Như vậy, những lợi ích lớn trong mối quan hệ thương mại của nhiều nước trong khu vực và cả Mỹ với Trung Quốc cũng không thể che mờ một thực tế rằng những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông là rất đáng lo ngại, buộc các nước phải có những hành động đáp trả thích đáng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng tuyên bố: "quyết tâm bảo vệ lợi ích của đất nước là cứng rắn hơn đá". Đây có lẽ cũng là phương châm hành động của các nước khác nhằm đối phó với tham vọng của Trung Quốc./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Trung Quốc muốn áp đặt cả thế giới vào "sự đã rồi!" Bất chấp chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ xây đảo nhằm biến tất cả thành "sự đã rồi". Mỹ phản đối, tướng Trung Quốc khăng khăng giữ quan điểm Ngày 11-5, trong cuộc gặp gỡ với Thượng tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng...