Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từ chức, ai có thể thay thế?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từ chức vào thời điểm chưa đầy hai năm kể từ khi ông trở thành người nắm quyền lực quân sự cao nhất của nước này. Giờ đây, người ta quan tâm ai sẽ thay thế ông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xác nhận đơn từ chức của ông Hagel và vinh danh những đóng góp của ông trong suốt thời gian 2 năm tại vị chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel.
Ông Hagel năm nay 68 tuổi, từng là cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam và cựu Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa.
Hồi tháng trước, từng có các báo cáo cho biết ông chỉ trích gay gắt chiến lược chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo và Syria của chính phủ Mỹ. Theo dự kiến, ông Hagel sẽ tiếp tục tại vị cho đến khi chính quyền của Tổng thống Obama tìm được người kế nhiệm.
Hiện nay, giới chính trị gia của Mỹ đang bình luận về việc ai có thể thay thế cho ông Chuck Hagel ở chức vị “khó nhằn” trong giai đoạn hiện nay.
Tờ The Washington Post có nêu ra 3 cái tên tham khảo, và sau đây là thông tin của 3 ứng viên tiềm năng này:
Michele Flournoy
Bà Michele Flournoy.
Một trong những cái tên ngay lập tức được nhắc đến là Michele Flournoy. Bà từng là Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách từ tháng 2/2009 đến tháng 2/2012, khi đó Robert Gates và Leon Panetta lần lượt lãnh đạo Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
Lúc từ chức, bà cho biết muốn cân bằng lại cuộc sống cá nhân, nhưng sau đó bà vẫn hoạt động ở Washington.
Flournoy hiện là giám đốc điều hành của một Trung tâm An ninh Mỹ (CNA) mới, đóng vai trò cố vấn độc lập và được cho là hoạt động nhằm phát triển các chính sách an ninh quốc gia.
Robert Work
Robert Work hiện là một thứ trưởng Quốc phòng, và trước đây đã từng là Phó Tổng tư lệnh Hải quân Mỹ. Ông là một đại tá hải quân, từng là Giám đốc điều hành của CNA
Công việc, một đại tá về hưu biển, cũng từng là Giám đốc điều hành của CNA trước khi Thượng viện đặt ông vào vị trí hiện tại từ tháng Tư vừa qua.
Ông có tiếng là bảo thủ trong công việc, và là nhà lãnh đạo số 2 của Lầu Năm Góc. Ông có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra ngân sách Bộ Quốc phòng và điều hành một loạt các cuộc khủng hoảng trong những tháng gần đây.
Ashton Carter
Ashton Carter từng là lãnh đạo thứ 2 của Lầu Năm Góc từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2013, và từ chức sau khi không hợp với những lợi ích công việc nhìn từ phía ông Hagel.
Ông từng giám sát các nỗ lực cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc, là một nhân vật vai vế trong giới an ninh quốc gia nhiều năm liền. Ông tham gia chính quyền Obama trong năm 2009.
Ngoài ba nhân vật này, Washington Post cũng giới thiệu một số ứng cử viên khác như Thượng nghị sỹ Jack Reed, Tư lệnh Hải quân Ray Mabus, Tư lệnh Lục quân John McHugh…
Những đồn đoán sau quyết định của ông Hagel
Một quan chức giấu tên nói với hãng tin AP rằng cả ông Obama và ông Hagel đều “xác định đã đến lúc cần một lãnh đạo mới cho Lầu Năm Góc” và thảo luận về điều này trong tuần qua. Trong khi đó, tờ The New York Times lại đưa tin cho rằng Tổng thống Mỹ đề nghị ông Hagel từ chức sau khi Bộ Quốc phòng nước này thảo luận về sự ra đi của ông.
Ông Hagel là cựu nghị sỹ đảng Cộng hòa của bang Nebraska trong 12 năm. Ông đã từng chỉ trích cuộc tham chiến của Mỹ tại Iraq mặc dù vẫn bỏ phiếu cho phép tiến hành cuộc chiến.
Ông đã thay thế cho cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, tham gia vào nhiệm vụ giải giáp quân ở Afghanistan và thay đổi các chiến lược quân sự Mỹ ở châu Á.
Tuy nhiên, tương lai của chính sách quân sự Mỹ đã thay đổi trong bối cảnh các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria. “Hai năm tới sẽ yêu cầu sự tập trung hoàn toàn khác”, một quan chức giấu tên của Nhà Trắng nói trên tờ New York Times.
Các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin cho rằng đã có sự căng thẳng ngày càng tăng giữa ông Hagel và chính quyền Mỹ về các quyết định ở Syria và phong cách làm việc, trích dẫn lời những người thân cận với ông Hagel và các quan chức quốc phòng cấp cao khác.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói rằng ông biết Bộ trưởng Quốc phòng “đã thất vọng với các khía cạnh trong chính sách an ninh quốc gia của chính quyền và quá trình ra quyết định” và cho biết ông Obama cần nhận ra những “thất bại hiện hành về an ninh quốc gia hơn là thường xuyên nói dối về các chính sách sai lầm chính mình”.
Theo Infonet
Việc ông Hagel từ chức có thay đổi chính sách chống IS của Mỹ?
Trước khi từ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chỉ trích chính sách của Mỹ chống IS tại Syria.
Theo tạp chí CSM, những chỉ trích này của ông Hagel được đưa ra trong một bức thư gửi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice.
Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm góc đều cho rằng điều này không hề ảnh hưởng đến quyết định từ chức của ông Hagel.
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Mỹ nhằm vào IS tại thị trấn Kobani, Syria (Ảnh Reuters)
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc ông Hagel từ chức có thể là một tín hiệu cho thấy chính quyền của Tổng thống Obama đang lên kế hoạch thay đổi chiến lược chống IS.
Các chuyên gia khẳng định, việc các quan chức hàng đầu từ chức thường được coi là tiền đề để Tổng thống Mỹ thay đổi chính sách của mình trong bối cảnh Nhà Trắng đang phải "vật lộn" bảo vệ quan điểm của Mỹ trong cuộc đấu tranh chống IS tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, Lầu Năm góc khẳng định: "Không hề có mối liên hệ nào giữa việc thông tin ông Hagel từ chức được công bố ngày 24/11 với những chiến lược mà Mỹ đang theo đuổi để chống IS tại Iraq và Syria".
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn Đô đốc John Kirby ngày 25/11 nhấn mạnh: "Tôi sẽ không đưa ra một nhận định nào liên quan đến việc ông Hagel từ chức hay việc Mỹ có thay đổi chính sách quốc phòng hay không".
"Chiến lược chống IS hiện nay vẫn rất hiệu quả. Chúng tôi đang đạt được những bước tiến cụ thể", ông Kirby nói và cho biết các lực lượng an ninh Iraq đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vào tỉnh phía Tây Anbar nơi IS đã có những hành động tấn công tàn khốc vào các tộc người Sunni tại đây.
Ông Kirby cũng cho biết, các chiến binh người Kurd cũng đang nỗ lực đánh chiếm các khu vực tại miền Bắc Iraq và họ đã thiết lập một khu vực an ninh xung quanh tỉnh Diyala, nơi có nhiều người Sunni sinh sống.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ, IS vẫn đang đẩy mạnh các chiến dịch của mình dẫn tới "tình trạng hỗn loạn ngày càng gia tăng".
Báo cáo của ISW cũng cảnh báo: "Các mối đe dọa của IS đặc biệt nghiêm trọng ở Diyala, Baghdad và cả ở tình Basra miền Nam Iraq".
Tuy nhiên, trong bức thư gửi bà Rice của mình, ông Hagel lại bày tỏ lo ngại rằng chính sách của Mỹ tại Syria lại chưa được hiệu quả như vậy. Điều này rõ ràng là mâu thuẫn với những tuyên bố mà Nhà Trắng đã đưa ra.
"Đã có những bất đồng hoặc tranh cãi về chính sách của Mỹ tại Iraq và Syria, tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc ông Hagel đệ đơn xin từ chức", ông Kirby nói.
"Việc của ông ấy là bày tỏ quan điểm của mình và không thể vì bày tỏ quan điểm đó mà ông ấy lại có thể bị mất việc", ông Kirby khẳng định.
"Bất chấp việc truyền thông muốn nói gì đi chăng nữa thì ông Chuck Hagel vẫn muốn nói với các bạn rằng chính sách mà Mỹ theo đuổi để chống lại IS ở cả Iraq và Syria là đúng đắn", ông Kirby nói: "Ông Hagel cũng nói rằng, chiến lược này sẽ luôn phải được xem xét và đánh giá lại"./.
Trần Khánh
Theo_VOV
IS hả hê ăn mừng khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ chức Phiến quân IS mau mắn nhận công trong việc "lật đổ" Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ngày 25/11, phiến quân IS đã bắt đầu hả hê ăn mừng trên mạng sau khi nghe tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel buộc phải từ chức, và những tin nhắn chúc mừng nhau đã được phiến quân gửi đi liên tục. IS...