Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từ chức
Hãng tin Reuters đưa tin ông Chuck Hagel vừa từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau gần 2 năm tại nhiệm. Vị bộ trưởng Cộng hòa duy nhất trong bộ máy Dân chủ của Tổng thống Barack Obama ra đi giữa lúc Mỹ thay đổi chiến lược đối phó với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các quan chức Nhà Trắng cho biết ông Hagel đã nộp đơn từ chức sau nhiều cuộc thảo luận với Tổng thống Obama từ đầu tháng 10/2014.
Ông Chuck Hagel được cho là không còn phù hợp với vai trò Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong tình hình hiện nay – Ảnh: AP
Theo báo chí Mỹ, căng thẳng giữa ông Hagel và bộ máy Nhà Trắng về những quyết định quân sự tại Syria đã tăng nhiệt gần đây. Thậm chí, báo The New York Times cho rằng vài tháng qua, ông Hagel gần như nhường sân cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey trong cuộc chiến chống IS.
Ông Hagel trở thành thành viên nội các đầu tiên của Tổng thống Obama “thương vong” sau thất bại của Đảng Dân chủ tại cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vừa qua. Tuy nhiên, ông vẫn giữ chức cho đến khi có người thay thế. Người kế nhiệm ông Hagel vẫn đang trong vòng suy đoán. Sáng giá nhất phải kể đến cựu Thứ trưởng Quốc phòng Michèle Flournoy, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jack Reed và một cựu Thứ trưởng Quốc phòng khác – ông Ashton B. Carter.
Năm nay 68 tuổi, ông Hagel từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam. Ông có 12 năm làm thượng nghị sĩ đại diện bang quê nhà Nebraska trước khi trở thành bộ trưởng quốc phòng thay ông Leon Panetta vào năm 2013.
Theo Mỹ Nhung (Người lao động)
Video đang HOT
Cuộc chiến chống IS: Đường lối Cộng hòa đang lộ diện
Lầu Năm Góc tuyên bố đang cân nhắc việc đưa bộ binh tham chiến trong cuộc chiến chống IS, bất chấp những chiến thắng liên tiếp của quân đội Iraq.
Obama đang đầy mâu thuẫn
Ngày 13/11/2014, Lầu Năm Góc phát đi một tín hiệu cho thấy Mỹ ngày càng dấn sâu vào cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria. Tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ, trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện cho biết:
"Những nhà chiến lược của Lầu Năm Góc đang cân nhắc đến phương án sử dụng bộ binh tại Trung Đông. Hiện tại chúng tôi chưa thể đưa ra những con số cụ thể, tuy nhiên sẽ là một con số khiêm tốn, không phải 150.000 quân như thời kỳ chiến sự năm 2003 - 2011."
Lầu Năm Góc cũng đưa ra rất nhiều số liệu cho thấy cục diện cuộc chiến chống IS mà Mỹ đang theo đuổi ngày càng có chiều hướng... bi quan. Trước mắt về tương quan lực lượng, Mỹ cần giúp Iraq xây dựng một lực lượng biết chiến đấu với khoảng 80.000 tay súng mới có thể cân bằng được lực lượng với IS và có cơ hội giành lại những vùng lãnh thổ đã mất.
Thứ hai, về mặt tài chính, Mỹ đã xác định trước mắt sẽ mất khoảng 5,6 tỷ USD cho cuộc chiến này trong năm tài khóa 2015. Trong đó, 3,4 tỷ USD cho các hoạt động quân sự và 1,6 tỷ USD giúp huấn luyện và trang bị cho quân đội Iraq.
Lính Mỹ huấn luyện cho quân đội Iraq
Đồng thời, Tổng thống Obama cũng chấp thuận cho việc nâng tổng số nhân viên quân sự trên đất Iraq lên 3.000 người, thực hiện các nhiệm vụ cố vấn, huấn luyện cho quân đội Iraq.
Cả Tướng Dempsey và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đều thừa nhận: "Cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria là khó khăn và lâu dài, có thể kéo dài trong nhiều năm. Và quân đội kêu gọi sự kiên nhẫn chiến lược của Quốc hội."
Thật khó để Quốc hội Mỹ có thể kiên nhân, bởi những con số thực tế đã cho thấy nó mâu thuẫn với những gì Tổng thống Obama vừa tuyên bố.
Ngày 9/11, ông Obama đã nói rằng cuộc chiến chống IS đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên và bắt đầu tới gian đoạn tấn công. Washington đã xây dựng được một chính quyền Iraq đáng tin tưởng và một quân đội có khả năng chiến đấu.
Quân đội Iraq cũng đã có những chiến thắng đáng nêu tên, như việc giành lại thị trấn chiến lược Beiji hay lực lượng người Kurd đang làm khó IS ở Kobani dường như đã minh chứng cho điều Tổng thống Obama tuyên bố. Thậm chí, người ta đã có thể tự cho mình những suy nghĩ đầy lạc quan rằng cuộc chiến lần này sẽ trở thành một chiến thắng vẻ vang cho nước Mỹ.
Tuy nhiên, số tiền phải chi ra cho hoạt động quân sự năm tài khóa 2015 và khả năng Mỹ phải đưa bộ binh tham chiến ở đây đã khiến những tuyên bố của ông Obama trở nên mâu thuẫn. Nếu Iraq thực sự Iraq đáng tin tưởng như vậy, và cuộc chiến đang đi đúng kế hoạch, thì vì sao bộ binh vẫn cần xuất hiện, trong khi ngay từ khi tuyên chiến, Tổng thống Mỹ đã phải khẳng định nhiều lần về việc nói không với bộ binh.
Tiếp đến, nếu quân đội Mỹ đặt chân đến đất Iraq và chiến đấu sống còn với IS, Tổng thống Obama đã mâu thuẫn với chính mình. Bởi trong chiến dịch tranh cử, cũng như với giải Nobel Hòa bình, ông Obama luôn duy trì quan điểm "kết thúc mọi cuộc chiến tại nước ngoài."
Tướng Martin Dempsey (bên phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định chống IS sẽ là một cuộc chiến lâu dài
Chưa kể đến việc với không kích, Mỹ hoàn toàn có thể rút chân ra khỏi cuộc chiến này bất kỳ lúc nào. Nhưng với bộ binh, khả năng cao Washington sẽ lại sa lầy vào những năm tháng chiến tranh kéo dài triền miên. Trong bối cảnh nước Mỹ đang thắt chặt chi tiêu, việc theo đuổi một cuộc chiến là hành động đầy tính mạo hiểm.
Phe Cộng hòa hay Tổng thống Mỹ đang chỉ đạo?
Một điều phải nhấn mạnh, Obama là người thuộc Đảng Dân chủ, và kiên quyết theo đuổi quan điểm phi tham chiến, phi tác chiến mặt đất trong bất kỳ điểm nóng nào trên thế giới. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ của ông Obama không còn chiếm thế thượng phong khi Quốc hội lưỡng viện đã vào tay đảng Cộng hòa do đạt được chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 4/11 vừa qua.
Điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ sẽ phải chung sống với một quốc hội đối lập trong 2 năm tới. Tình thế này buộc những người Dân chủ phải đối thoại, thương lượng với người Cộng hòa để tìm kiếm những sự đồng thuận về một dự luật hay chính sách nào đó.
Nhiều chuyên gia quốc tế đã đánh giá, việc đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội lưỡng viện sẽ có nhiều sức ép buộc Tổng thống Mỹ phải thay đổi quan điểm về cuộc chiến chống IS. Bởi lẽ, xét về độ hiếu chiến, phe Cộng hòa vẫn được đánh giá là hiếu chiến hơn phe Dân chủ. Chiến tranh mang lại nhiều quyền lợi cho đảng Cộng hòa, đặc biệt về kinh tế.
Nhìn lại thời gian Tổng thống G.W.Bush nắm quyền từ năm 2000, cũng là thời kỳ đỉnh điểm của chiến tranh Trung Đông do Washington phát động. Tổng thống Bush là người xua quân ra hải ngoại, đó là lý do vì sao ông ta và phe Cộng hòa sau hai nhiệm kỳ bị chán ghét, và Tổng thống Obama đắc cử với sứ mệnh của người rút quân về.
Tổng thống Bush đã từng đưa tới 150.000 quân đến Iraq, với ông Obama điều này sẽ không xảy ra. Nhưng nếu cuộc chiến tiếp tục diễn biến theo chiều hướng bi quan như vậy, rất có thể, Tổng thống Obama buộc phải điều quân.
Đỗ Phong
Theo_Báo Đất Việt
Quân đội Mỹ đẩy nhanh cuộc chiến chống IS Ông Chuck Hagel nhấn mạnh rằng, quân đội Mỹ muốn đẩy nhanh việc chuẩn bị đào tạo, trang bị cũng như những gì cần thiết cho cuộc chiến chống IS. Kênh truyền hình PressTV của Iran ngày 17/11 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vừa khẳng định, Mỹ đang xem xét đẩy nhanh cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố...